Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng sở hữu cho mình một chiếc ổ cứng SSD với mức giá rất dễ chịu và phải chăng. Chỉ phải bỏ ra khoảng hơn 400.000 VNĐ cho một chiếc ổ cứng SSD, bạn đã có thể tăng tốc cho máy tính của mình lên 10 hay thậm chí 20 lần so với ổ cứng HDD thông thường. Vậy thì tại sao ổ cứng rời ssd lại có hiệu năng tốt như vậy? Người dùng ưa chuộng nó vì lý do gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Vậy SSD là gì?
SSD là viết tắt của từ Solid-State Drive – ổ cứng thể rắn, còn HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, tức ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ.
Theo dòng lịch sử, Ổ cứng thể rắn SSD hay viết tắt của Solid State Drive đầu tiên được ra đời vào năm 1978. Nhưng phải mãi tới năm 1996, khi mà M-System (sau này được SanDisk mua lại năm 2006) giới thiệu một ổ SSD dựa trên công nghệ bộ nhớ Flash, Ổ cứng SSD mới được coi là một lựa chọn thay thế cho HDD truyền thống.
Tuy vậy, lúc này nó mới chỉ được áp dụng trong các ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quân sự và những ngành nghiên cứu quan trọng khác. Những ứng dụng trong các ngành này đòi hỏi một thiết bị có khả năng lưu trữ bền vững ít lỗi vốn có trong thiết bị SSD.
Một điểm cần lưu ý là giá thành của ổ cứng SSD lúc này rất cao và khó tiếp cận với người tiêu dùng phổ thông. Không những vậy, tốc độ của những ổ cứng rời ssd đời cũ này chậm hơn so với hiện nay rất nhiều. Phải cho đến những năm gần đây SSD mới trở nên phổ biến và có một giá thành rất dễ chịu dành cho người dùng.
o cung roi ssdCách khái niệm cần biết đối với ổ cứng rời ssd
Với ổ cứng rời ssd chúng ta sẽ có một số khái niệm để phân biệt cũng như là xác định tên gọi của chúng, đó là:
Ổ cứng rời SSD là gì?
Dạng thức (hay còn gọi là Form Factor)
Dạng thức là để chỉ hình dạng vật lý của SSD, chúng ta sẽ có 5 dạng thức – Form Factor là: mSATA, SATA, M.2, PCIe và dạng 2,5 inch như ở trong biểu đồ ở trên. Mỗi loại Form SSD sẽ có một khả năng giao tiếp hoặc giao thức kết nối khác nhau nên người dùng cần chú ý kỹ thông tin để tránh nhầm lẫn không đáng có.
Tất nhiên việc phân loại này chỉ mang tính tương đối vì có những thứ không được xếp cùng hạng mục (category) xét về dạng thức.
Giao tiếp (hay Cổng kết nối)
Giao tiếp hay cổng kết nối là các khe, cổng cắm trên các máy chủ để người dùng có thể kết nối ổ cứng rời ssd. Giống với dạng thức thì giao tiếp cũng là thứ mà chúng ta có thể nhìn thấy được trên thực tế. Điều may mắn là tên gọi cổng kết nối và dạng thức thường giống nhau nên bạn có thể dựa vào đó để phân biệt giữa các SSD.
Giao thức
Giao thức là cách mà SSD “nói chuyện” với ứng dụng và các thành phần phần cứng khác thông qua bộ điều khiển (controller) tương tự cách thức mà card mạng dùng truyền dữ liệu. Hiện nay chúng ta có 2 giao thức SSD thường gặp nhất là: SATA và NVMe.
Với SATA, điểm nổi bật là hỗ trợ chế độ AHCI mode (advanced host controller interface), cho phép truyền nhận dữ liệu với băng thông đạt mức 600MB/s (chuẩn SATA 3.0). Tuy vậy, do AHCI được tạo ra với mục đích hỗ trợ các kết nối truyền tải thông tin tốc độ thấp của các ổ cứng HDD, nên nó đang trở thành “cổ chai” hạn chế sức mạnh của các ổ cứng SSD hiện nay.
Trong khi đó NVMe (non-volatile memory express) được phát triển cho các SSD hiệu suất cao. Khác với SATA, NVMe controller sử dụng 4 tuyến PCI Express 3.0 để truyền dữ liệu với băng thông đạt mức 4GB/s. Điểm nổi bật của NVMe là hỗ trợ công nghệ NCQ có khả năng phân tích, sắp xếp đến 64.000 hàng đợi so với con số 32 hàng của AHCI.
Khác biệt đáng kể giữa ổ cứng rời ssd và ổ cứng HDD truyền thống
Không phải ngẫu nhiên mà các nhà phát triển ổ cứng lại cho ra đời các ổ cứng SSD trong khi các ổ cứng HDD truyền thống vẫn được sử dụng nhiều. Về cơ bản, ổ cứng SSD sẽ có một số điểm khác biệt nổi bật mà người dùng chưa biết ổ cứng SSD là gì cần phải chú ý, cụ thể:
Tốc độ
Các ổ cứng HDD hiện tại bị hạn chế khá nhiều về tốc độ xử lý thông tin do phụ thuộc khá nhiều vào tốc độ quay của các ổ đĩa xoay cơ học. Với tốc độ quay của ổ đĩa vào khoảng 5400 – 7200 rpm và khả năng truy xuất dữ liệu vào khoảng hơn 200 MB/s, ổ cứng HDD chắc chắn sẽ khá bất lợi khi so sánh với tốc độ đạt gần 500 MB/s của các chip nhớ trên ổ cứng SSD.
Một vài thí nghiệm kiểm tra tốc độ trên cả hai loại ổ cứng đã chứng minh, trong khi các chip nhớ của SSD đã hoàn tất khởi động và làm việc ngay thì ổ cứng HHD còn khá “vất vả” với quá trình khởi động máy.
Mức độ an toàn ổ cứng rời ssd
Các hoạt động cơ học của ổ cứng HDD cũng khiến cho nó gặp không ít những phiền toái trong vấn đề đảm bảo an toàn cho thông tin trong suốt quá trình hoạt động. Dữ liệu được lưu trữ trên các ổ cứng HDD bằng cách ghi thông tin trên bề mặt của ổ đĩa xoay được phủ từ tính, và để truy xuất những dữ liệu này, đầu đọc ổ đĩa cần có thời gian rà soát trên bề mặt đã để thu thập thông tin đầy đủ cho việc trích xuất.
Tuy nhiên, các linh kiện của động cơ và đầu đọc dữ liệu của ổ cứng HDD lại quá dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động lực từ bên ngoài như rung, lắc, va đập…dẫn đến việc dữ liệu bị mất một phần do ổ đĩa ngưng hoạt động.
Nhiều trường hợp mặc dù ổ cứng có thể sửa chữa để hoạt động bình thường, song dữ liệu lại bị lỗi hoặc không thể mở được, gây ảnh hưởng lớn cho người sử dụng.
Vậy điều tương tự có xảy ra trên các ổ cứng rời ssd mới? Câu trả lời là không.
Rõ ràng các vấn đề về độ an toàn dữ liệu trên các ổ cứng HDD đều được gây ra do các chuyển động cơ học của nó. Trong khi đó, ổ cứng SSD đã khắc phục điều này bằng cách chuyển lữu trữ sang các chip nhớ. Các chip nhớ này hoạt động độc lập mà không cần đến các chuyển động cơ học.
Khả năng gây ồn
Các hoạt động cơ học chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi ma sát. Điều này cũng đồng nghĩa ổ cứng HDD sẽ có khả năng bị nóng cao hơn khi hoạt động với thời gian dài.
Nếu máy tính của bạn phải làm việc trong điều kiện tản nhiệt kém hoặc nhiệt độ quá cao, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy máy hoạt động khá ồn và truy xuất dữ liệu cũng chậm dần đi theo thời gian sử dụng máy. Tình trạng này đôi khi cũng gây treo hệ thống và mất dữ liệu không mong muốn.
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho các ổ cứng SSD ra đời. Với công nghệ lưu trữ trên chip, bạn hầu như không còn nhận ra bất kỳ chuyển động nào của ổ cứng khi chúng hoạt động quá êm ả và không có tiếng ồn nào.
Kiểu dáng
Việc sử dụng chip nhớ cũng giúp các ổ cứng SSD có thể tự do cải tiến về kích thước và kiểu dáng hơn so với các ổ cứng HDD truyền thống. Không phải mang theo các ổ đĩa xoay cồng kềnh, ổ cứng SSD được nâng cấp với nhiều kích thước nhỏ gọn hơn, phù hợp với cả các dòng laptop cỡ nhỏ.
Trong khi đó, các nhà phát triển vẫn luôn cảm thấy khó khăn trong việc “khoác những chiếc áo mới” cho HDD, khi việc thu nhỏ các ổ đĩa xoay gần như là rào cản lớn. Đã có nhiều sản phẩm HDD được cải thiện hơn về kích thước, với khoảng 1,8 inch, nhưng đồng nghĩa với đó, dung lượng của ổ cứng cũng bị kéo xuống đáng kể.
Các chức năng khác
Ngoài các khả năng trên, một ổ cứng SSD cũng mang lại cho bạn thêm 2 chức năng cơ bản khác như:
– Chức năng sửa lỗi ECC (Error Correcting Code): Một chức năng mới cho phép SSD thực hiện các thao tác kiểm tra và nhận diện lỗi dữ liệu, từ đó tự động sửa lỗi, giúp giảm thiểu tình trạng dữ liệu bị mất mát hoặc hư hỏng. Chức năng này thường được trang bị ở các dòng ổ cứng SSD cao cấp và bạn hoàn toàn có thể kiểm tra chúng bằng cách xem các thông số được nhà sản xuất công bố trên bao bì sản phẩm.
– Chức năng năng cao hiệu suất bằng lệnh TRIM: Bộ nhớ NAND flash không thể ghi đè dữ liệu. Thay vào đó, chip điều khiển sẽ phải xóa đi các dữ liệu cũ và ghi đè lên vùng trống đó. Lúc nyaf, lệnh TRIM sẽ kích hoạt để thông báo cho ổ cứng SSD biết khối dữ liệu nào không còn hoạt động và có thể xóa từ bên trong, giúp ổ cứng giảm tải bớt cho hiệu năng nhanh hơn.
Ổ cứng SSD có thực sự vượt trội hơn ổ cứng rời HDD về mọi mặt?
Mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn, nhiuef người chưa hiểu hết ổ cứng rời ssd là gì sẽ nghĩ rằng ổ cứng SSD đã thực sự đánh bật các ổ cứng HDD truyền thống. Song, trên thực tế, các ổ cứng SSD vẫn tồn đọng một vài khuyết điểm khiến nó vẫn chưa được thay thế hoàn toàn cho các ổ cứng HDD, đó là:
Giá thành cao
Sở hữu một công nghệ lưu trữ hiện đại cũng khiến cho các ổ cứng rời ssd được bán ra thị trường với mức giá cao hơn rất nhiều so với ổ cứng HDD. Ổ cứng SSD hiện nay đang được chào bán ở mức giá từ 800 ngàn đến vài triệu đồng, và thường được sử dụng chủ yếu bởi những người dùng cao cấp, có nhu cầu sử dụng máy tính cấu hình cao với tần suất lớn, build hi-end PC hoặc những người đam mê công nghệ, chứ chưa thực sự phổ biến cho các đối tượng bình dân hơn.
Tuy nhiên, nếu so với khoảng 2,3 năm về trước, các ổ cứng SSD hiện nay đã được giảm giá khá tốt, từ 20-30%, rút ngắn khoảng cách về giá giữa SSD và HDD để tiếp cận với nhiều người dùng hơn, với nhiều mẫu mã đa dạng hơn.
Dung lượng thấp
Rào cản về giá cũng khiến cho các ổ cứng SSD được thiết kế với mức dung lượng thấp hơn nếu so cùng mức giá. Với mức giá hơn 1 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể mua được một ổ cứng HDD từ 1 đến 2TB, trong khi đó với mức giá này, bạn chỉ có thể sở hữu một ổ cứng SSD vào khoảng 256GB.
Bằng việc rút ngắn khoảng cách về giá, dung lượng của ổ cứng rời ssd ngày nay cũng đã được cải thiện hơn, song vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn các ổ cứng HDD về mặt dung lượng khi giá thành nhình chung vẫn đang nằm ở mức cao.
o cung roi ssdTrên đây chỉ là những kiến thức cơ bản về SSD và sự khác nhau của nó so với HDD, cũng như vài mẹo nhỏ áp dụng cho SSD. Việc lựa chọn SSD tuy dễ mà khó, tuy khó nhưng rất dễ, bởi nó còn tùy thuộc rất nhiều vào yếu tố Giá cả và Mức độ chấp nhận của người dùng, như đã đề cập ở trên. Do đó, quyết định cuối cùng vẫn chỉ ở bạn, rằng có muốn dùng SSD hay HDD truyền thống hay không mà thôi.
Từ khóa liên quan:
- ssd và hdd cái nào tốt hơn
- ssd là gì trong máy tính
- giá ổ cứng ssd
- những ngộ nhận về ổ cứng ssd
- cổng ssd là gì
- ổ cứng ssd giá rẻ
- ổ cứng ssd 1tb
- thay ổ cứng ssd cho laptop vaio
Nội dung liên quan:
- Lợi ích của GSuite và dịch vụ miễn phí khác của Google
- Mua hosting và tên miền với mục đích gì – Các dịch vụ uy tín tại Việt Nam
- Mô hình mạng máy tính có những loại nào và ứng dụng của nó trong đời sống