Giao thức là gì? Lý giải những điều bạn cần biết về giao thức

giao thức là gì

Bất cứ mô hình, hệ thống nào, dù quy mô nhỏ hay lớn đều cần phải có các hệ quy tắc để có thể hoạt động nhịp nhàng, suôn sẻ. Hệ thống mạng cũng vậy, nhờ có các giao thức quy chuẩn mà mạng internet chúng ta đang sử dụng hàng ngày mới có thể vận hành chính xác và giúp cuộc sống con người dễ dàng hơn mỗi ngày. Cùng SEMTEK tìm hiểu toàn bộ về giao thức là gì qua bài dưới đây.

Tìm hiểu giao thức và các dạng liên kết của giao thức

1. Giao thức là gì?

Giao thức là gì? Giao thức hay Protocol là một giao thức mạng, tập hợp các quy tắc đã được thiết lập với nhiệm vụ hàng đầu là định dạng, truyền và nhận dữ liệu. Tất cả nhiệm vụ này sẽ được thực hiện sao cho các thiết bị mạng máy tính (Từ server, router đến end point) có thể giao tiếp rõ ràng với nhau. Dù có sự khác biệt về cơ sở hạ tầng, thiết kế hay các tiêu chuẩn cơ bản thì giao thức Protocol vẫn sẽ hỗ trợ tuyệt đối để việc giao tiếp có thể diễn ra tốt nhất.

Để truyền tải dữ liệu thành công thì cần phải có sự chấp nhận của các thiết bị ở 2 phía đầu cuối của một trao đổi liên lạc. Đồng thời, cũng phải tuân theo quy ước của giao thức để gửi, nhận thông tin nhanh chóng nhất. Thêm vào đó, khi tích hợp vào phần mềm, phần cứng có thể hỗ trợ cho giao thức mạng.

Các giao thức mạng cũng được tiêu chuẩn hóa sao cho khi cung cấp cho các thiết bị mạng đều sử dụng một ngôn ngữ chung. Nếu không sử dụng giao thức, máy tính khó có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả. Thậm chí khi giao thức không tồn tại, mạng Internet mà chúng ta biết tới ngày nay cũng sẽ không tồn tại. Có thể nói rằng, đa phần người dùng cuối hiện nay đều sử dụng giao thức mạng để kết nối và giao tiếp với nhau.

giao thức là gì
giao thức là gì

Vai trò của giao thức là quan trọng, không thể thiếu. Ví dụ một số giao thức như: TCP/IP, SPX/IPX, v.v…

2. Các dạng liên kết:

  • Giao thức hướng kết nối và giao thức không kết nối (Connectionless & Connection- Oriented protocols)
  • Giao thức có khả năng định tuyến và giao thức không có khả năng định tuyến (Routable & non – Routable protocols)

giao thức là gìGiao thức hướng kết nối và giao thức không kết nối

Đặc điểm của giao thức không kết nối:

  • Không kiểm soát đường truyền
  • Dữ liệu không bảo đảm đến được nơi nhận
  • Dữ liệu thường dưới dạng datagrams
  • Ví dụ: giao thức UDP của TCP/IP

Đặc điểm của giao thức hướng kết nối:

  • Ngược lại với giao thức không kết nối , kiểm soát được đường truyền
  • Dữ liệu truyền đi tuần tự, nếu nhận thành công thì nơi nhận phải gởi tín hiệu ACK (ACKnowledge)

Ví dụ: các giao thức TCP, SPX

Giao thức có khả năng định tuyến và giao thức không có khả năng định tuyến

Giao thức có khả năng định tuyến

  • Là các giao thức cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn có qui mô lớn hơn
  • Ví dụ: các giao thức có khả năng định tuyến là: TCP/IP, SPX/IPX

Giao thức không có khả năng định tuyến

  • Ngược với giao thức có khả năng định tuyến, các giao thức này không cho phép đi qua các thiết bị liên mạng như Router để xây dựng các mạng lớn.
  • Ví dụ về giao thức không có khả năng định tuyến là : NETBEUI

3. Giao thức mạng hoạt động như thế nào?

Các giao thức mạng phân tách các quy trình lớn hơn thành các chức năng và nhiệm vụ nhỏ hơn, riêng biệt, trên tất cả các cấp độ mạng. Trong mô hình tiêu chuẩn, còn gọi là mô hình OSI, sẽ có một hoặc nhiều giao thức mạng xử lý các hoạt động ở mỗi lớp mạng trong quá trình trao đổi.

Một tập hợp các giao thức mạng kết nối với nhau thành bộ giao thức. Bộ TCP/IP bao gồm nhiều giao thức nằm trên các lớp – chẳng hạn như các lớp dữ liệu, lớp mạng, lớp truyền tải và lớp ứng dụng – hoạt động cùng nhau để internet có thể kết nối được, bao gồm:

Transmission Control Protocol (TCP), – Giao thức điều khiển truyền vận (TCP) là một trong những giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. TCP cung cấp khả năng chuyển giao dữ liệu đáng tin cậy, theo thứ tự và được kiểm tra lỗi tới người nhận. TCP cũng giúp các ứng dụng chạy trên máy chủ giao tiếp qua mạng IP có thể kết nối được với nhau, từ đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Các ứng dụng internet lớn như World Wide Web, email, và Secure Shell hiện nay đều đang sử dụng giao thức TCP.

User Datagram Protocol (UDP), hoạt động như một giao thức giao tiếp thay thế cho TCP và được sử dụng để thiết lập các kết nối có độ trễ thấp và khả năng chịu lỗi mất thông tin giữa các ứng dụng và mạng Internet.

giao thức là gì
giao thức là gì

Internet Protocol (IP), sử dụng một bộ quy tắc (dưới dạng các dãy số hoặc chữ) để gửi và nhận tin nhắn, cho phép một thiết bị giao tiếp với các thiết bị khác qua mạng IP-based như Internet chẳng hạn.

Ngoài ra, còn có các giao thức mạng bổ sung khác như: Hypertext Transfer Protocol (HTTP) và File Transfer Protocol (FTP)…, mỗi giao thức định ra các bộ quy tắc để trao đổi và hiển thị thông tin. giao thức là gì

Mỗi gói được truyền và nhận qua mạng thường chứa dữ liệu nhị phân. Hầu hết các giao thức sẽ thêm một header vào đầu mỗi gói để lưu trữ thông tin về người gửi và đích đến của tin nhắn. Một số giao thức cũng có thể có cả footer ở cuối chứa thông tin bổ sung. Các giao thức mạng xử lý các header và footer này như là một phần của dữ liệu khi chúng di chuyển giữa các thiết bị để xác định đặc thù riêng của các tin nhắn.

Các chức năng chính của giao thức là gì?

1. Đóng gói

Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao thức, … Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ được gỡ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.

protocol là gì

2. Phân đoạn và hợp lại

Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói tin có kích thước quy định. Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn để đảm bảo thứ tự các gói đến đích là rất quan trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU (Protocol Data Link)

3. Điều khiển liên kết

Trao đổi thông tin giữa các thực thể có thể thực hiện theo hai phương thức: Hướng liên kết (Connection – Oriented) và không liên kết (Connectionless). Truyền không liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ và không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức hướng liên kết, yêu cầu có độ tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể trao đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được thiết lập và sau khi trao đổi xong, kết nối này sẽ được giải phóng.

4. Giám sát

Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ tự bên phát.

5. Điều khiển lưu lượng

Điều khiển lưu lượng liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu không bị tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Một dạng đơn giản của điều khiển lưu lượng là thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được xác nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo.

Có độ tin cậy cao khi truyền một số lượng nhất định dữ liệu mà không cần xác nhận. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này. Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải thực hiện trong một số giao thức.

6. Điều khiển lỗi

Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.

7. Đồng bộ hóa

giao thức là gì
giao thức là gì

Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái xác định. Giao thức là gì? Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và hủy bỏ, được gọi là đồng bộ hóa.

Đồng bộ hóa sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một khoảng thời gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị thất lạc trong quá trình truyền.

8. Địa chỉ hóa

Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau. Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin. Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ liệu trước khi thiết lập kết nối.

Giới thiệu những protocol phổ biến hiện nay

1. Internet Protocol Suite

Internet Protocol Suite (bộ giao thức liên mạng) là tập hợp các giao thức thực thi protocol stack (chồng giao thức) mà Internet chạy trên đó. Internet Protocol Suite đôi khi được gọi là bộ giao thức TCP/IP. TCP và IP là những giao thức quan trọng trong Internet Protocol Suite – Transmission Control Protocol (TCP) và Internet Protocol (IP). Internet Protocol Suite tương tự như mô hình OSI, nhưng có một số khác biệt. Ngoài ra không phải tất cả các lớp (layer) đều tương ứng tốt.

2. Protocol Stack

giao thức là gì
giao thức là gì

Protocol Stack là tập hợp đầy đủ các lớp giao thức, hoạt động cùng nhau để cung cấp khả năng kết nối mạng.

3. Transmission Control Protocol (TCP)

Transmission Control Protocol (TCP) là giao thức cốt lõi của Internet Protocol Suite. Transmission Control Protocol bắt nguồn từ việc thực thi mạng, bổ sung cho Internet Protocol. Do đó, Internet Protocol Suite thường được gọi là TCP/IP. TCP cung cấp một phương thức phân phối đáng tin cậy một luồng octet (khối dữ liệu có kích thước 8 bit) qua mạng IP. Đặc điểm chính của TCP là khả năng đưa ra lệnh và kiểm tra lỗi. Tất cả các ứng dụng Internet lớn như World Wide Web, email và truyền file đều dựa vào TCP.

4. Internet Protocol (IP)

Giao thức là gì? Internet Protocol là giao thức chính trong Internet protocol suite để chuyển tiếp dữ liệu qua mạng. Chức năng định tuyến của Internet Protocol về cơ bản giúp thiết lập Internet. Trước đây, giao thức này là datagram service không kết nối trong Transmission Control Program (TCP) ban đầu. Do đó, Internet protocol suite còn được gọi là TCP/IP.

5. Hypertext Transfer Protocol (HTTP)

  • HTTP là nền tảng giao tiếp dữ liệu cho World Wide Web. Siêu văn bản (hypertext) là văn bản có cấu trúc sử dụng các siêu liên kết giữa các node chứa văn bản. HTTP là giao thức ứng dụng cho hệ thống thông tin hypermedia (siêu phương tiện) phân tán và kết hợp.
  • Cổng mặc định của HTTP là 80 và 443. Hai cổng này đều được bảo mật.

6. File Transfer Protocol (FTP)

  • FTP là giao thức phổ biến nhất được sử dụng cho mục đích truyền file trên Internet và trong các mạng riêng.
  • Cổng mặc định của FTP là 20/21.

7. Secured Shell (SSH)

  • SSH là phương thức chính được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng một cách an toàn ở cấp lệnh. SSH thường được sử dụng như sự thay thế cho Telnet, vì giao thức này không hỗ trợ các kết nối an toàn.
  • Cổng mặc định của SSH là 22.

8. Telnet protocol

  • Telnet là phương thức chính được sử dụng để quản lý các thiết bị mạng ở cấp lệnh. Không giống như SSH, Telnet không cung cấp kết nối an toàn, mà chỉ cung cấp kết nối không bảo mật cơ bản.
  • Cổng mặc định của Telnet là 23.

9. Simple Mail Transfer Protocol (SMTP)

  • SMTP được sử dụng với hai chức năng chính. SMTP được sử dụng để chuyển email từ mail server nguồn đến mail server đích và chuyển email từ người dùng cuối sang hệ thống mail.
  • Cổng mặc định của SMTP là 25 và cổng SMTP được bảo mật (SMTPS) là 465 (Không phải tiêu chuẩn).

10. Domain Name System (DNS)

  • Domain Name System (DNS) được sử dụng để chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP. Hệ thống phân cấp DNS bao gồm máy chủ gốc, TLD và máy chủ có thẩm quyền.
  • Cổng mặc định của DNS là 53.

11. Post Office Protocol phiên bản 3 (POP 3)

  • Post Office Protocol phiên bản 3 là một trong hai giao thức chính được sử dụng để lấy mail từ Internet. POP 3 rất đơn giản vì giao thức này cho phép client lấy nội dung hoàn chỉnh từ hộp thư của server và xóa nội dung khỏi server đó.
  • Cổng mặc định của POP3 là 110 và cổng được bảo mật là 995.

12. Internet Message Access Protocol (IMAP)

  • IMAP phiên bản 3 là một giao thức chính khác được sử dụng để lấy thư từ máy chủ. IMAP không xóa nội dung khỏi hộp thư của máy chủ.
  • Cổng mặc định của IMAP là 143 và cổng được bảo mật là 993.

Các ứng dụng phổ biến sử dụng giao thức tcp/ip

1. Giao thức Bootstrap

Giao thức là gì? Bootstrap Protocol (BOOTP) cung cấp một phương thức động để liên kết các máy trạm với máy chủ. Nó cũng cung cấp một phương thức động để gán các địa chỉ Giao thức Internet (IP) của máy trạm và các nguồn tải chương trình ban đầu (IPL).

giao thức là gì
giao thức là gì

2. Kết nối Internet

Nếu bạn muốn kết nối hệ điều hành IBM của mình với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) hoặc định cấu hình hệ điều hành của bạn làm máy chủ dữ liệu Web hoặc máy chủ ứng dụng, bạn có thể sử dụng Trình hướng dẫn cài đặt Internet để kết nối với mạng.

3. Giao thức cấu hình máy chủ động

Giao thức cấu hình máy chủ động (DHCP) là một chuẩn TCP / IP sử dụng máy chủ trung tâm để quản lý địa chỉ IP và các chi tiết cấu hình khác cho toàn bộ mạng. giao thức là gì

4. Máy chủ thư mục IBM Tivoli cho i (LDAP)

Máy chủ thư mục Tivoli của IBM cho i (sau đây gọi là Máy chủ thư mục) là một chức năng của IBM i cung cấp máy chủ Giao thức truy cập thư mục nhẹ (LDAP). LDAP chạy trên Giao thức điều khiển truyền / Giao thức Internet (TCP / IP) và phổ biến như một dịch vụ thư mục cho cả ứng dụng Internet và không phải Internet.

5. Hệ Thống Tên Miền

Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán để quản lý tên máy chủ và địa chỉ Giao thức Internet (IP) được liên kết của chúng.

6. Truyền tập tin giao thức là gì?

Bạn có thể thiết lập nền tảng IBM của mình để gửi, nhận và chia sẻ tệp trên các mạng bằng cách sử dụng Giao thức truyền tệp (FTP). Bạn cũng có thể đổi tên, thêm và xóa các tệp trên mạng bằng FTP. Trước khi bạn thiết lập hệ thống của mình để truyền tệp, bạn phải cấu hình TCP / IP và bắt đầu trên hệ thống của mình.

7. Lọc IP và dịch địa chỉ mạng

Lọc IP và dịch địa chỉ mạng (NAT) hoạt động như một tường lửa để bảo vệ mạng nội bộ của bạn khỏi những kẻ xâm nhập.

8. Hỗ trợ RIP và RIPng OMPROUTED

Giao thức định tuyến thông tin (RIP) là giao thức định tuyến đơn giản nhất để trao đổi thông tin định tuyến trong một hệ thống tự trị (AS). Giao thức định tuyến thông tin thế hệ tiếp theo (RIPng) là phiên bản RIP mới nhất cho các mạng dựa trên Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6). Cả hai giao thức đều được hỗ trợ bởi máy chủ OMPRPUTED.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • Giao thức
  • Protocol la gì
  • Giao thức mạng la gì
  • Giao thức truyền thông La gì
  • Các loại giao thức
  • Giao thức là gì cho ví dữ
  • Các giao thức mạng
  • Protocol trong y học là gì

Nội dung liên quan:

14 những suy nghĩ trên “Giao thức là gì? Lý giải những điều bạn cần biết về giao thức

  1. Cognicare Pro nói:

    Woah! I’m really digging the template/theme of this website. It’s simple, yet effective. A lot of times it’s challenging to get that “perfect balance” between usability and visual appeal. I must say that you’ve done a fantastic job with this. Also, the blog loads very quick for me on Opera. Superb Blog!

  2. luxury security door nói:

    My partner and I absolutely love your blog and find many of your post’s to be just what I’m looking for. can you offer guest writers to write content for yourself? I wouldn’t mind composing a post or elaborating on a number of the subjects you write regarding here. Again, awesome web log!

  3. mba in Malaysia nói:

    Appreciating the time and energy you put into your website and detailed information you present. It’s awesome to come across a blog every once in a while that isn’t the same outdated rehashed material. Excellent read! I’ve bookmarked your site and I’m including your RSS feeds to my Google account.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *