Phân tích PEST là gì? Cách viết báo cáo phân tích PEST 

pest

Phân tích PEST là gì? Đây là một công cụ chiến lược vô cùng hữu ích giúp ta hiểu được sự tăng trưởng hoặc suy thoái của thị trường, vị thế kinh doanh, cơ hội và định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Vì chúng ta không thể kiểm soát được những yếu tố này, nên một công cụ chiến lược marketing ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp xác định, đối phó và giải quyết những vấn đề đó. Cùng SEMTEK tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu về PEST

1. PEST là gì?

PEST là công cụ phân tích (tiếng Anh: PEST Analysis) hữu ích giúp doanh nghiệp nắm được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó.

pest
pest

2. Phân tích PEST

Phân tích PEST trong tiếng Anh là PEST Analysis.

Phân tích PEST giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp (thường là môi trường vĩ mô) có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích PEST nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô, bao gồm các yếu tố chính trị – luật pháp, kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ. Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế. Các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp và ngành, ngành phải chịu các tác động mà nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động đó sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp với mình nhất.

3. Vai trò của phân tích PEST

PEST là công cụ phân tích hữu ích giúp doanh nghiệp nắm được “bức tranh toàn cảnh” về môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó nhận dạng được những cơ hội và mối đe dọa tiềm ẩn trong nó. Việc phân tích PEST giúp doanh nghiệp thấu hiểu môi trường kinh doanh. Từ đó, họ có thể vạch ra kế hoạch rõ ràng và phù hợp đối với từng khu vực cụ thể, tận dụng tối đa những cơ hội đến với mình và giảm thiểu các mối đe dọa và dễ dàng đối mặt với các thách thức.

Trong quá trình ứng dụng, phân tích PEST có một số biến thể:

  • SLEPT: bao gồm thêm yếu tố Legal – pháp luật
  • PESTEL/PESTLE: bổ sung thêm yếu tố Environmental – môi trường
  • STEEPLE: bổ sung thêm yếu tố Ethics – đạo đức
  • STEEPLED: bao gồm thêm yếu tố Demographic – nhân khẩu học

4. Mục đích phân tích PEST

Phân tích PEST được dùng để phát triển chiến lược một cách chủ động và toàn diện. Phân tích PEST chỉ là một khái niệm rất đơn giản, mục đích chính của nó là hướng cái nhìn của doanh nghiệp ra các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới nó. Vì doanh nghiệp không thể kiểm soát được những nhân tố này, nhưng một khi đã có sự chuẩn bị từ trước, đa số trường hợp, những tác động xấu của thị trường lại biến thành những bước phát triển đại nhảy vọt của doanh nghiệp (chẳng hạn do các đối thủ cạnh tranh không có công tác chuẩn bị đối phó biến động của thị trường).

Để sử dụng công cụ phân tích PEST, doanh nghiệp cần động não những nhân tố ảnh hưởng Chính trị, Kinh tế, Xã hội và Công nghệ trong môi trường kinh doanh hiện tại. Nếu dùng đúng cách, phân tích PEST sẽ giúp bạn tạo cơ hội từ những nhân tố này, nắm bắt và quản trị rủi ro. Nhận thức này giúp doanh nghiệp chủ động với chiến lược sẵn có thay vì phải đưa ra những quyết định đối phó mà ít có khả năng thành công hơn. Mỗi phần đều liên quan tới các nhân tố có thể ảnh hưởng đến bất kỳ doanh nghiệp nào.

5. Lợi ích của mô hình PEST

Môi trường kinh doanh thay đổi có thể tạo ra những cơ hội tuyệt vời cũng như những mối đe dọa đáng kể tới công ty của bạn. Do vậy, việc phân tích này giúp bạn xác định được các yếu tố bên ngoài. Mà có khả năng là cơ hội hoặc thách thức đối với doanh nghiệp của bạn.

Bạn cũng nên tham khảo bài viết về ma trận SWOT – Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

Điều này giúp bạn hiểu được bạn đang phải đối mặt với những thay đổi cốt lõi nào. Và từ đó tận dụng được các cơ hội khi chúng xuất hiện. PEST thực sự phù hợp khi bạn bắt đầu việc kinh doanh ở một lĩnh vực mới, hoặc địa điểm mới.

Các yếu tố trong PEST là gì?

1. Yếu tố chính trị – POLITICAL FACTORS

Các yếu tố chính trị liên quan đến những ảnh hưởng của Chính phủ trong nền kinh tế. Những yếu tố này cực kỳ quan trọng trong việc quản lý chiến lược của một công ty. Các yếu tố chính trị có thể liên quan đến chính sách tài khóa, luật lao động, luật môi trường, rào cản thương mại, lãi suất và ổn định chính trị.

Yếu tố chính trị cũng có thể bao gồm những hàng hoá dịch vụ mà Chính phủ muốn hoặc không muốn cung cấp hoặc được Chính phủ cung cấp (ví dụ như trợ cấp). Chính phủ cũng có ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng của một quốc gia, một đất nước.

2. Yếu tố kinh tế – ECONOMIC FACTORS

Các yếu tố kinh tế bao gồm mức độ tăng trưởng, lãi suất và tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến cách các doanh nghiệp hoạt động và ra quyết định. pest là gì

Ví dụ, lãi suất có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn của doanh nghiệp và do đó sẽ ảnh hưởng tới chiến lược phát triển và mở rộng một công ty. Tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa xuất khẩu, nguồn cung và giá hàng hóa nhập khẩu.

pest
pest

3. Yếu tố xã hội – SOCIAL FACTORS

Các yếu tố xã hội bao gồm khía cạnh văn hoá và những vấn đề như hiểu biết về sức khoẻ, tăng trưởng dân số, cơ cấu độ tuổi, nghề nghiệp và đặc biệt là an sinh xã hội. Những yếu tố xã hội này ảnh hưởng đến tổng cầu về sản phẩm dịch vụ của một công ty và cách mà công ty sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ sự già hóa dân số có thể gây nên sự thiếu hụt nhân lực trong các công ty và dẫn đến chi phí lao động tăng cao hơn. Dựa trên các yếu tố xã hội, các tổ chức có thể thay đổi chiến lược quản lý của mình để thích ứng được với những biến đổi này, ví dụ khi thiếu hụt nhân sự làm việc trí óc, công ty có thể thuê những người đứng tuổi hơn.

4. Yếu tố  – TECHNOLOGICAL FACTORS

Các yếu tố công nghệ bao gồm các khía cạnh về sinh thái, môi trường cũng như các khía cạnh liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D) và tự động hóa. Các yếu tố công nghệ sẽ tác động đến rào cản gia nhập thị trường, mức năng suất tối thiểu, và sự cân nhắc về việc tự sản xuất hay thuê ngoài.

Ngoài ra, các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng của sản phẩm dịch vụ và thường sẽ dẫn đến những đổi mới sáng tạo.

5. Áp dụng mô hình

Tầm quan trọng của các yếu tố trong mô hình PEST với từng công ty sẽ thay đổi tùy thuộc vào môi trường ngành và các sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp.

Ví dụ, các yếu tố xã hội sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp B2B, trong khi các tổ chức cung cấp dịch vụ cho chính phủ sẽ bị tác động nhiều hơn bởi các yếu tố chính trị.

Các yếu tố dễ thay đổi trong tương lai hoặc liên quan chặt chẽ với tổ chức sẽ có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Ví dụ, một tổ chức phải vay vốn từ bên ngoài sẽ thấy rõ các yếu tố kinh tế (đặc biệt là lãi suất) quan trọng hơn các yếu tố chính trị hay xã hội.

6. Các biến thể khác

Cũng có khá nhiều biến thể của mô hình PEST, nhưng là sự bổ sung cho bốn yếu tố hiện có. Ví dụ:

  • DESTEP: thêm vào các nhân tố về nhân khẩu học (Demographic) và sinh thái học (Ecological).
  • STEEPLED: Hoặc một mô hình mới xuất hiện gần đây STEEPLED (Xã hội-Social, Kinh tế công nghệ- Techonological Economic , Môi trường-Environment, Chính trị-Political, Pháp luật-Legal, Giáo dục-Education, Nhân khẩu học-Demographic).
  • PESTLE: Một biến thể khác là mô hình PESTLE với sự góp mặt của các yếu tố pháp luật (Legal) và môi trường (Environment).

Nếu mọi người muốn áp dụng mô hình này theo cấp độ địa phương, quốc gia hay toàn cầu, họ có thể sử dụng một biến thể khác có tên gọi là LONGPESTEL.

Cách viết báo cáo phân tích PEST

Nếu chúng tôi phải viết báo cáo phân tích PESTLE, tức là một tài liệu duy nhất để tóm tắt tất cả các kết quả phân tích của chúng tôi, thì đây là cách chúng tôi thực hiện:

pest
pest

1. Tạo sáu phần cho nội dung cốt lõi

Sử dụng một phần cho mỗi danh mục và bao gồm tất cả các yếu tố liên quan trong mỗi phần. Nếu cần thiết, chia các phần thành các phần nhỏ bao gồm các chủ đề lớn hơn.

2. Thêm một giới thiệu và kết luận

Bạn sẽ thấy rằng phần giới thiệu nhanh giải thích mục tiêu phân tích PESTLE của bạn là cực kỳ hữu ích cho người đọc. Tương tự như vậy, một phần kết luận (với nhiều phân tích cụ thể, rút ​​ra kết luận có ý nghĩa từ dữ liệu được trình bày trong báo cáo) là vô cùng quý giá.

3. Biết doanh nghiệp của bạn

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nội dung của phân tích PESTLE nên được cân nhắc đối với các yếu tố phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn. Điều này cho phép bạn giữ cho phân tích (và báo cáo cuối cùng bạn tạo) có liên quan. Nếu bạn nghĩ rằng toàn bộ danh mục của mô hình PESTLE không liên quan, vui lòng bỏ qua và tập trung vào các danh mục khác.

4. Giữ cho nó đơn giản

Với số lượng dữ liệu khổng lồ và sáu loại lớn trong khung PESTLE, thật dễ dàng để thực hiện một mô hình tuyệt đối của một phân tích. Thật không may, các phân tích PESTLE tốt hơn là giữ ngắn và ngọt ngào. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ tập trung vào thông tin có liên quan và đảm bảo rằng người đọc sẽ rời khỏi phân tích với các ý tưởng cụ thể, có thể hành động.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Tìm kiếm liên quan:

  • nghiên cứu pestle là gì
  • mô hình pest của apple
  • mô hình pest trong du lịch
  • mô hình pest của coca cola
  • giải thích mô hình pest
  • swot là gì
  • mô hình pest trong thương mại điện tử
  • pestel trong tiếng anh thương mại

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *