Nghề sale là gì? Sales là vị trí bán hàng cho doanh nghiệp. Nhân viên Sales có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp lựa chọn được những sản phẩm – dịch vụ phù hợp. Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm dịch vụ, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty.
Trong doanh nghiệp, Sales là bộ phận rất quan trọng giúp thúc đẩy doanh thu cho công ty. Các nhân viên Sales sẽ tiếp xúc với khách hàng trực tiếp hoặc qua điện thoại. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng đồng thời nắm bắt các nhu cầu để có thể tư vấn và đưa ra các lựa chọn phù hợp cho khách hàng, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách.
nghề sale là gìMô tả công việc của người làm nghề sale là gì?
Tùy vào vị trí mà sales có các công việc đặc thù khác nhau. Tuy nhiên hầu hết một sale cơ bản sẽ có công việc chung sau đây:
Nắm vững thông tin về sản phẩm để tư vấn cho khách hàng như: Mã sản phẩm, đặc điểm sản phẩm, điểm mạnh và yếu của sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, hình dáng, cách sử dụng…
Tư vấn, nắm rõ nhu cầu khách hàng: Với những nhân viên sales tiếp xúc trực tiếp với khách ở cửa hàng có nhiệm vụ tư vấn, nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng từ đấy khiến họ tin tưởng và mua sản phẩm bên mình. Ngoài ra nhân viên sales làm việc ở đây còn phải nắm rõ tốc độ tiêu thụ hàng hóa để báo cáo với cấp trên.
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Những nhân viên này sẽ gặp trực tiếp hoặc liên hệ với khách qua điện thoại nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm đến khách hàng, nắm bắt được tâm lý cũng như như cầu của khách từ đó khuyến khích khách hàng dùng thử sản phẩm giúp họ tiếp cận gần hơn với sản phẩm cần mua.
Báo giá và đàm phán giá sản phẩm với khách hàng. Thương thảo hợp động và thoả thuận thời gian mua bán, thanh toán đối với khách hàng.
Kiểm kê hàng hóa: Nắm được mặt hàng nào thiếu để bổ sung kịp, đồng thời kiểm tra các dụng cụ hỗ trợ kinh doanh và làm báo cáo, nộp hóa đơn bán hàng ngày.
Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên.
Tố chất cần có của nghề sale là gì?
1. Đam mê với công việc và có hoài bão
Nghề sale là gì? Chỉ có đam mê và hoài bão bạn mới có thể theo đuổi nghề sale này đến cùng được. Bạn hãy nhớ rằng, bán hàng làm một công việc cực kỳ gian nan và cần sự kiên trì, chính vì vậy nếu không có đam mê bạn rất dễ dàng bỏ cuộc ngay từ những bước đầu tiên. Nếu không có hoài bão đồng nghĩa bạn sẽ chỉ là một nhân viên quèn với mức lương thấp vì ai cũng biết rằng sale muốn sống được phải dựa vào doanh số. Từ đó, đâm ra chán nản và bỏ cuộc.
2. Kiên trì trong mọi tình huống thử thách
Là một nhân viên bán hàng, sự từ chối của khách là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy nếu không có sự kiên trì thì bạn không thể vượt qua được những sự từ chối thậm chí là thái độ gay gắt từ phía khách hàng. Hãy lấy sự thất bại, kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng để làm động lực thúc đẩy bạn vượt lên khó khăn tìm ra giải pháp giúp khách hàng sử dụng sản phẩm.
nghề sale là gì3. Khả năng làm việc độc lập
Bất cứ công việc làm cũng cần sự độc lập nhưng riêng với việc bán hàng điều này càng quan trọng bởi tính chất đặc thù của nó. Bởi sales là công việc không bị quản thúc về thời gian, rồi cách làm, nó khá thoải mái trong tư duy cũng như môi trường làm việc. Chính vì vậy bạn phải độc lập biết cách lên kế hoạch, sắp xếp, tổ chức công việc một cách có logic và khoa học.
4. Luôn suy nghĩ tích cực
Suy nghĩ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của công việc, chính vì vậy nếu muốn bán được hàng tăng doanh số thì suy nghĩ của bạn phải tích cực và biết phấn đấu cố gắng sau mỗi thất bại, thử thách. Sales phải chịu rất nhiều áp lực từ công ty, sự khó chịu hằn học từ khách hàng, thậm chí có đôi lúc bạn sẽ bị người ta trút giận vô cơ nhưng quan trọng là dù có điều gì xảy ra bạn vẫn phải lạc quan, có suy nghĩ tích cực để giải quyết mọi vấn đề.
5. Có tinh thần thép chịu đựng mọi áp lực
Nghề sale là gì? Nhân viên sales phải chịu áp lực doanh số cực kỳ cao. Trong khi đó lương cứng của bạn cực kỳ thấp, nếu không bán được hàng đồng nghĩa bạn không có tiền để trang trải cuộc sống. Không chỉ vậy, khách hàng nhiều lúc sẽ mang đến cho bạn nhiều tình huống stress đến không ngờ. Chính vì vậy, bạn phải có một tinh thần thép chịu đựng mọi áp lực thì mới mong thành công trong công việc nhiều cạnh tranh như thế này.
Lợi ích của nghề sales là gì?
1. Rèn luyện được sự dạn dĩ trước người khác
Khi làm sale bạn sẽ được huấn luyện bài học cơ bản đó là nếu bạn chào 1000 người đi qua thì sẽ có khoảng 100 người nán lại và có khoảng 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và may mắn thì 2 vị khách sẽ mua hàng của bạn. Chính vì vậy, chỉ cần làm sale một thời gian, bạn sẽ trở nên cởi mở và dễ dàng bắt chuyện hơn, không còn cảm giác sợ hãi hay ngại ngùng với người xa lạ.
2. Khả năng thuyết trình được nâng cao sales là gì
Khi gặp khách hàng bạn không có quá 2 phút để thuyết phục họ, đó là nguyên lý của sale kiss. Chính vì vậy, bạn sẽ được trau dồi dàn ý một cách mạch lạc, logic và có kỹ năng truyền tải thông tin một cách chính xác và hấp dẫn nhất. Nghề sale là gì? Khi bạn nói ra câu đầu tiên, khách hàng đã có cảm giác hứng thú muốn nghe câu thứ hai và suốt cuộc trò chuyện họ cảm thấy vui vẻ, hứng khởi thì lúc đó bạn mới có khả năng bán hàng.
3. Xây dựng được mạng lưới quan hệ lâu dài
Nhân viên bán hàng chính là người hiểu rõ sản phẩm, chiến lược cũng như tình trạng kinh doanh của công ty nhất. Không chỉ vậy, làm nghề này bạn sẽ hiểu được nguyên tắc cơ bản “có làm thì mới có ăn”, doanh số gắn liền với lương của bạn, chính vì vậy bạn có tư duy và biết cách tự đem ra chiến lược riêng cho mình để nâng cao thu nhập. Bạn luôn hiểu rằng, nguồn thu nhập là không giới hạn, tất cả chỉ phụ thuộc vào năng lực của bạn mà thôi.
Quy trình bán hàng quyết định sự thành công của nghề sale là gì?
Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch và xác định chỉ tiêu
Công tác chuẩn bị luôn cần đặt lên đầu tiên trong tổng thể 1 quy trình bán hàng chuẩn của công ty. Bất kỳ ngành nghề nào, công việc nào, không chuẩn bị cũng đều dẫn tới thất bại. Để chuẩn bị kế hoạch bán hàng chi tiết và xác định được mục tiêu rõ ràng của doanh nghiệp, cần có đầy đủ các thông tin, nội dung sau:
Về sản phẩm, dịch vụ
Chi tiết về hình thức, nội dung, ưu nhược điểm đối với khách hàng và quan trọng nhất là các lợi ích khách hàng có thể thu về.
Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng
Đặc điểm, hành vi, tính cách, .. qua thực tế, mạng xã hội, bạn bè, người xung quanh hoặc từ chính đối thủ cạnh tranh của mình.
Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bán hàng
Bao gồm bảng báo giá, giấy giới thiệu, hình ảnh hàng mẫu, card visit,..
Lên kế hoạch bán hàng cụ thể như thời gian, địa điểm tiếp cận hợp lý, nội dung trao đổi, trang phục chuyên nghiệp, lịch sự,..
Bước 2: Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng
Bạn có thể tìm kiếm các khách hàng tiềm năng bằng 2 cách là gặp gỡ trực tiếp hoặc qua các kênh bán hàng.
Gặp gỡ khách hàng trực tiếp
Việc giao tiếp mặt đối mặt giúp nhân viên dễ nắm bắt nhu cầu và tâm lý khách hàng để dễ bề thuyết phục họ hơn. Tuy nhiên, với cách tiếp cận khách hàng này đòi hỏi nhân viên sales sẽ phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe và xử lý tình huống.
Internet và web
Nghề sale là gì? Hiện nay, nhiều công ty sử dụng các chiến dịch quảng cáo, marketing cho sản phẩm của họ trên mạng và website để tiếp cận các khách hàng tiềm năng rồi cung cấp cho nhân viên sales. Và sau đó, công việc của nhân viên sales đương nhiên sẽ là thuyết phục khách hàng mua hàng.
Các trang mạng xã hội
Các mạng xã hội hiện nay đang là nguồn giúp nhân viên sales tiếp cận các khách hàng tiềm năng. Bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các khách hàng từ các trang như Facebook, Twitter, Instagram, …
Bán hàng qua điện thoại (Telesales)
Gọi điện thoại cũng là cách phổ biến mà nhiều nhân viên sales hiện nay đang áp dụng. Tuy độ tin cậy của khách hàng với hình thức bán hàng này không được cao cho lắm nhưng nhiều nhân viên sales có kỹ năng tốt vẫn thành công. Vì vậy, với hình thức này, bạn cần phải kiên trì gọi để thuyết phục khách, có khi phải gọi “cháy máy” mới thôi.
nghề sale là gìBước 3: Giới thiệu sản phẩm, dịch vụ sales là gì
Trong bước giới thiệu sản phẩm dịch vụ, không nên biến thành buổi thuyết trình, trình bày về sản phẩm. Nhân viên bán hàng cần mang tới cho khách hàng các giá trị lợi ích liên quan tới sản phẩm. Sản phẩm/dịch vụ nên được xuất hiện theo khía cạnh nó sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng thay vì chỉ nói tới tính năng, đặc điểm, hình thức, chính sách. Trong cuộc gặp gỡ, bạn nên đưa ra nhiều câu hỏi mở để khách hàng có thể cùng tham gia và đưa ra các ý kiến, thắc mắc, nhận xét riêng.
Bước 4: Thuyết phục khách hàng và giải quyết khúc mắc
Là 1 trong những quy trình làm việc của nhân viên bán hàng. Sau khi cung cấp được cho khách hàng đầy đủ hiểu biết về tổng quan sản phẩm, nếu bạn nhận được đề nghị báo giá về sản phẩm/ dịch vụ của mình thì bạn đã thành công tới bước thứ 4.
Theo tâm lý và hành vi thông thường, khách hàng sẽ đưa ra ý kiến phản đối và chống đối khi nhận được báo giá để nhằm mục đích giảm giá hoặc tìm kiếm thêm động lực. Đối phó với tình huống này, nhân viên bán hàng giỏi là người giữ vững được tinh thần và niềm tin rằng khách hàng tiềm năng sẽ mua.
Chính thái độ tự tin này sẽ tác động tích cực tới khách hàng khi đưa ra quyết đinh. Nếu bạn không nghi ngờ hay giấu diếm gì về sản phẩm của mình thì hãy thể hiện điều đó cho khách hàng, khiến họ cảm thấy dù họ mua hay không thì bạn cũng không quá ảnh hưởng.
Trong lúc giải quyết các khúc mắc của họ hợp tình hợp lý, bạn phải làm tất cả mọi điều để khiến họ thấy sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng họ với lợi ích họ lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Đây chính là bước mang tính quyết định trong chu trình bán hàng nói chung.
Bước 5: Thống nhất và chốt đơn hàng
Thuyết phục khách hàng thành công sẽ giúp bạn chốt đơn hàng nhanh chóng nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ và tự mãn khi chưa có được hợp đồng chính thức. Nghề sale là gì? Khuyến khích bạn sử dụng các câu hỏi mở để khách hàng hạn chế từ chối, cùng lúc đó sử dụng các tác nhân đặc biệt để thúc đẩy người mua kết thúc đơn hàng. Bạn nên ghi nhớ, mọi cử chỉ, ánh mắt, lời nói hay nhận xét đều có thể là tín hiệu chốt đơn từ người mua.
Bước 6: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng
Quy trình chăm sóc khách sau bán hàng là một trong những bước rất quan trọng. Dù bạn đã hoàn thành đơn hàng thì bước cuối cùng của quy trình bán hàng cũng vô cùng cần thiết và tuyệt đối không thể bỏ qua. Chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn củng cố chắc chắn sự hài lòng từ đối tác và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng do nhân viên giao dịch thiếu cập nhật thông tin thường xuyên. Bên cạnh đó, các khách hàng sau giao dịch còn có tiềm năng trở thành kênh quảng cáo tiết kiệm và hiệu quả cao cho bạn và công ty.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan
- sale là gì trên facebook
- nhân viên sale marketing là gì
- telesales là gì
- nghề sale là gì
- best sale là gì
- sale quần áo là gì
- thu nhập nghề sale
- chán nghề sale
Nội dung liên quan:
- Profile nghĩa là gì? Profile Có Thực Sự Cần Thiết Đối Với Doanh Nghiệp?
- Tại sao ứng dụng chatbot facebook rất phổ biến
- Designer là gì? Những yếu tố QUAN TRỌNG tạo nên một Design thực thụ