Thay vì ‘khủng bố’ khách hàng bằng rất nhiều thông tin về tính năng, công dụng và đặc điểm của sản phẩm, bạn hãy cân nhắc việc cung cấp cho khách hàng những điều mà họ muốn biết về sản phẩm và kết quả họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm của bạn. Đây là một trong những nghệ thuật bán hàng đỉnh cao mà bất cứ seller nào cũng nằm lòng.
Nghệ thuật bán hàng là gì, có thể bạn chưa biết?
Nghệ thuật bán hàng được coi là một trong những phương thức chính, quyết định việc tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Dù bán sản phẩm, dịch vụ hay bất cứ một hàng hóa nào đó, yêu cầu về kỹ năng bán hàng là yếu tố then chốt, không thể thiếu đối với mỗi người làm saler. Vậy nghệ thuật bán hàng là gì?
nghe thuat ban hang1. Nghệ thuật bán hàng là gì?
Trước khi muốn trở thành người bán hàng giỏi, có kinh nghiệm bán hàng, mỗi nhân viên khi mới bước chân vào nghề cần phải hiểu và nắm vững khái niệm bán hàng, kỹ năng bán hàng là gì?
Bán hàng là cách bạn thuyết phục người khác làm một việc gì đó mà không phải bắt buộc. Cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên bán hàng chính là thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ty bạn. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, ngoài phương thức bán hàng truyền thống- bán hàng trực tiếp gặp mặt còn có nhiều cách tiếp cận khách hàng như: bán hàng qua điện thoại, qua internet…
Dù bán hàng qua hình thức nào, người làm saler phải nắm vững kỹ năng bán hàng là gì và những kỹ năng bán hàng, để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
2. Kỹ năng bán hàng là gì?
Chu đáo với khách hàng – kỹ năng bán hàng không quan trọng nhất, nhưng cũng không thể thiếu
Luôn chu đáo với khách hàng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong kỹ năng bán hàng. Đừng quên, tôn trọng khách hàng cũng chính là bạn tôn trọng chính doanh nghiệp của mình. Đổi lại, khách hàng cũng sẽ tôn trọng sản phẩm của bạn.
Một saler chuyên nghiệp không thể thiếu 3 yếu tố: thái độ – kiến thức – kỹ năng. Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống và kết thúc hợp đồng sẽ cần bạn trau dồi dần qua quá trình làm việc.
Nên nhớ, kiến thức, kỹ năng bán hàng bạn đều có thể học hỏi, được đào tạo, huấn luyện. Duy chỉ có thái độ là do chính bạn quyết định, và thái độ là yếu tố quyết định để lấy được thiện cảm và sự quan tâm của khách hàng, giúp bạn kéo khách hàng về phía mình.
4 bí quyết bán hàng thành công trong nghệ thuật bán hàng
Cũng như các kỹ năng khác, kỹ năng bán hàng được xem là một hình thức nghệ thuật cần được cải thiện. Một công ty sẽ phát triển bền vững nếu có lợi thế trong việc trình bày chuyên môn một cách chuyên nghiệp, dịch vụ khách hàng tốt hoặc lợi thế về chất lượng sản phẩm.
Nghệ thuật bán hàng được biết đến như là những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải trau dồi, nâng cao và không ngừng cải tiến.
nghe thuat ban hang1. Sử dụng giọng điệu chuyên nghiệp
Josh Linkner, một doanh nhân trẻ đã chia sẻ rằng: ” Khi ai đó gọi đến văn phòng của tôi, họ sẽ nói chuyện với trợ lý của tôi trước, cô ấy sẽ là người trực tiếp nhận điện thoại hoặc thay mặt tôi đưa ra những hướng dẫn, và từ đó quyết định đến những cuộc gặp gỡ kí kết quan trọng hơn. Do đó người đầu tiên tiếp cận với khách hàng rất quan trọng”.
Nếu bạn gọi cho khách hàng với giọng điệu mệt mỏi, yếu ớt thì ngay lập tức sẽ không thể nào có được những phản hồi tích cực.
Ngược lại sự nồng nhiệt, giọng điệu hưng phấn, chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn, có xu hướng muốn tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ tốt hơn.
Là một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, bạn cần duy trì được giọng điệu ngôn ngữ ở mức độ tương đối vừa phải, tuy nhiên cần xác định những gì cần nói, ngắn gọn và súc tích là những gì bạn cần mang đến cho khách hàng của mình.
2. Rõ ràng và truyền tải tất cả những lợi ích
Nếu bạn có một sản phẩm tốt, nhưng lại không thể truyền đạt tốt đến khách hàng của bạn thì mọi lợi ích đều không có giá trị.
Nếu đã có cơ hội tiếp xúc với khách hàng, hãy nói rõ ràng về những gì bạn đang cung cấp, nó giúp ích gì cho doanh nghiệp của họ và tại sao họ cần phải sử dụng nó.
Bạn không cần phải để khách hàng thấy bạn đang ở đỉnh cao, nhưng hãy để khách hàng thấy lợi ích mà bạn mang đến.
Nếu có thể hãy ” bình thường hóa” mối quan hệ với khách hàng, trò chuyện và quan tâm đến những mong muốn cũng như lắng nghe nhu cầu thật sự của họ, từ đó bạn có thể đem đến cho khách hàng tiềm năng những giá trị tốt nhất và hữu ích nhất.
3. Hãy xem bạn là một chuyên gia
Điều này chỉ đơn giản có nghĩa là bạn là một chuyên gia.
Bạn cần phải yêu thích sản phẩm của mình, hiểu về sản phẩm và gắn bó với sản phẩm, vì chắc chắn bạn biết nhiều về sản phẩm của bạn hơn 99% khách hàng của bạn.
Do đó bạn cần phải kiên nhẫn trong việc tiếp cận cũng như làm thế nào để khách hàng biết được họ sẽ luôn nhận được lợi ích và giá trị từ sản phẩm mà họ chọn lựa.
4. Hiểu khách hàng
Trước khi gặp gỡ tiếp xúc với khách hàng, chắc hẳn bạn phải biết được thông tin đầy đủ về công ty họ, mặt hàng kinh doanh, quy mô, tình hình kinh doanh,….
Việc bán hàng cũng vậy, có thể bạn đã xác định được sản phẩm họ cần, nhưng bạn có thể làm ngược lại bằng cách đặt câu hỏi thích hợp để từ đó hiểu về những vấn đề mà họ đang gặp phải, từ đó đưa ra giải pháp.
Một khi bạn nhận được thông tin thông qua câu chuyện của họ, hãy tận dụng cơ hội đó và đưa ra kiến nghị những sản phẩm, dịch vụ phù hợp dựa trên những gì bạn đã nghe và ý kiến chuyên môn của bạn.
Hãy xác định rõ ràng nhu cầu của khách hàng khi họ tìm đến bạn từ đó có những cách khác nhau để tiếp cận và “chinh phục” từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Nghệ thuật bán hàng trực tiếp phải làm sao để thành công?
1. Bán hàng bằng cả trái tim
Đây là quan điểm bán hàng được nhiều best seller tâm đắc. Túi tiền của khách hàng nằm gần trái tim hơn khối óc, vì vậy, trong bán hàng trực tiếp, bạn đừng bao giờ cố gắng đưa ra những lý luận , lý lẽ logic để ép khách hàng mua hàng của bạn mà thay vào đó, hãy thử bắt đầu với một nụ cười và ánh mắt biết nói, phương pháp này hiệu quả hơn nhiều.
Đừng đánh vào khối óc, khách hàng thông minh hơn bạn tưởng, nhưng một khi bạn tác động vào cảm xúc, đôi khi họ cũng không hiểu tại sao mình lại quyết định mua. Bạn có bao giờ mua hàng và sau đó mới tự hỏi: Mình mua cái này để làm gì nhỉ? Có thể bạn mua vì nụ cười của cô bán hàng mà thôi.
nghe thuat ban hangVì thế các chủ shop cũng hãy đào tạo cho nhân viên bán hàng của mình, luôn chào khách và nở nụ cười tươi thân thiện khi khách hàng bước vào shop, mua hàng, hoặc kết thúc việc mua sắm nhé.
2. Người bán hàng chuyên nghiệp
Các shop cần hướng dẫn nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu 3 thứ: kiến thức, kỹ năng, và thái độ. Thái độ luôn là yếu tố quan trọng nhất trong mọi công việc nói chung và nghề bán hàng nói riêng. Đặc biệt trong bán hàng, yếu tố thái độ và kỹ năng là không thể thiếu.
Khác với một người bán hàng chuyên nghiệp cho công ty hoặc doanh nghiệp không thể thiếu kiến thức về sản phẩm. Đó là những hiểu biết nhất định về sản phẩm, về công ty, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh. Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống và kết thúc hợp đồng sẽ cần bạn chau dồi dần qua quá trình làm việc.
Ở những cửa hàng buôn bán nhỏ tại nhà, một nhân viên bán hàng không cần dành nhiều tâm sức cho kỹ năng xử lý hợp đồng hoặc quản lý công việc. Nhân viên bán hàng chủ yếu dồn nhiều thời gian và tâm sức nhất cho khâu xây dựng quan hệ với khách hàng, tiếp đến là nắm bắt thông tin khách hàng, sau đó mới thuyết trình về sản phẩm và bán hàng là khâu cuối cùng kết thúc một chu trình sale. Khi thực hiện tốt 3 khâu đầu tiên, thì thành công ở khâu cuối cùng là điều chắc chắn.
3. Các mẫu câu hỏi trong nghệ thuật bán hàng trực tiếp
Khi bán hàng trực tiếp, bạn tiếp cận với khách hàng hằng ngày. Nhiều chủ shop thường cho rằng, nghệ thuật bán hàng trực tiếp chỉ đơn giản là tư vấn và giới thiệu nhiệt tình cho khách hàng về sản phẩm bạn kinh doanh.
Tuy nhiên, phần công việc khi bán hàng trực tiếp lại phức tạp hơn thế, nó đòi hỏi nhân viên hoặc chủ shop nhanh chóng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của khách hàng. Đưa ra câu hỏi định hướng họ, và đi đến việc chốt mua sản phẩm, có như vậy, mới kinh doanh thành công.
Sau đây là các mẫu câu hỏi để bán hàng thành công
Nhấn mạnh đến một tính năng ưu việt hỗ trợ giải quyết vấn đề của khách hàng: Chỉ riêng tính năng này cũng đáng để sở hữu nó rồi phải không anh/chị?
Tập trung mô tả lại sản phẩm cho những khách hàng khó tính: Anh/chị có muốn em mô tả lại tính năng chính này không?
Hướng đến người có quyền ra quyết định cuối cùng: Anh có cần tham khảo ý kiến ai khác trước khi đặt hàng hay không? Thực tế, việc kinh doanh tại cửa hàng dù lớn dù nhỏ đều gặp phải những khách hàng chỉ là người trung gian không có quyền quyết định, chốt cuối cùng.
Khéo léo trì hoãn thời điểm giao – nhận hàng: Chúng tôi còn tồn kho rất ít, liệu ông có thể chờ thêm 2 tuần nữa không, thưa ông?
Tạo sự thuận lợi tối đa cho việc thanh toán của khách hàng: Ông muốn thanh toán với hình thức chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt, thưa ông?
Bắt chuyện với khách bằng những câu hỏi tự nhiên: Anh thích mẫu màu xanh hay màu hơn ?
Các bạn đã có thêm thông tin trong quá trình đào tạo nhân viên rồi phải không nào? Chúc các bạn thành công hơn nữa sau khi hoàn thiện quy trình với nghệ thuật bán hàng của mình nhé.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- nghệ thuật bán hàng thành công
- một số nghệ thuật bán hàng
- nghệ thuật bán hàng quần áo
- nghệ thuật bán hàng online
- nghệ thuật bán hàng lê thẩm dương
- nghệ thuật bán hàng qua điện thoại
- đỉnh cao của nghệ thuật bán hàng là gì
Nội dung liên quan:
- Insight là gì? Các bước xác định insight của khách hàng
- Các mẫu báo cáo chăm sóc khách hàng hữu ích cho bộ phận Customer Service
- Kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp để tăng doanh thu nhanh chóng