Công nghệ thông tin thi khối nào? Ngành công nghệ thông tin học trường nào? Đây có lẽ là thắc mắc chung của không ít các bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh. Trong xu thế thế giới đang chuyển sang thời đại số hóa, không một ngành công nghiệp nào lại thiếu sự hiện diện của công nghệ thông tin. Với mức tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin đang thiếu nhân lực trầm trọng.
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là lĩnh vực chuyên sử dụng phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi thông tin dưới các hình thức khác nhau. Nói một cách ngắn gọn, công nghệ thông tin là sử dụng công nghệ hiện đại để truyền dẫn, lưu trữ, khai thác thông tin.
Các chuyên ngành của công nghệ thông tin có thể kể đến như: Khoa học máy tính, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng, mạng máy tính truyền thông… Công nghệ thông tin được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Ngành công nghệ thông tin cần học những kiến thức gì? Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức liên quan đến phần mềm, xây dựng thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông. Ngoài ra sinh viên sẽ được bổ sung kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực công nghệ thông tin để nâng cao tay nghề sửa chữa, xây dựng, cài đặt hay bảo trì phần cứng máy tính cũng như nghiên cứu ứng dụng phần mềm. Đặc biệt, kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng đang được quan tâm hàng đầu cũng được các trường trang bị và phổ cập đầy đủ.
Ngành công nghệ thông tin học trường nào tốt nhất?
Hiện nay, công nghệ thông tin là ngành khá hot, được nhiều học sinh ưa chuộng. Tuy nhiên để tìm một ngôi trường phù hợp với bản thân thì quả không hề đơn giản. Vậy ngành công nghệ thông tin học trường nào uy tín và tốt nhất trong thời điểm hiện nay. Tất cả sẽ được giới thiệu ngay sau đây.
Học công nghệ thông tin trường nào tốt nhất miền Bắc?
Có rất nhiều trường tại miền Bắc là cái nôi đào tạo công nghệ thông tin. Các trường hầu hết đều tập trung tại Hà Nội, trung tâm của miền Bắc.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đai học Bách Khoa (ĐHBK) là một trong những ngôi trường thuộc TOP đầu cả nước với chất lượng đào tạo và giảng dạy tốt nhất hiện nay. Đây cũng được coi là trường đại học kỹ thuật trọng điểm quốc gia của Việt Nam. ĐHBK là một trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á – Thái Bình Dương.
Có 3 ngành gồm: Công nghệ thông tin, Hệ thống thông tin, Khoa học máy tính là các ngành liên quan đến công nghệ thông tin của ĐH Bách Khoa Hà Nội. Các ngành này có mục đích đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin trong vòng 5 năm.
Ưu điểm:
- Học phí rẻ, không quá cao, thường từ 14,4 – 17 triệu/năm. Mỗi năm học phí sẽ tăng thêm 40.000/tín chỉ.
- Môi trường học tập nhiều áp lực, mỗi sinh viên phải nỗ lực, rèn kỹ năng tự học tốt, tư duy độc lập, phát huy bản thân theo chiều hướng tích cực hơn.
Nhược điểm:
- Điểm chuẩn cao, đặc biệt các ngành công nghệ thông tin thường từ 26 điểm trở lên.
- Môi trường học tập áp lực khiến sinh viên dễ nản, bỏ cuộc nếu không thực sự tập trung hay dành thời gian học tập, nghiên cứu.
Học viện Kỹ thuật Quân sự
Học viện Kỹ thuật quân sự (HVKTQS) là môi trường nghiên cứu, đào tạo đội ngũ kỹ sư khoa học, kỹ thuật, công nghệ hàng đầu theo chế độ quân đội. Sinh viên được sống trong môi trường theo tác phong quân đội, là một phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hết mình phụng sự cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trường đào tạo theo hệ kỹ sư 5 năm với các chuyên ngành:
- Công nghệ thông tin
- Kỹ thuật phần mềm
Ưu điểm
- Được học miễn phí đối với sinh viên hệ quân sự, có trợ cấp từng kỳ.
- Sinh viên được rèn luyện tác phong trong môi trường quân đội. Môi trường học tập an toàn, minh bạch, có cơ hội thăng tiến cho sinh viên trong quá trình học tập.
- Không chỉ là trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, HVKTQS còn là trung tâm nghiên cứu khoa học quan trọng của quân đội và đất nước. Sinh viên sẽ có cơ hội thực hành, trải nghiệm thực tế ngay tại viện nghiên cứu với đủ các trang thiết bị đơn giản tới phức tạp, cập nhật nhanh chóng xu hướng công nghệ thế giới.
- Trường liên tục đổi mới nội dung giảng dạy, bắt kịp xu thế của thế giới thông qua việc liên kết với nhiều trường đại học trong nước và quốc tế, giúp sinh viên đa dạng hóa kiến thức ở các ngành nghề khác.
Nhược điểm
- Điểm chuẩn cao, tuyển sinh ít -> tỉ lệ chọi lớn.
- Có nhiều quy định, yêu cầu về ngoại hình và sức khỏe khi tuyển sinh.
Đại học công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Nằm trong nhóm trường thuộc ĐHQG Hà Nội, Đại học Công nghệ là một trong những trường đào tạo công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Ngành công nghệ thông tin của trường đào tạo hệ cử nhân (4 năm) và kỹ sư (4,5 năm) gồm:
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản
- Hệ thống thông tin
- Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu
Ưu điểm
ĐHCN là đối tác lâu đời của nhiều tập đoàn như Samsung, Toshiba… Do đó sinh viên sẽ có cơ hội nhận nhiều học bổng, khuyến khích học tập hoặc cơ hội thực tập, làm việc tại các tập đoàn lớn.
Nhược điểm:
- Chỉ tiêu tuyển sinh khá ít.
- Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin có xu hướng tăng mạnh.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là ngôi trường mơ ước của số lượng lớn các bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin và truyền thông.
Trường có 2 cơ sở đặt tại Hà Nội và TP.HCM. Ngành công nghệ thông tin đào tạo kỹ sư công nghệ hệ 4,5 năm về các ngành:
- Công nghệ thông tin
- An toàn thông tin
- Công nghệ đa phương tiện
- Kỹ thuật điện tử – truyền thông
- Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử
Ưu điểm
- Chỉ tiêu tuyển sinh khá lớn, trung bình từ 2.000 – 3.000 sinh viên mỗi đợt.
- Sinh viên được trải nghiệm nhiều hoạt động đào tạo về khoa học công nghệ gắn liền với sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống mạng lưới viễn thông rộng lớn của tập đoàn VNPT.
- Học phí mức trung bình: 14.000.000-15.500.000 đồng/năm.
Nhược điểm
Điểm chuẩn khá cao, trung bình từ 22 điểm trở lên.
nganh cong nghe thong tinCông nghệ thông tin nên học trường nào ở TP.HCM?
Rất nhiều trường đại học đang mở rộng chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy ngành công nghệ thông tin học trường nào ở TP. Hồ Chí Minh tốt nhất. Sau đây, hãy cùng MarketingAI điểm danh qua 5 trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin hàng đầu tại TP. HCM.
Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM
ĐH Khoa học Tự nhiên là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phát triển Công nghệ thông tin, đặc biệt là các ngành trọng điểm của cách mạng công nghệ 4.0 như: AI, nghiên cứu chế tạo robot, lập trình điều khiển tự động hóa.
Có 2 khoa đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin gồm:
- Khoa Toán Tin
- Khoa Công nghệ thông tin
Ưu điểm
- Có nhiều câu lạc nghiên cứu về CNTT.
- Sinh viên tham gia nhiều cuộc thi cấp quốc gia và cấp quốc tế, các hội thảo khoa học công nghệ đạt thành tích cao.
- Ngành Công nghệ thông tin được kiểm định quốc tế AUN đánh giá xếp thứ 2 Đông Nam Á và cao nhất Việt Nam.
- Học phí rẻ, trong đó, hệ chính quy trung bình 9,6 triệu/năm, chương trình chất lượng cao: 30 – 40 triệu đồng/năm.
Nhược điểm
- Cơ sở vật chất chưa hiện đại, khang trang.
- Điểm đầu vào cao.
Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh (HCMUT) – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh là trường trọng điểm trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM. Ngồi trường có tuổi đời khá lâu, có danh tiếng thuộc top đầu Việt Nam.
Các ngành đào tạo CNTT của Đại học Bách Khoa TP.HCM gồm:
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật máy tính
Ưu điểm
- Chất lượng giảng dạy tốt, rèn luyện sinh viên tính độc lập, tự chủ.
- Có nhiều hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ năng động.
- Chương trình đạo tạo liên kết với quốc tế ngành CNTT.
- Phương pháp đào tạo hiện đại, chú trọng tính thực tế.
- Chương trình được giảng dạy bằng tiếng Anh giúp sinh viên thành thạo sử dụng ngoại ngữ.
- Đối tác của ngành Công nghệ thông tin – Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh là trường The University of Queensland – Úc. Đây là ngôi trường thuộc top 8 trường hàng đầu của Úc, top 40 trường đại học của thế giới.
- Cơ sở vật chất hiện đại. Thêm vào đó, trường còn sử dụng hệ thống trợ giảng và hệ thống học tập trực tuyến (BKeL).
- Học phí trung bình. Chương trình đại trà là 1.060.000 đồng/tháng (năm 2019-2020). Chương trình chất lượng cao là 6.000.000 đồng/tháng.
Nhược điểm
- Áp lực học tập lớn.
- Kiến thức khá khô khan và còn nặng tính hàn lâm.
- Điểm chuẩn cao.
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (HCMUTE)
Là ngôi trường đa ngành, đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM có thế mạnh tốt về đào tạo kỹ thuật và công nghệ thông tin tại miền Nam. Trường thuộc top 4 các trường đại học uy tín ở phía Nam.
Các ngành đào tạo công nghệ thông tin:
- Công nghệ thông tin
- Công nghệ kỹ thuật máy tính
Ưu điểm
- Được thực hành trong môi trường có cơ sở vật chất kỹ thuật chất lượng. Học đi đôi với hành. Sinh viên có thể nghiên cứu công nghệ thông tin trong điều kiện tốt nhất.
- Là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ lớn tại TP.HCM.
- Đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm
Nhược điểm
- Ít hoạt động ngoại khóa cho sinh viên rèn luyện.
- Học phí cao. Trong đó: hệ thường (15-17 triệu/năm), hệ chất lượng cao tiếng Việt (28 triệu đồng/năm), chất lượng cao tiếng Anh (30 triệu đồng/năm).
Đại học FPT TP Hồ Chí Minh
Đại học FPT được xây dựng trong khu công nghệ cao TP.HCM. Đây là ngôi trường tập trung các công các công ty công nghệ cao như Intel, Nidec… có chất lượng đào tạo công nghệ thông tin uy tín nhất để sinh viên IT theo học. Nếu các bạn có thắc mắc về việc công nghệ thông tin học trường nào thì có thể tham khảo những ưu điểm và nhược điểm đào tạo trong trường Đại học FPT TP.HCM nhé.
Ưu điểm
- Sinh viên phải học bắt buộc tiếng Anh sau đó mới theo học chương trình chính khóa. Do đó, sinh viên có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ này.
- Sinh viên được gửi vào thực tập trong các công ty thành viên của FPT từ 4-8 tháng.
- Cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập lý tưởng.
- Sinh viên được đào tạo chuyên sâu về CNTT từ học kỳ đầu tiên.
Nhược điểm
- Học phí rất cao.
- Hệ đại học chính quy năm 2019 gồm 9 học kỳ: 25.3 triệu đồng/học kỳ. Mỗi học kỳ có 4 tháng.
- Sinh viên sẽ phải học dự bị tiếng anh nếu chưa có IELTS 6.0 hoặc TOEFLT iBT 80.
- Có 6 mức học dự bị tiếng anh, mỗi mức học 2 tháng. Học phí 10.350 triệu/mức.
Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?
Sau khi đã giải đáp được thắc mắc công nghệ thông tin học trường nào cho các bạn học sinh thì tiếp theo đây các bạn hãy cùng tham khảo xem các khối thi tuyển vào ngành công nghệ thông tin là những khối nào nhé.
Mã ngành: 7480201
Tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Công nghệ thông tin:
- A00: Hóa học – Toán – Vật lý
- A01: Vật lý – Tiếng Anh – Toán
- B00: Hóa – Sinh – Toán
- D01: Toán – Tiếng Anh – Ngữ văn
- D07: Hóa học – Tiếng Anh – Toán
- C01: Ngữ văn – Toán – Lý
Điểm chuẩn ngành
Điểm chuẩn Công nghệ thông tin phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, dao động trung bình từ 24 – 26 điểm (theo phương thức xét học bạ THPT) và 14-20 điểm (theo phương thức xét điểm thi THPT Quốc gia). Như đã đề cập ở phần “Ngành công nghệ thông tin học trường nào” thì bây giờ chúng ta hãy cùng bám sát vào điểm chuẩn của các trường đã kể ở trên nhé.
Điểm chuẩn Công nghệ thông tin các trường khu vực phía Bắc:
Đại học Bách khoa Hà Nội: Từ 21.00 đến 29.08 điểm
Học viện Kỹ thuật Quân sự: Từ 17 đến 25 điểm
Đại học công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội: Từ 22.4 đến 28.1 điểm
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Từ 24.35 đến 26.65 điểm
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin các trường khu vực phía Nam:
Đại học Khoa học Tự Nhiên TP.HCM: Từ 18 đến 27.2 điểm
Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh (HCMUT) – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Từ 24 đến 28 điểm
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh (HCMUTE): Từ 16 đến 27 điểm
Đại học FPT TP Hồ Chí Minh: 21 điểm
Tiền năng và cơ hội việc làm
Với mức độ “khát” nhân lực như hiện nay, Công nghệ thông tin được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng trong tương lai với cơ hội việc làm lớn. Sinh viên theo học ngành này có thể dễ dàng xin việc với mức lương hấp dẫn tại bất kỳ đâu trên thế giới. Việc lựa chọn ngành công nghệ thông tin học trường nào đó phù hợp và tốt nhất có thể giúp cơ hội phát triển của người học được ngày càng rộng mở. Có một số công việc đặc thù của ngành Công nghệ thông tin như:
- Lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm, ứng dụng.
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm do lập trình viên tạo ra.
- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, kỹ thuật phần cứng máy tính, quản trị mạng.
- Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối dự án công nghệ thông tin.
- Giảng dạy, nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo.
Mức lương là bao nhiêu?
Công nghệ thông tin là một trong những ngành HOT nhất hiện nay. Các vị trí công việc dành cho công nghệ thông tin luôn có mức lương dao động từ mức khá đến cao, từ 10-20 triệu tùy vị trí công việc.
Ngoài ra, bạn còn có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài vì các kiến thức về công nghệ thông tin đều có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Tố chất phù hợp của người học công nghệ thông tin
Để có thể theo học Công nghệ thông tin, người học cần một số tố chất dưới đây:
- Đam mê công nghệ, phần mềm, đặc biệt là máy tính
- Tư duy logic, nhạy bén
- Thông minh, có khả năng sáng tạo
- Rèn luyện tính chính xác, thận trọng trong công việc
- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức thường xuyên
- Có khả năng chịu áp lực công việc
- Khả năng ngoại ngữ tốt
Từ khóa:
- Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì
- Công nghệ thông tin làm nghệ gì
- Công nghệ thông tin gồm những ngành nào
- Học công nghệ thông tin có khó không
- Công nghệ thông tin là gì
- Công nghệ thông tin điểm chuẩn
Nội dung liên quan:
- Quản trị Marketing là gì? Tại sao bạn nên học ngành Quản trị Marketing?
- Tăng view nhanh chóng nhờ công cụ SEO Youtube – Inbound Marketing in Vietnam
- Mật độ từ khóa là gì và Mật độ từ khóa như thế nào là tốt nhất? – Inbound Marketing in Vietnam