Năng lực cạnh tranh là gì? Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

năng lực cạnh tranh

Một trong những cách thức tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế, xã hội và tạo môi trường kinh tế không thể không nhắc đến năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất cao và tạo ra nhiều thành quả lao động. Vậy năng lực cạnh tranh là gì, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm những gì? cách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Tìm hiểu qua bài viết của SEMTEK.

năng lực cạnh tranh
năng lực cạnh tranh

Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp.

Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường.

Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.

Để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ta phải đánh giá tổng thể tất cả các mặt sau:

1. Nguồn lực tài chính

Vốn là nguồn lực mà doanh nghiệp cần có trước tiên vì không có vốn không thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào luôn đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp đó phải sử dụng đồng vốn có hiệu quả và hạch toán chi phí một cách rõ ràng.

Như vậy doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn bởi nếu thiếu vốn thì hạn chế rất lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, hạn chế đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, công nhân, nghiên cứu thị trường…

Năng lực tài chính là yếu tố rất quan trọng để xem xét tiềm lực của doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Trong tiêu chí này có các nhóm chỉ tiêu chủ yếu:

  • Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn. Tỷ lệ nợ = Tổng nợ phải trả/ Tổng vốn(%)

Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào nguồn vay từ bên ngoài. Tỷ lệ này cần duy trì ở mức trung bình của ngành là hợp lý.

năng lực cạnh tranh
năng lực cạnh tranh

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

  • Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền mặt / Tổng nợ ngắn hạn)

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tiền hiện có. Hệ số này càng cao càng tốt, tuy nhiên còn phải xem xét kỹ các khoản phải thu ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động bình thường thì hệ số này thường bằng 1.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu tài sản lưu động. Nếu hệ số này quá nhỏ doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Hệ số này quá cao tức doanh nghiệp đã đầu tư vào tài sản lưu động quá nhiều không mang lại hiệu quả lâu dài. Mức hợp lý là bằng 2.

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiệu quả

  • Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu = Lợi nhuận/ Doanh thu(%)

Chỉ số này cho biết trong một đồng hay 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận thu được. Chỉ số này càng cao càng tốt.

  • Tỷ suất lợi nhuận / vốn tự có = Lợi nhuận ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu(%) Các tiêu chí trên tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được năng lực cạnh tranh so với các đối thủ của mình.

2. Nguồn lực con người

Trong kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để bảo đảm thành công. Kenichi Ohmae đã đặt con người lên vị trí số một trên cả vốn và tài sản khi đánh giá sức mạnh của một doanh nghiệp. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định ưu thế cạnh tranh đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thương mại để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng hiệu quả nhất.

Nguồn lực về con người được thể hiện qua số lượng và chất lượng lao động của doanh nghiệp như trình độ học vấn, trình độ tay nghề, sức khỏe, văn hóa lao động…Doanh nghiệp có được tiềm lực về con người như có được đội ngũ lao động trung thành, trình độ chuyên môn cao…từ đó năng suất lao động cao, cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

năng lực cạnh tranh
năng lực cạnh tranh

3. Nhân tố thương hiệu, nhãn hiệu trong năng lực cạnh tranh

Thương hiệu, nhãn hiệu được coi là sức mạnh vô hình của doanh nghiệp.

Nhãn hiệu có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nhãn hiệu của doanh nghiệp có thể trải qua các thứ bậc đó là: nhãn hiệu bị loại bỏ, nhãn hiệu không được chấp nhận, chấp nhận nhãn hiệu, nhãn hiệu ưa thích và nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu ở thứ bậc càng cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng cao, doanh nghiệp càng có lợi thế cạnh tranh cao hơn đối thủ.

Một doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh đã có nhãn hiệu sản phẩm của mình nhưng để có được thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp là việc làm lâu dài và liên tục không thể một sớm một chiều. Một thương hiệu được người tiêu dùng chấp nhận và yêu mếm là cả một.thành công rực rỡ của doanh nghiệp. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khác khó lòng có được.

Một khách hàng đã quen dùng một loại thương hiệu nào.đó thì rất khó làm cho họ rời bỏ nó. Thương hiệu doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều yếu.tố như uy tín doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, hình ảnh nhà lãnh đạo,.văn hóa doanh nghiệp…Vì vậy mà có rất ít doanh nghiệp trên thương.trường có được lợi thế cạnh tranh từ thương hiệu sản phẩm hay.thương hiệu doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có được lợi thế này đã giành.được năng lực cạnh tranh cao vượt trội hơn các đối thủ khác.

4. Trình độ tổ chức quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trình độ tổ chức quản lý là một trong các yếu tố quan trọng.hàng đầu tạo nên tính cạnh tranh cao của sản phẩm. Muốn tổ chức và quản lý tốt thì trước hết doanh nghiệp phải có ban.lãnh đạo giỏi vừa có tâm, có tầm và có tài.

Ban lãnh đạo của một tổ chức có.vai trò rất quan trọng, là bộ phận điều hành,.nắm toàn bộ nguồn lực của tổ chức, vạch ra đường lối chiến lược,.chính sách, kế hoạch hoạt động, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra,.đánh giá mọi hoạt động của các phòng, ban để đưa hoạt động của tổ chức do.mình quản lý đạt hiệu quả cao nhất.

Ban lãnh đạo có vai trò rất quan trọng như vậy,.nên phải chọn lựa người lãnh đạo, người đứng đầu ban lãnh đạo đảm bảo.đủ các tiêu chuẩn để có thể điều hành quản lý doanh nghiệp.hoạt động đạt hiệu quả cao. Nhìn chung người lãnh đạo giỏi là người có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng về quan hệ với con người, hiểu con người và biết thu phục lòng người,.có kỹ năng nhận thức chiến lược, tức là nhạy cảm với sự thay đổi của.môi trường kinh doanh để dự báo và xây dựng chiến lược thích ứng.

Để tổ chức quản lý tốt thì vấn đề thứ hai mà doanh nghiệp cần phải có là một phương pháp quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Đó là phương pháp quản lý hiện đại mà các phương pháp đó đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới áp dụng thành công như phương pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo chất lượng…

5. Hoạt động nghiên cứu thị trường và Marketing trong năng lực cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng. Để kinh doanh thành công, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu.

Nếu thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách có.bài bản giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các rủi ro trong hoạt động.kinh doanh, giảm được các chi phí không cần thiết, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đưa ra được các quyết.định về bán cái gì, tập trung vào ai, khuyến mại và định giá sản phẩm như thế nào,.sử dụng những nhà cung cấp nào, sẽ gặp khó khăn gì về pháp.luật thủ tục hành chính và làm thế nào để xác định những cơ hội mới hoặc.những lỗ hổng trên thị trường.

Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thị trường thu thập.về những thông tin không chính xác, không phản ánh đúng tình hình thực tế thị trường,.và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên.quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động.của doanh nghiệp sẽ không hiệu quả, lãng phí nhân, vật lực.

6. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ

Công nghệ là phương pháp, là bí mật, là công thức tạo sản phẩm. Để sử dụng công nghệ có hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn công nghệ thích hợp để tạo ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường; phải đào tạo công nhân có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ, nếu không thì công nghệ hiện đại mà sử dụng lại không hiệu quả. Để đánh giá về công nghệ của doanh nghiệp ta cần đánh giá nội dung sau:

nang luc canh tranh

Thứ nhất: Chi phí cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới

Sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp.sẽ tăng lên khi giá cả hàng hoá của họ thấp hơn giá cả trung bình trên thị trường. Để có lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng năng suất lao động,.hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất lượng hàng hoá. Muốn vậy các doanh nghiệp phải thường.xuyên cải tiến công nghệ.

Thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh được trên thị trường cần có dây chuyền công nghệ mới. Do đó doanh nghiệp càng quan tâm, đầu tư nhiều cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng tăng.

Thứ hai: Mức độ hiện đại của công nghệ

Để có năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp.phải trang bị những công nghệ hiện đại đó là những công nghệ sử dụng ít nhân lực,.thời gian tạo ra sản phẩm ngắn, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu thấp,.năng suất cao, tính linh hoạt cao, chất lượng sản phẩm tốt,.không gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ của công ty càng hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp.tăng năng suất lao động, giảm giá thành, chất lượng sản phẩm.tốt do đó làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm tăng và qua đó nâng.cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a – Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Về nguyên tắc, sản phẩm chỉ có thể tồn tại trên thị trường khi có cầu về sản phẩm đó. Muốn sản phẩm tiêu thụ được, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm mà người tiêu dùng ưa chuộng. ở đây có một số lưu ý:

Thứ nhất, ngày nay các sản phẩm nói chung có vòng đời tương đối ngắn, kể cả các vật phẩm tiêu dùng lâu bền như các đồ dùng gỗ, điện tử, phương tiện đi lại… Người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm phải có thêm nhiều chức năng mới, hình dáng, mẫu mã đẹp hơn và thay đổi theo thị hiếu, mức thu nhập, điều kiện sống…

Do đó, doanh nghiệp phải có sản phẩm mới để cung cấp, cũng như phải thường xuyên cải tiến sản phẩm cũ cho phù hợp với yêu cầu mới của người tiêu dùng. Để làm được, doanh nghiệp phải chi phí nhiều tiền của, thời gian và công sức để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường. Công đoạn này trong doanh nghiệp thường được gọi là giai đoạn thiết kế và nó cũng góp phần tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.

Ngày nay, ở các nước lạc hậu, khả năng thiết kế còn ở trình độ thấp, các doanh nghiệp có thể mua, thuê bản quyền thiết kế của các doanh nghiệp tiên tiến hơn theo các hình thức chuyển giao công nghệ hoặc gia công. Để góp phần tạo nên sức cạnh tranh cho sản phẩm, việc mua bản quyền thiết kế có lợi hơn thuê, nhất là khi doanh nghiệp có khả năng cải tiến thiết kế đó để mang lại bản sắc riêng có của doanh nghiệp. Những sáng tạo thêm sẽ tạo cho sản phẩm của doanh nghiệp một thị trường độc quyền nhờ tính khác biệt của sản phẩm.

Phương thức nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thứ hai là áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa bảo đảm tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Cách thức để doanh nghiệp có thể làm chủ loại công nghệ đó là:

1 – Doanh nghiệp luôn là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu, phát minh công nghệ của ngành. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có các cơ sở nghiên cứu mạnh về thiết bị, về nhân lực có trình độ phát minh cao và triển khai nghiên cứu hiệu quả. Hoạt động phát minh đòi hỏi chi phí tốn kém và có độ rủi ro cao nên các doanh nghiệp có quy mô lớn và tiềm lực tài chính mạnh mới có tính khả thi cao;

2 – Doanh nghiệp có khả năng chuyển giao công nghệ từ tổ chức khác và cải tiến để nó trở thành công nghệ đứng đầu. Đây là con đường thích hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, để chuyển giao công nghệ hiệu quả, doanh nghiệp phải có kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động trên thị trường công nghệ thế giới, có đội ngũ người lao động sáng tạo và có môi trường doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo.

Phương thức thứ ba là cách thức bao gói sản phẩm thuận tiện và khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn. Trong môi trường cạnh tranh hiện đại, mức độ tiện lợi trong mua, bảo quản, sử dụng sản phẩm trở thành tiêu chuẩn rất quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế, nghiên cứu tìm ra quy mô bao gói thuận tiện trong quá trình sử dụng, tìm ra cách thức bao gói không những đáp ứng yêu cầu vệ sinh mà còn có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng.

Ngoài ra, trong xã hội hiện đại, thời gian là vốn quý của người tiêu dùng, nếu được thỏa mãn đúng lúc thì lợi ích thu được từ sản phẩm sẽ lớn hơn, sức hấp dẫn của sản phẩm tăng lên. Ngày nay, các doanh nghiệp đều tìm các phương thức giao hàng tiện lợi, thoải mái, tốn ít thời gian và đặc biệt là đúng hẹn cho sản phẩm của mình. Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng điện thoại, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả… là những cách thức giúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả.

b – Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn, dịch vụ bán hàng tiện lợi hơn so với các đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ giành được thị phần xứng đáng. Tuy nhiên, trong đời sống xã hội, khách hàng có thể thích mua hàng hóa ở cửa hàng gần nhà, thích tiêu dùng sản phẩm mà họ đã trải nghiệm là phù hợp, tiêu dùng loại sản phẩm mà họ hiểu biết nhiều, hoặc ưu tiên mua hàng ở các cửa hàng sang trọng…

Để tiêu thụ hết số lượng sản phẩm tối ưu của mình, các doanh nghiệp phải tìm cách tận dụng các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, thông qua quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng để tận dụng hết các phân đoạn thị trường.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn kết hợp với các doanh nghiệp khác thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu để mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình.

c – Tăng năng lực của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực, quản lý

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp do chính sức mạnh về tài chính, công nghệ, nhân lực và khả năng quyết sách đúng, linh hoạt của doanh nghiệp quy định. Ngày nay, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp không chỉ do tiềm lực tài chính của chủ sở hữu doanh nghiệp quy định mà ở mức độ lớn hơn, do uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính, ngân hàng quy định. Nếu có uy tín, doanh nghiệp có thể tìm kiếm các nguồn tài chính lớn tài trợ cho các dự án hiệu quả của mình.

Nếu không có uy tín, để vay được vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện khắt khe, hoặc huy động được ít, hoặc lãi suất huy động cao. Trên thị trường tài chính, uy tín của doanh nghiệp do quy mô tài sản, do truyền thống làm ăn đứng đắn và hiệu quả, do các quan hệ đối tác lành mạnh… quy định. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh chân chính, hiệu quả, lâu dài và luôn giữ gìn uy tín doanh nghiệp như tài sản vô giá của doanh nghiệp.

Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước và người lao động có vai trò quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, phù hợp với yêu cầu của mình.

Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất là những lao động giỏi.

Về phần công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết riêng thì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có tính độc quyền hợp pháp. Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngày nay, các doanh nghiệp đều có xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứu ngay tại doanh nghiệp; đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp tạo môi trường thuận lợi cho từng người lao động phát huy sáng kiến cá nhân trong công việc của họ.

Ngày nay, thị trường cán bộ quản lý cao cấp đã hình thành, nhưng số cán bộ quản lý giỏi có tình trạng cung ít hơn cầu. Vì thế, bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.

Tổng hợp các năng lực tài chính, nhân sự và công nghệ là tỷ lệ và quy mô sinh lợi của doanh nghiệp. Nếu cả hai tiêu chí tỷ suất và khối lượng lợi nhuận đều khả quan thì doanh nghiệp có thêm sức mạnh tiềm tàng để hạ giá, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chia sẻ lợi nhuận cho đối tác, đầu tư cho nghiên cứu, tiếp thị… và sẽ gián tiếp làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các tìm kiếm liên quan

  • Năng lực cạnh tranh quốc gia là gì
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh là gì
  • Lợi thế cạnh tranh là gì
  • Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Năng lực cạnh tranh và lợi the cạnh tranh
  • Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

Nội dung liên quan

18 những suy nghĩ trên “Các phương pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

  1. Fitspresso review nói:

    I wanted to write you a very little observation so as to give many thanks yet again over the superb ideas you have contributed at this time. It has been quite open-handed of people like you to offer unreservedly what a number of us would have supplied for an ebook to get some bucks for themselves, especially given that you could have done it in the event you wanted. These smart ideas in addition acted to become good way to know that the rest have similar desire like mine to know a good deal more in regard to this problem. I know there are several more pleasurable opportunities ahead for individuals who scan your blog post.

  2. fitspresso review nói:

    I enjoy you because of each of your effort on this website. My daughter really loves getting into investigations and it’s really easy to understand why. I know all regarding the dynamic means you present efficient information via this web site and as well as attract contribution from people about this concern then my princess is actually understanding a whole lot. Take advantage of the rest of the year. You’re performing a powerful job.

  3. the money wave nói:

    I in addition to my friends have already been analyzing the best points found on the blog while the sudden I got a horrible feeling I had not thanked the site owner for those secrets. These young boys were consequently stimulated to learn them and have now actually been using them. We appreciate you getting really considerate and for finding variety of awesome themes most people are really eager to be aware of. Our sincere regret for not saying thanks to you earlier.

  4. nerve fresh review nói:

    Have you ever considered creating an e-book or guest authoring on other websites? I have a blog centered on the same subjects you discuss and would love to have you share some stories/information. I know my subscribers would appreciate your work. If you’re even remotely interested, feel free to send me an e-mail.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *