Mô hình 4p trong marketing là mô hình nghiên cứu marketing truyền thống kinh điển, quen thuộc nhất với dân marketer. Hầu như tất cả các chiến lược marketing được thiết lập đều bắt đầu với mô hình này. Với bốn thành tố chính:
- Product (sản phẩm),
- Price (Giá cả),
- Place (Phân phối),
- Promotion (Xúc tiến hỗn hợp),
Mỗi người làm marketing cần nghiên cứu và điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường.
Product: Sản phẩm
Chân dung khách hàng (giới tính, lứa tuổi, sở thích, môi trường sống, thói quen, hành vi tiêu dùng…) sẽ quyết định đến xu hướng lựa chọn sản phẩm của họ. Công việc này cũng là tiền đề để thực hiện những P sau (giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp) tốt hơn.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm, các nhà làm marketing cũng cần quan tâm đến những yếu tố như chức năng, bao bì đóng gói, nhãn hiệu, hỗ trợ cài đặt/sử dụng, bảo hành…để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về sản phẩm. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn thuộc lứa tuổi teen, bao bì đóng gói nên lựa chọn những màu sắc tươi sáng trẻ trung, bắt mắt thay vì màu tối dành cho lứa tuổi trung niên.
Ngoài ra, việc nghiên cứu và phát triển, cải tiến sản phẩm/dịch vụ liên tục cũng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp. Vì nhu cầu của khách hàng luôn biến động theo thời gian và hoàn cảnh, đơn vị nào nhạy bén và có sản phẩm thỏa mãn được nhanh chóng thì sẽ chiến thắng.
Price: Giá cả
Chiến lược về giá rất quan trọng trong mô hình marketing mix. Đây cũng là một thách thức với doanh nghiệp trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay.
Nghiên cứu giá bán của đối thủ và khả năng chấp nhận của người tiêu dùng là một trong những công việc cần làm. Việc định giá chính xác sẽ giúp thúc đẩy doanh số cũng như đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có nhiều cách định giá có thể áp dụng: định giá dựa trên chi phí, định giá theo thị trường, định giá theo nhu cầu khách hàng, định giá dựa trên yếu tố tâm lý, định giá theo thời vụ….
Một số chính sách giá các marketer cần lưu ý đó là: chiết khấu cho khách hàng dựa trên khối lượng, số lượng mua hàng; giảm/tăng giá; khuyến mãi…Cuộc chiến về giá cũng không còn quá xa lạ với các doanh nghiệp.Tuy nhiên các nhà chiến lược marketing cũng cần rất thận trọng trong yếu tố này, cuộc chiến giá cả chưa bao giờ là sự lựa chọn lâu dài.
Có thể tại một thời điểm muốn phủ sóng thương hiệu hoặc xả hàng tồn kho thì việc giảm giá để tăng khả năng tiếp cận của sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu là rất tốt. Nhưng về lâu dài việc giảm giá liên tục sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
Nếu bạn định vị một thương hiệu giá rẻ – điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng một thương hiệu cao cấp hoặc bậc trung thì không bao giờ có những sản phẩm/dịch vụ giá luôn luôn thấp cả.
Vì quan niệm của người tiêu dùng luôn là “tiền nào của nấy”, mặc dù họ vẫn thích những món hời, nhưng vẫn có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua những sản phẩm cùng loại vì định vị thương hiệu. Vì thế hãy phân tích thật kỹ sản phẩm và insight khách hàng để đưa ra một mức giá phù hợp nhé.
Place: Phân phối
Khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu? Hệ thống phân phối thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng là một trong những nhân tố cạnh tranh quan trọng trong nền kinh tế hiện đại.
Khi mạng lưới phân phối của đối thủ đã bủa vây mọi khu vực xung quanh nơi sinh sống của khách hàng, sản phẩm của bạn đang ở đâu trong cuộc sống của họ? Đến đây việc nghiên cứu chân dung khách hàng ở bước 1 lại phát huy tác dụng.
Ngày nay, để xây dựng một hệ thống phân phối toàn diện, các nhà làm marketing không chỉ cần nghiên cứu về khu vực và môi trường sống thực tế của đối tượng mục tiêu, mà còn cần nghiên cứu cả “môi trường sống online” của họ nữa.
Điều này sẽ được GEM chia sẻ kỹ hơn trong mô hình digital marketing. Hãy nghiên cứu xem hành vi tiêu dùng của khách hàng mục tiêu như thế nào? Họ thường mua sắm ở siêu thị hay các cửa hàng bán lẻ? Thói quen tiêu dùng của họ là gì? Họ thường tìm kiếm thông tin gì trên mạng internet? Họ thường vào những website nào để tìm hiểu thông tin?….
Dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu mà không có một mạng lưới phân phối tốt thì cũng rất khó để thành công. Luôn tìm ra những ý tưởng cải tiến để mang lại sự thuận tiện nhất cho khách hàng trong việc mua sắm sản phẩm, tạo ra những trải nghiệm mới tuyệt vời là thách thức của các nhà làm marketing. Dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu mà không có một mạng lưới phân phối tốt thì cũng rất khó để thành công.
Promotion: Xúc tiến hỗn hợp
Đây là chữ P rất quan trọng trong mô hình marketing 4p. Xúc tiến hỗn hợp là cách đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng như thế nào? Làm thế nào để họ biết đến sự tồn tại và những lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ mang lại? Giữa hàng trăm hàng nghìn sản phẩm tương tự trên thị trường, làm thế nào để sản phẩm của mình nổi bật và để lại ấn tượng in sâu vào tâm trí khách hàng?
Tất cả những điều đó là công việc của một marketer. Những vũ khí về quảng cáo, PR, truyền thông, bán hàng…sẽ là những công cụ đắc lực phục vụ cho công việc này. Đây là chữ P rất quan trọng trong mô hình marketing 4p.
- Trang chủ
- Marketing tổng thể
- SEO
- Thiết kế Website
- VPS
- Web Hosting