Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh vực thực phẩm, ăn uống hay giáo dục, thời gian tới xu hướng kinh doanh nhượng quyền còn được ngành bán lẻ phân phối hàng hóa tận dụng.
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
1. Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền thương hiệu (franchisee) là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hay tổ chức được sử dụng thương hiệu/tên của sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định. Nhằm kinh doanh trong khoảng thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính nhất định. Có thể là một khoản chi phí hoặc là theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
Bên nhượng quyền (franchisor) phải đảm bảo cung cấp đầy đủ và hỗ trợ thành viên gia nhập hệ thống đó. Còn bên nhận nhượng quyền (franchisee) phải đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định, tiêu chuẩn của hệ thống. Từ cách trang trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả hàng hóa được chuyển giao.
nhuong quyen thuong hieu2. Các loại hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Có 4 loại hình kinh doanh nhượng quyền cơ bản:
– Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
– Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
– Nhượng quyền có tham gia quản lý
– Nhượng quyền có đầu tư vốn
Những ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
nhuong quyen thuong hieu1. Giảm thiểu tối đa rủi ro
Một trong những ưu điểm quan trọng nhất trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là giảm thiểu rủi ro thấp nhất đến dưới 10%.
Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ được huấn luyện, đào tạo. Đặc biệt là truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh doanh đặc thù. Mà bên nhượng quyền đã tích luỹ được từ những lần trải nghiệm trên thị trường. Bên nhận quyền không phải trải qua giai đoạn xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn bên nhận quyền các nguyên tắc chung.
Bên cạnh đó, bên nhượng quyền đã có được uy tín về chất lượng sản phẩm trên thị trường, các chiến dịch quảng bá. Phân khúc khách hàng nhất định nên bên nhận nhượng quyền sẽ giảm thiểu những rủi ro về mặt này.
2. Sử dụng thương hiệu nhượng quyền
Ngày nay, trên thị trường có hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ có cùng giá trị sử dụng. Nhưng được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Do đó, việc cố gắng tạo dựng một thương hiệu nổi tiếng. Được khách hàng tin cậy và nhớ đến là vấn đề sống còn của mỗi nhà kinh doanh.
Việc lựa chọn kinh doanh nhượng quyền là bạn đã lựa chọn khởi nghiệp với thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. Mức độ thành công tốt hơn khi không cần tốn thời gian và tiền bạc để quảng bá thương hiệu. Tạo dựng lòng tin và tiềm kiếm thị trường, khách hàng. Bạn có thể tận dụng thương hiệu để tiếp cận khách hàng nhanh hơn với tập khách hàng nhất định. Mở rộng hơn tùy theo khả năng quản lý kinh doanh của bạn.
3. Thuận tiện và được ưu đãi khi mua nguyên liệu, sản phẩm
Bên nhận nhượng quyền luôn được nhận những ưu đãi đặc biệt về các sản phẩm, nguyên liệu, dịch vụ. Với chất lượng tốt và đảm bảo đạt chuẩn với thương hiệu.
4. Tận dụng các nguồn lực
Bên nhận quyền chỉ tập trung vào việc điều hành hoạt động kinh doanh. Phần còn lại như xây dựng chiến lược tiếp thị, quy trình vận hành, chiến lược kinh doanh sẽ do bên nhượng quyền đảm trách và chuyển giao.
5. Hỗ trợ quản lý, pr-marketing
Trong loại hình kinh doanh nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn chi phí và thời gian cho việc phát triển thị trường, PR, quảng cáo. Vì sẽ được bên nhượng quyền đảm nhận và chuyển giao.
Tổng quan về nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam
1. Nhượng quyền thương hiệu có dễ thành công không?
Nhượng quyền thương hiệu (franchise) không phải là một khái niệm xa lạ. Đã có nhiều thương hiệu nước ngoài và Việt Nam thành công trong việc nhượng quyền. Giúp mở rộng được thị phần và quảng bá thương hiệu của mình.
Tuy nhiên, do lịch sử phát triển ngành nhượng quyền tại nước ta vẫn còn khá mới. Nên việc hiểu đúng và áp dụng mô hình như thế nào hiện vẫn còn là thử thách.
Nhượng quyền đã được chứng minh là một trong những mô hình kinh doanh thành công nhất trong vòng 100 năm qua. Kể từ sau Thế chiến thứ II.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh là việc doanh nghiệp nhượng quyền, người sở hữu sản phẩm hoặc hệ thống kinh doanh đã qua chứng thực thành công. Cho phép các doanh nghiệp khác kinh doanh dưới tên thương hiệu của mình qua hình thức thu phí.
Doanh nghiệp đứng ra cấp phép được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân hoặc doanh nghiệp đứng ra mua quyền sử dụng thương hiệu, được gọi là đối tác nhận quyền.
Ngày nay, nhượng quyền là mô hình được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Từ ẩm thực đến bán lẻ, dịch vụ. Bất kỳ ngành nghề nào có tài sản sở hữu trí tuệ. Có thiết lập hệ thống kinh doanh hiệu quả đều có thể nhượng quyền. Ngay cả đối với ngành thương mại điện tử đang nở rộ hiện nay.
2. Các thương hiệu nhượng quyền tại thị trường Việt Nam
Vì lịch sử ngành nhượng quyền đã có từ cả trăm năm nay. Doanh nghiệp tại những quốc gia phát triển như ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật, Úc xem đây là mô hình chủ đạo để phát triển ra thị trường thế giới.
Cũng vì vậy, không ngạc nhiên khi nhiều thương hiệu quốc tế chọn hình thức này để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Kể từ khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, ngành bán lẻ và nhượng quyền của chúng ta bắt đầu có tín hiệu khởi sắc. Circle K bước vào thị trường năm 2009. Tiếp theo là sự xuất hiện của Domino’s năm 2010, Burger King năm 2011 và năm 2012 đánh dấu 10 năm KFC có mặt tại thị trường Việt Nam.
Trên thực tế, dù đã có mặt từ 10 năm trước, KFC chỉ thực sự bắt đầu phát triển hệ thống trong mấy năm trở lại đây. Năm 2013 và 2014 đánh dấu sự sôi động của thị trường với sự xuất hiện của hai thương hiệu khổng lồ Starbucks và McDonald’s. Có thể nhận thấy nước ta đang trở thành thị trường được chú ý đối với các thương hiệu quốc tế và khu vực.
Bên cạnh các thương hiệu quốc tế lớn kể trên, các thương hiệu nhượng quyền châu Á cũng bắt đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, có thể kể một số thương hiệu khu vực tiêu biểu như Jollibee (Philippines), BreadTalk (Singapore), The Pizza Company, Thai Express (Thái Lan), Cafe Bene (Hàn Quốc), Chattime (Đài Loan), v.v…
7 Lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công
Thị trường nhượng quyền trong những năm gần đây khá sôi động, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ và ăn uống. Tính đến tháng 7/2017, đã có 148 thương hiệu quốc tế nhượng quyền thành công tại Việt Nam, dự báo con số này tiếp tục tăng 25% trong thời gian sắp tới. Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng bạn đã biết những điều cần phải lưu ý để mô hình nhượng quyền thành công chưa? Tham khảo ngay những thông tin bên dưới nhé!
nhuong quyen thuong hieu1. Nghiên cứu kỹ thị trường
Muốn đầu tư thành công thì phải hiểu rõ được thị trường đang cần gì và thiếu gì, sản phẩm bạn muốn bán đã bão hòa chưa? Chẳng hạn như bạn muốn kinh doanh trà sữa thì cần biết TP. HCM đang hiện có 1.652 cửa hàng và nhu cầu uống trà sữa vẫn không hề sụt giảm. Giới trẻ và dân văn phòng thích uống những ly trà sữa có thương hiệu, nhưng số cửa hàng như Gong Cha, Ding Tea, Toco Toco,… không đáp ứng đủ, khách vẫn phải chờ xếp hàng để mua.
Vậy đây có phải là cơ hội bạn chen chân vào bằng cách nhượng quyền? Giải được bài toán thị trường là bước đầu để bạn thực hiện một kế hoạch kinh doanh thành công.
2. Chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp
Khi xác định được thị trường, bạn bắt đầu lựa chọn thương hiệu để nhượng quyền kinh doanh.
Các yếu tố để đánh giá lựa chọn:
- Tài chính: Để nhượng quyền một thương hiệu thì chúng ta cần bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, bạn cần xem lại khả năng tài chính của mình để lựa chọn thương hiệu phù hợp.
- Hiệu quả kinh doanh: Cần xem xét các thông tin cần thiết để biết thương hiệu bạn sắp đầu tư kinh doanh thực tế thế nào trong những năm vừa qua. Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận có đáp ứng được mục tiêu của bạn, giống như công ty nhượng quyền đảm bảo hay không.
- Văn hóa: Đây là điều cần lưu ý khi bạn có ý định nhượng quyền từ những thương hiệu nước ngoài. Bạn cần xem xét giá trị văn hóa công ty đó có phù hợp hoặc có thể thương lượng để thay đổi một phần để thích ứng với nơi bạn sắp kinh doanh hay không.
3. Bảo hộ thương hiệu
Việc bảo hộ pháp lý rất quan trọng, nếu bạn không muốn bỏ một khoản tiền lớn để mua nhượng quyền, để rồi một thời gian sau có hàng loạt những cửa hàng cùng tên cạnh tranh với bạn mà họ chẳng phải tốn xu nào. Hãy kiểm tra chắc chắn rằng thương hiệu đó đã đăng ký bản quyền được pháp luật bảo hộ, để tránh mất tiền oan nhé!
4. Phí nhượng quyền
Thông thường đối với những thương hiệu lớn, hoạt động được vài năm thì phí nhượng quyền đã được ấn định sẵn và hiếm khi bạn có thể thương lượng để thay đổi. Trừ khi, thượng hiệu đó đang muốn xâm nhập mở rộng thị trường và cần một đối tác để nhượng quyền, thì cơ hội thay đổi phí này cao hơn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chọn công ty có phí nhượng quyền phù hợp với túi tiền của mình thì an toàn hơn.
5. Đơn phương hủy hợp đồng
Một hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn 5 năm và có thể nhiều hơn như vậy, rất khó để bạn muốn rút lui, trừ khi cả hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bình thường có một khoảng thời gian rất ngắn gọi là “Cooling off” tầm 7 ngày để bạn suy nghĩ lại và rút lui, nhưng đây là trong trường hợp bạn chưa trả phí nhượng quyền. Nếu bỏ ngang giữa chừng, kiện tụng chắc chắn xảy ra, bạn sẽ mất đi phí đã trả và đền bù các khoản lợi nhuận dự tính trong thời gian hợp đồng còn lại cho công ty đó.
Do đó, khi bên thương hiệu cố gắng hối thúc bạn ký hợp đồng một cách đáng ngờ thì nên cẩn thận suy nghĩ lại, tránh trường hợp “bút sa gà chết” không thể làm gì khác.
6. Không được tự do sáng tạo
Kinh doanh nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn được chuyển giao bí quyết, quy trình kinh doanh, kể cả văn hóa hoạt động của doanh nghiệp nhượng quyền. Do đó, việc bạn tự ý sáng tạo mới trong sản phẩm hay quy trình hoạt động là khá khó khăn, các đề xuất của bạn phải được bên nhượng quyền đồng ý. Bạn cần lưu ý điều này để tránh gặp rắc rối.
7. Đam mê
Kinh doanh nhượng quyền có đặc điểm không phải chỉ có nhiều tiền bung ra là được. Bạn cần có tâm huyết, đam mê với công việc kinh doanh của mình, sẵn sàng săn tay áo vào làm cùng nhân viên để hiểu hết những công việc thực tế đang xảy ra. Khi hiểu hết mọi thứ, bạn sẽ giao tiếp, quản lý, truyền cảm hứng cho nhân viên một cách hiệu quả hơn.
Tìm kiếm liên quan:
- nhượng quyền thương hiệu giá rẻ
- nhượng quyền thương hiệu cafe
- nhượng quyền thương hiệu quán ăn
- nhượng quyền thương hiệu highland
- nhượng quyền thương hiệu thời trang
- nhượng quyền thương hiệu trà sữa
- nhượng quyền thương hiệu tiếng anh
- các thương hiệu việt nam nhượng quyền
Nội dung liên quan:
- SEMTEK – Dịch vụ SEO Website giá rẻ nhất, uy tín, chuyên nghiệp
- 50 Thương hiệu Bán lẻ Hàng đầu hoạt động như thế nào trên Facebook?
- Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký https cho website