Thuật ngữ “tiếp thị niche” đã được khoảng một thời gian khá lâu. Trong thực tế, nó rất phổ biến, đặc biệt là với phương tiện truyền thông xã hội và các hình thức khác của tiếp thị kỹ thuật số, các công ty trực tuyến hiếm khi bận tâm bán cho các cơ sở tiêu dùng lớn. Trong thực tế, tiếp thị đại chúng đã hoàn toàn biến mất. Điều này làm cho nó rất quan trọng để hiểu nó là gì, niche của bạn là gì, và làm thế nào để tận dụng thông tin đó để mở phân khúc thị trường và tìm đối tượng những người đã được yêu cầu sản phẩm niche của bạn.
Niche Market là gì?
Niche market là thị trường ngách, và để hiểu được rõ hơn thì là một phân đoạn nhỏ của thị trường mà bạn đã đặt mục tiêu trước đó vào một nhóm khách hàng riêng biệt. Chúng ta không tập trung vào phân khúc của toàn bộ thị trường mà tập trung vào một phân đoạn chuyên biệt.
Để dễ hình dung hơn, sẽ có một ví dụ cụ thể như thế này: Như bạn đã biết thị trường kinh doanh điện thoại hiện nay rất cạnh tranh có rất nhiều ông lớn đang tham gia kinh doanh mặt hàng này điển hình như: Thế Giới Di Động, FPT Shop, HNComputer… Bạn thử nghĩ xem nếu bạn cũng tham gia kinh doanh mặt hàng này thì liệu có đánh bại được các đối thủ nặng ký kể trên không, chắc chắn là tỷ lệ thành công rất thấp, và dù có thành công cũng khiến bạn mất rất nhiều thời gian và tài chính.
Vậy giải pháp ở đây là gì? Đó chính là bạn cần phải tìm ra những thị trường ngách để chen chân vào, tôi sẽ lấy ví dụ về 1 số thị trường ngách cho ngành máy tính, laptop để bạn dễ hiểu như: Bạn có thể kinh doanh máy tính, laptop cũ hoặc xách tay cũng khá HOT lại ít đối thủ cạnh tranh nặng ký hơn rất nhiều, hoặc nếu bạn ít vốn có thể kinh doanh mặt hàng là phụ kiện máy tính, laptop hay phụ kiện chơi game cũng khá hợp lý phải không nào.
Tại sao Niche Market lại quan trọng?
Đến phần này thì sẽ có khá nhiều bạn khi mới tập tành cho mình là website để kiếm tiền và kinh doanh online, rồi dần dần đâm đầu vào những chủ đề như: Tài chính, du lịch, làm đẹp, đồ gia dụng, xe cộ, ẩm thực,…
Sau một quãng thời gian làm thì cảm thấy bản thân của mình.sao thật bé nhỏ, không tài nào có thể vượt qua được những trang website lớn mạnh như hiện tại. Và một số trường hợp khác lại cảm thấy có quá nhiều.thứ làm ta bị sock, bị ngợp rồi không biết tiếp theo đó mình nên là gì.
Sẽ có một vài lý do rõ ràng, nhưng dường như cậu ấy đang quá mải.mê đâm đầu theo thị trường rộng lớn ấy, nơi có hàng hóa và phải cạnh tranh với khá.là nhiều ông lớn, dư tiền và các startup rất là chuyên nghiệp,.đang cố gắng để bon chen vào.
Như vậy là bạn đang hiểu sai rồi, đó không phải là “Ngách” đâu. Thị trường ngách phải là những thứ gì đó, chủ đề nào đó mâng tính cụ thể hơn cơ.
Nếu mà thẳng thắng để mà nói về thị trường (marketplace) được coi là những con đường quốc lộ, thì ngách ở đây dĩ nhiên sẽ là con hẻm nhỏ. Trước kia, khi mà con đường quốc lộ khá lớn, còn rất ít người thì ai cũng đi nhanh và đi xa được. Cái gì nó cũng chỉ có một thời gian, cho đến một thời gian sau, khi mà số người trên con đường này ngày một đông hơn rồi đông hơn nữa theo cấp số nhân, rồi có cả xe hơi, xe tải… thì thời đại tắc đường, kẹt xe đã đến.
Thay vì khổ cực mà lao vào con đường quốc lộ để đi thì sẽ có nhiều người chọn cho mình con đường hẻm để đi, tuy rằng nó bé nhưng lại đi nhanh và dễ hơn, cũng nhanh để đến đích hơn.
Trong maketing cũng vậy, để kinh doanh hay là kiếm tiền,.bằng cách này hay cách khác, bằng việc sẽ chọn ra một thị trường ngách,.và về cơ bản, thị trường ngách sẽ có 6 điểm mạnh như sau:
- Giảm đi được sức cạnh tranh, tránh né được nhiều đối thủ nặng ký
- Ngân sách, tiền bạc và vốn bỏ ra để triển khai cũng sẽ thấp hơn.so với việc là đâm đầu vào một thị trường mang tính rộng lớn.
- Sẽ gây một cái gì đó ấn tượng hơn trong con mắt của các khách hàng,.vì nó mang một tính chất cụ thể hơn.
- Nếu như cá nhân hóa nội dung thì nó sẽ được áp dụng một cách tốt hơn.
- Dễ dàng để mang đến một tính chất chuyên môn hơn, vì như vậy.khiến bạn trở thành con người có thời gian, và khi có thời gian thì sẽ đào sâu hơn về cái ngách đó.
- Thấu hiểu hơn về khách hàng hơn, khi đã thấu hiểu được khách hàng.thì bạn sẽ biết được tự cải thiện như thế nào là tốt để cải thiện mà chiều lòng khách hàng
- Cái gì ngay lúc đầu cũng không dễ dàng gì, người mới bắt đầu cũng vậy,.thường sẽ rất yếu về mặt kiến thức, nguồn lực và tài chính….
Vậy thì thị trường ngách chính là một bước đi vo cùng phù hợp.và đặc biệt theo như cách phân tích ở trên thì hiện tại thị trường ngách tại Việt Nam đang rất ít bị cạnh tranh.
7 bước để tạo ra một thị trường ngách tốt
Viết ra một danh sách những điều bạn mong muốn
Bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình cho ai? Việc liệt kê này càng cụ thể càng tốt. Hãy nhận dạng khu vực địa lí bạn muốn bắt đầu và hình thức khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ của mình.
Tập trung
Hãy xác định rõ ràng bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ gì, và nhớ rằng: Thứ nhất, bạn không thể bán tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người; thứ hai, thị trường mục tiêu càng hẹp càng tốt. Hãy mô tả thế giới bằng con mắt của khách hàng. Khi bạn nhìn vào mọi thứ xung quanh từ góc độ của những khách hàng tiềm năng, bạn có thể nhận dạng được nhu cầu hoặc mong muốn của họ.
Cách tốt nhất để làm việc này chính là hãy nói chuyện với những.khách hàng tiềm năng, và phát hiện cũng như phân tích những.mối quan tâm chính của họ là gì.
Tăng tốc
Đây là giai đoạn thị trường ngách của bạn bắt đầu “hình thành” khi.những ý tưởng của bạn, cộng với những nhu cầu và mong.muốn của khách hàng hợp nhất, tạo ra một điều gì đó mới.
Một thị trường ngách tốt sẽ có 5 đặc điểm như sau:
- Nó dẫn bạn tới nơi bạn muốn – nói cách khác, nó phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.
- Ai đó cũng muốn nó – “ai đó” ở đây chính là khách hàng.
- Nó được chuẩn bị một cách cẩn trọng.
- Nó là duy nhất.
- Nó không ngừng phát triển, và cho phép bạn tạo ra những cơ.hội lợi nhuận khác nhau nhưng vẫn giữ được yếu tố kinh doanh cốt lõi,.từ đó, đảm bảo thành công dài lâu.
Đánh giá
Đã đến lúc đánh giá những sản phẩm/dịch vụ bạn định.khởi nghiệp bằng những tiêu chí được đề cập trong bước 4.
Nếu bạn nhận ra rằng thị trường ngách bạn hướng tới đòi hỏi.bạn phải đi đi lại lại nhiều, trong khi bạn lại không phải là người thích di chuyển,.thì việc này có nghĩa rằng thị trường ngách đó chưa đáp ứng tất.cả những tiêu chí trên – và nó sẽ không thể dẫn bạn đến nơi bạn muốn.
Do vậy, đừng ngại ngần bỏ qua nó, và tiếp tục với những ý tưởng tiếp theo.
Thử nghiệm
Một khi đã có sự ăn khớp giữa thị trường ngách và sản.phẩm của mình, bạn hãy thử bán nó ra thị trường. Hãy cho mọi người cơ hội mua sản phẩm hay dịch vụ.của bạn ngoài thị trường thực tế. Điều này có thể thực hiện bằng cách tung ra các sản.phẩm mẫu, thông qua buổi seminar hay qua các thư giới thiệu… Cần nhớ, việc thử nghiệm không nên tiêu tốn nhiều tiền của bạn.
Tiến hành
Đã đến lúc triển khai ý tưởng của bạn. Với rất nhiều người khởi nghiệp, đây là giai đoạn khó khăn.và thách thức nhất. Nhưng bạn đừng sợ: Nếu như bạn đã “làm bài tập về nhà một cách đầy đủ”, việc.gia nhập thị trường sẽ là một bài tập mạo hiểm có tính toán,.chứ không phải bạn đang đánh bạc.
Cách xác định Niche Market
Một khi bạn đã hiểu được Niche Market là gì và bạn muốn là một phần của chiến lược này, bạn có thể tiến hành tới giai đoạn tiếp theo đó là từng bước xác định Niche Market của riêng mình.
Dưới đây là từng bước để xác định Niche Market mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1 – Xác định mục tiêu
Ở phần mở đầu này, bạn cần xác định rõ các thông tin nền tảng như bạn muốn kinh doanh hay hợp tác với ai, bán hàng cho ai, hay kiểu (mô hình) kinh doanh mà bạn đang hướng tới là gì, bạn cũng cần xác định cụ thể về chân dung của các nhóm khách hàng mục tiêu mà bạn sẽ phục vụ họ.
Nếu quan sát trên thị trường, bạn thấy rằng hiếm có một sản phẩm nào là “dành cho tất cả mọi người”.
Ngoài ra, bởi vì bạn đang xây dựng chiến lược tiếp cận cho Niche Market, tức một thị trường hẹp, chân dung của nhóm khách hàng mục tiêu của bạn cần cụ thể.
Ví dụ, thay vì bạn chọn các nhóm khách hàng là Gen Z, bạn cần chi tiết thành Gen Z, Nam giới, có thu thập cao, và hiện đang sinh sống tại các thành phố lớn.
Bước 2 – Tập trung vào những gì thương hiệu có thể làm tốt nhất cho những khách hàng hiện có trong Niche Market
Tiếp theo, bạn cần làm rõ những gì bạn muốn bán. Hãy nhớ rằng a) bạn không thể là tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người và b) nhỏ hơn là lớn hơn.
Như đã phân tích ở trên, một khi đã chọn chiến lược tập trung vào Niche Market, những gì bạn làm hay cung cấp cho khách hàng của mình phải cụ thể và riêng biệt.
Ví dụ, kinh doanh bán lẻ quần áo không phải là một Niche Market mà là một lĩnh vực hay ngành hàng, một phân khúc cụ thể hơn có thể là “quần áo cỡ lớn cho những người có vóc dáng cao lớn”.
Để thành công với chiến lược này, bạn cần dựa trên những năng lực đặc biệt hay những lợi thế cạnh tranh của bạn trên thị trường.
Bước 3 – Mô tả và thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Với những ai làm kinh doanh và marketing, “Hãy đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với chính mình” chắc chắn không phải là thứ gì đó quá mới mẻ.
Để có thể đáp ứng được mong muốn hay kỳ vọng của khách hàng, dù là trong thị trường rộng lớn hay Niche Market, bạn cần nhìn thế giới từ quan điểm của họ. Cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên trò chuyện với khách hàng và khách hàng tiềm năng.
Bước 4 – Kết nối
Ở giai đoạn này, Niche Market của bạn sẽ bắt đầu hình thành khi ý tưởng (thế mạnh) của bạn và nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng được kết hợp lại để tạo ra một thứ gì đó mới và độc đáo.
Một Niche Market tốt là thị trường có các đặc điểm như nó có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong dài hạn, luôn có một lượng khách hàng tiềm năng sẵn sàng chi trả, những gì bạn có trên Niche Market là khó thay thế.
Bước 5 – Đánh giá Niche Market
Tới đây, khi bạn đã có trong tay phần lớn các dữ liệu về chính doanh nghiệp của mình, về khách hàng cũng như thị trường, bạn cần khách quan đánh giá các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp.
Nếu tất cả những gì bạn cung cấp là quá bình thường, tức không có gì độc đáo hay không chứa ít nhất là 1 tiêu chí trong các tiêu chí lựa chọn Niche Market tốt nói trên, có thể bạn sẽ cần một Niche Market khác.
Bước 6 – Thử nghiệm thị trường (Market)
Ở bước 5, khi bạn nhận thấy mọi thứ là phù hợp, hay nói cách khác, bạn hoàn toàn có cơ hội thành công với Niche Market của mình, hãy cho mọi người cơ hội mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đó chính là lúc bạn đưa nó ra thị trường.
Dù đó là việc cho dùng thử sản phẩm, chạy các chương trình khuyến mãi lớn, hay quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, bạn tiếp cận càng nhiều khách hàng và càng nhiều người sẵn sàng dùng thử nó thì càng tốt.
Bước 6 – Mở rộng thị trường
Cuối cùng, và cũng là giai đoạn mà tất cả những người làm kinh doanh và marketing đều mong muốn đó là mở rộng quy mô sản xuất khi thử nghiệm thị trường đã được chứng minh là thành công.
Hy vọng những thông tin trên đây mà SEMTEK cung cấp sẽ giúp bạn có.thêm được nhiều kiến thức mới để hiểu hơn và áp dụng vào công việc của mình.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Tìm kiếm liên quan
- niche meaning
- niche perfume là gì
- how to pronounce niche
- niche market
Nội dung liên quan
- Buyer Persona là gì trong Marketing?
- Quy mô thị trường là gì – tìm hiểu vai trò & cách xác định quy mô thị trường
- Ngành Thương mại điện tử là gì – Sinh viên ra trường có thể làm ở đâu?