Telesales không đơn thuần chỉ tư vấn cho khách hàng một cách máy móc, mà nó là cả một nghệ thuật. Những kỹ năng bán hàng qua điện thoại giờ đang trở thành “vũ khí bí mật” để doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng. Vậy Telesale là gì? Mô tả công việc telesales cần có để phát triển con đường sự nghiệp ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu Telesale là gì?
1. Telesale là gì?
Nhiều người từng đặt ra câu hỏi telesale có phải đa cấp không và có nên làm telesale không. Thực chất thì Telesales là một hoạt động dịch vụ mà bạn sử dụng để bán sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp cho khách hàng trực tiếp qua điện thoại. Trong Telesales, toàn bộ quá trình bán hàng, bao gồm cả giao dịch thanh toán, có thể được hoàn thành trong một cuộc gọi điện thoại. Người làm Telesales là các nhân viên tiếp thị qua điện thoại.
Ví dụ, việc bán một sản phẩm thứ cấp hoặc bổ sung cho khách hàng đã mua từ doanh nghiệp trong quá khứ sẽ dễ dàng hơn vì mối quan hệ giữa người mua và người bán đã được thiết lập. Doanh nghiệp cũng có thể xem xét nhắm mục tiêu những người trong danh sách liên hệ hoặc cơ sở dữ liệu trước đây để hỏi rõ nguyên nhân nào khiến khách hàng không mua sản phẩm mới.
Một lợi thế của việc sử dụng Telesales trong doanh nghiệp nhỏ là cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Telesales giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc thăm hỏi khách hàng thực tế và đối với một chủ doanh nghiệp nhỏ, điều này rất quan trọng. Liên lạc với người mua tiềm cnăng qua điện thoại giúp doanh nghiệp nói chuyện với nhiều người hơn trong một ngày, từ đó khả năng doanh số cao hơn cũng được thiết lập.
2. Mô tả công việc telesales
Khi đảm nhiệm vị trí telesales sẽ thực hiện một số công việc sau như:
- Thực hiện những cuộc gọi cho khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của công ty hiện tại đang cung cấp, bên cạnh đó tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng từ đó tư vấn và thuyết phục khách hàng chốt đơn
- Nghiên cứu rõ về các tính năng, đặc điểm những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp
- Thu thập những thông tin từ khách hàng lưu trữ vào cơ sở dữ liệu từ đó phục vụ cho việc chăm sóc khách hàng tốt hơn
- Quản lý những thông tin của khách hàng.
- Lên lịch đối với khách nếu việc tư vấn sản phẩm yêu cầu phải gặp trực tiếp
- Tìm kiếm những khách hàng mới. Nhân viên telesales không chỉ nhận database mà cũng cần chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới qua nhiều nguồn nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp
- Theo dõi cũng như báo cáo công việc của mình thường xuyên
Quy trình cơ bản của một nhân viên telesale là gì?
Một quy trình làm việc cơ bản của nhân viên Quy trình cơ bản của một nhân viên telesales có thể trải qua 7 bước chung dưới đây bao gồm:
- Bước 1: Bộ phận telesales sẽ thu thập thông tin khách hàng từ bộ phận marketing, sau đó tiến hàng phân tích, lọc thông tin khách hàng theo những tiêu chí riêng như khu vực, nhu cầu…
- Bước 2: Các nhân viên telesales sẽ tiến hành việc gọi điện cho khách hàng dựa theo những kịch bản telesales có sẵn.
- Bước 3: Việc khách hàng đồng ý gặp mặt được coi là bước đầu thành công trong việc chốt đơn sản phẩm. Các nhân viên telesales cần tìm hiểu rõ về khách hàng, nắm được việc khách muốn tìm hiểu về sản phẩm
- Bước 4: Đối với những trường hợp việc không thể thiết lập được lịch hẹn với khách hàng thì nhân viên telesales sẽ cần chuyển qua việc tạo dựng mối quan hệ thật tốt đối với khách hàng
- Bước 5: Như đã chia sẻ ở trên nếu chỉ dựa theo những thông tin mà bộ phận marketing cung cấp thì chưa đủ và để hiệu quả hơn mỗi nhân viên telesales cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình
- Bước 6: Hãy trực và nhận điện thoại từ phía khách hàng, giải đáp những thắc mắc, cung cấp những thông tin hữu ích đối với khách hàng, đây cũng được coi là cách tốt để cải thiện mối quan hệ giữa nhân viên telesales và khách hàng.
- Bước 7: Báo cáo công việc hàng ngày, thường xuyên.
Mức độ quan trọng của kỹ năng Telesale là gì ?
Bán hàng qua điện thoại hay còn gọi là telesale, đây là hình thức rất phổ biến hiện nay của mỗi doanh nghiệp là một trong những nhánh nhỏ của quy trình bán hàng. Những người bán hàng qua điện thoại đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng và khiến họ biết đến sản phẩm của mình. Đây cũng là hình thức marketing tương tác trực tiếp và có thể nhận lại phản hồi ngay lập tức từ khách hàng.
Hình thức bán hàng này có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, thuyết phục khách hàng, đánh vào tâm lý của họ để đưa họ trở thành người mua hàng. Tuy nhiên đây cũng là hình thức khiến nhiều khách hàng tỏ ra khó chịu và cảm thấy bị “làm phiền”, tỷ lệ phần trăm bị từ chối tư vấn là rất cao.
Đây là hình thức hiệu quả để tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nó có thể là nguồn thu không nhỏ giúp tăng được lượng chốt sale hàng tháng. Nhưng đó không phải là một kỹ năng đơn giản mà đó là cả một quá trình trau dồi bản thân để có được kỹ năng bán hàng qua điện thoại cho riêng mình. Có thể coi bán hàng qua điện thoại quan trọng không kém bán hàng trực tiếp, vì đây là những người tiếp xúc khách hàng và tác động vào hành vi mua sắm của khách hàng.
Mô tả công việc telesales và kỹ năng cần có ở telesale
Giống như một nhân viên kinh doanh thông thường, người làm telesales cũng cần có tâm huyết và khả năng chịu áp lực cao. Tuy nhiên vì đặc thù công việc, có một số tố chất cần có trở nên đặc biệt quan trọng đối với một nhân viên telesales.
1. Cần tự tin
Tuy không gặp mặt trực tiếp nhưng áp lực khi làm sales qua điện thoại cũng rất lớn. Lo lắng không biết người được gọi có đang bận không, lo lắng không biết họ có cảm thấy phiền không (vì không thể nhìn thấy nét mặt, cử chỉ), hoặc đơn giản là lo lắng khi phải trò chuyện với người lạ. Nếu không vượt qua được những cảm xúc tiêu cực đó thì khó lòng mà làm mô tả công việc telesales giỏi được.
2. Cần kiên nhẫn
Telesales thường bị xem là phiền phức hay lừa đảo, vì vậy nhiều người dùng sẽ có thái độ lảng tránh, khinh thường, hay thậm chí là tức giận khi gọi điện. Mô tả công việc telesales cần phải kiên nhẫn, luôn luôn giữ bình tĩnh để có thể hoàn thành được công việc. Chỉ cần lỡ lời hoặc bất cẩn là có thể mất ngay một mối làm ăn quan trọng, ảnh hưởng tới doanh số và sự nghiệp của bản thân.
3. Cần giọng nói chân thành và thuyết phục
Vì hoạt động chủ yếu qua điện thoại, giọng nói và cách nói là những yếu tố quyết định sự thành bại của một nhân viên telesales. Tác động của chúng, đôi khi còn mạnh mẽ hơn khi bạn làm một nhân viên sales thông thường.
Bạn cần luyện tập để có một giọng nói dịu dàng, dễ nghe. Cách nói của bạn cần biểu thị được sự chân thành, tôn trọng khách hàng. Và tất nhiên là bạn phải nói đủ và nói đúng những điều khách hàng muốn nghe để có sức thuyết phục cao nhất.
4. Cần có kiến thức nền phong phú, đa dạng
Kiến thức nền là vô cùng quan trọng đối với mô tả công việc telesales. Nhân viên telesales cần phải điều chỉnh nội dung cuộc gọi phù hợp với yếu tố hoàn cảnh của nhiều đối tượng. Ngoài ra, cần phải hiểu biết rộng, kiến thức sâu mới có thể xây dựng mối quan hệ thân thiết với nhiều khách hàng nhất có thể.
Lời kết
Kỹ năng bán hàng qua điện thoại sẽ giúp rất nhiều những người làm việc trong lĩnh vực mô tả công việc telesales nói chung và đối với salesman nói chung. Hiểu được bản chất telesales là gì sẽ giúp quá trình tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tìm kiếm và thu hút những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Tìm kiếm liên quan
- Telesales
- Mô tả công việc Telesales
- Kỹ năng cần có của telesales
- Yêu cầu đối với nhân viên telesales
- Mô tả công việc trực page
- telesales. me
Nội dung liên quan
- Word Of Mouth là gì? Nguyển tắc của Marketing Word Of Mouth là gì ?
- Marketing Specialist là gì? Kỹ năng cần có của người làm Marketing Specialist
- Cách bước lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm đạt hiệu quả cao