QA QC là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành 1 QA, QC giỏi?

qa qc là gì

Nhiều người còn nhầm lẫn hoặc chưa hiểu rõ vị trí và vai trò của QA QC là gì trong sản xuất, xây dựng. Cả 2 vị trí kỹ sư QA và QC đều là quản lý chất lượng sản phẩm, nhưng tính chất và công việc là hoàn toàn khác nhau. Tùy vào quy mô và đặc thù của từng công ty mà cơ cấu bộ phận QA và QC có thể chia ra hoặc nhập chung lại với nhau.

qa qc là gì
qa qc là gì

Tìm hiểu về QA QC

1. QA là gì?

QA là viết tắt của Quality Assurance là bộ phận Đảm bảo chất lượng. Công việc chính của kỹ sư QA là thiết lập và đưa ra các quy trình về hệ thống quản lý chất lượng.

Ví dụ: Khâu nào cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm; sản phẩm phải đạt được mức độ nào thì sẽ được công nhận là chính phẩm, những lỗi nào sẽ quy ra là thứ phẩm, những chi tiết nào được xem là phế phẩm; kiểm tra sản phẩm theo tiêu chuẩn, phương pháp nào và dùng dụng cụ, máy móc gì để kiểm tra.

Kỹ sư QA có các công việc, như:

  • Đánh giá nội bộ hệ thống Quản lý chất lượng của công ty.
  • Tham gia các hoạt động cải tiến sản xuất tại nhà máy hay thi công ngoài công trường
  • Phối hợp với bên sản xuất khi có yêu cầu kiến nghị của khách hàng với sản phẩm
  • Lưu hồ sơ và các chứng nhận năng lực theo quy trình và quy định ( ví dụ: các báo cáo hồ sơ hoàn thành dự án)
  • Đánh giá nhà cung cấp, thầu phụ thực hiện các công việc tại của công ty
  • Thực hiện việc huấn luyện cho các bộ phận liên quan về việc áp dụng hệ thống, tiêu chuẩn và quy trình cũng như những thay đổi của hệ thống và quy trình cho phù hợp với yêu cầu thực tế.

2. QC là gì?

QC là viết tắt của Quality Control là bộ phận Quản Lý chất lượng. Kỹ sư QC trực tiếp làm công tác kiểm tra các sản phẩm trong từng công đoạn của sản xuất theo quy trình mà bộ phận QA đã đề ra.

Công việc thông thường của QA QC bao gồm:

  • Lập kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu
  • Lưu hồ sơ các hạng mục kiểm tra.
  • Lập báo cáo về sự không phù hợp xảy ra trong quá trình kiểm tra.
  • Lập báo cáo khắc phục và phòng ngừa trong quá trình sản xuất, thi công
  • Thông tin với giám sát khách hàng hoặc đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư về tình hình chất lượng sản phẩm.

Như vậy, QA là bộ phận bao quát, chịu trách nhiệm tổng thể về tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra để đảm bảo chất lượng. QC là bộ phận thực hiện những quy định, hướng dẫn của QA QC, kiểm tra chất lượng cụ thể của sản phẩm hoàn thiện hay các công đoạn trong sản xuất.

3. Nhiệm vụ chính của QC là gì?

Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà nhiệm vụ của QC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bất kể là trong ngành nào thì mục tiêu chính của QC luôn là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trước khi được bán cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn chất lượng thường bao gồm các tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đúng quy định pháp luật và đảm bảo các quy định về sức khỏe và an toàn.

Nhiệm vụ của QC là tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận lại và trả lại các sản phẩm lỗi để sửa chữa. Trong một số ngành, QC chính là người phụ trách việc sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc họ phải tiến hành việc thử nghiệm sản phẩm, để biết được sản phẩm có hoạt động tốt hay không và tìm ra những điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất. QC hoàn toàn có quyền quyết định chấp nhận hoặc là từ chối sản phẩm

  • Tìm hiểu hệ thống, phân tích tài liệu mô tả về hệ thống và thiết kế test case,và thực hiện việc test phần mềm trước khi giao cho khách hàng.
  • Lên kế hoạch kiểm thử (thường do QC Leader thực hiện)
  • Viết Script cho automation test (nếu có áp dụng kiểm thử tự động).
  • Sử dụng các test tool để tạo và thực hiện các test case/script chi tiết.
  • Phối hợp với nhóm lập trình trong việc fix bug và báo cáo chi tiết cho Project Manager hoặc các bên liên quan khác tuỳ dự án.

Khác với PQA, nhu cầu tuyển dụng QC hay SQA rất nhiều trong mọi công ty phần mềm vì kiểm thử là khâu rất quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm. QC và PQA sẽ tương tác với nhau như sau:

  • PQA đưa ra quy trình làm việc cho team phát triển sản phẩm, trong đó có khâu Testing, quy định QC kiểm thử sản phẩm ở giai đoạn nào, sử dụng công cụ gì, tiêu chuẩn nào là sản phẩm đạt yêu cầu.
  • QC thực thi quy trình mà PQA đề ra.
  • PQA giám sát, theo dõi và kiểm tra QC có thực hiện đúng quy trình không, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với tiến độ, hiện trạng dự án.
  • QC báo cáo kết quả test cho QC Lead/QC Manager, PQA bá

Yếu tố nào là quan trọng nhất đối với 1 QA?

1. Được đào tạo, có kiến thức nền tảng về IT và lập trình

Nghề QA đòi hỏi kiến thức rộng hơn là kiến thức sâu. Tôi ví dụ một bạn QA chỉ tập trung vào ngôn ngữ nào đó. Khi gặp dự án viết bằng ngôn ngữ lập trình khác, hoặc domain knowledge khác, bạn đó chắc chắn gặp rắc rối.

2. Những kiến thức về domain đặc thù như tài chính, health care, banking… đều cần thiết

Đôi khi có những dự án đặc thù về banking thì khách hàng sẽ bỏ qua tiêu chí chọn QA có IT background. Vì khi đó background về domain knowledge banking có lợi thế hơn.

qa qc là gì
qa qc là gì

3. Kiến thức về các hệ thống phần mềm và chuyên ngành QA

Ví dụ như một QA khi test ứng dụng web, nhưng không hiểu cấu trúc của ứng dụng web là thế nào, nó được hình thành thế nào, người đó sẽ không thể nào cống hiến tốt cho việc đảm bảo chất lượng.

4. Mức lương và cơ hội phát triển của nhân viên QA QC

Theo khảo sát của 123job.vn, mức lương của nhân viên QA QC hiện nay dao động từ 5 đến 22,5 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản này, nhân viên QC còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc,…

Khi trở thành một nhân viên QA giỏi, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QA. Một trưởng bộ phận QA tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ được thăng chức lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,…

Có người đã từng so sánh nhân viên QA giống như chiến sĩ công an đang chấp hành nhiệm vụ bảo đảm cho mọi người tuân thủ theo pháp luật. Tương tự như vậy, sứ mệnh của nhân viên QA là giám sát, bảo đảm cho các bộ phận có liên quan tuân thủ theo đúng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra và mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Do đó, QA là một vị trí vô cùng quan trọng trong sự phát triển của một doanh nghiệp.

3 kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên QC

Để trở thành một nhân viên QC tốt đòi hỏi bạn phải có rất nhiều kỹ năng cũng như kiến thức chuyên môn. Tuy nhiên, có 3 kỹ năng được đánh giá là quan trọng hơn cả cho một QC có thể thành công trong công việc. Hãy cùng khám những kỹ năng này nhé.

1. Kỹ năng giám sát

Như đã trình bày ở trên, QC đóng vai trò rất quan trọng trong công tác sản xuất sản phẩm vì họ sẽ là người trực tiếp kiểm tra từng giai đoạn của công trình sản xuất. Bạn phải phát hiện ra những điểm chưa hoàn thiện, các lỗi trên sản phẩm để đưa ra sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất. Bô phận QC phải đảm bảo sản phẩm phải được kiểm soát 100% tại tất cả các công đoạn.

Do vậy, nếu bạn có kỹ năng giám sát tốt thì mới có thể nhanh chóng phát hiện các lỗi kỹ thuật trong quá trình được giao để đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời. Một nhân viên QC nếu không có kỹ năng giám sát tốt sẽ dễ bỏ qua lỗi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm.

Tất cả các công ty đều mong muốn sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng và khách hàng sẽ là những sản phẩm hoàn thiện và tốt nhất. Nếu bạn làm QC cho một sản phẩm kém chất lượng, không ai tin dùng thì chính bạn đã thất bại trong công việc.

2. Kỹ năng quản lý qa qc

Đây là một kỹ năng cần thiết cho tất cả các ngành nghề, không riêng gì nghề QC. Kỹ năng quản lý được thể ở việc quản lý các nhân viên bên dưới và cả quản lý bản thân.

Một người quản lý giỏi phải biết được năng lực của cấp dưới, phân phối nhân viên làm các công việc phù hợp với thế mạnh của họ, đôn đốc nhân viên hoàn thành công việc đúng tiến độ. Nếu bạn có kỹ năng quản lý tốt thì bạn có thể hoàn thành đúng hạn khối lượng công việc được giao và tăng tính gắn kết trong nhóm.

Về mặt quản lý bản thân, nếu bạn quản lý tốt quỹ thời gian, đưa ra quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng thì bạn sẽ phát huy được hết năng lực của mình.

3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh chóng

Trong quá trình sản xuất, đôi khi sẽ xảy ra các sự cố ngoài ý muốn vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Những khi xảy ra các sự cố ngoài ý muốn, như nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất có lỗi… thì nhân viên QA QC phải nhanh chóng đưa ra cách xử lý để giảm thiểu tối đa các thiệt hại có thể gây ra.

Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý, khi xảy ra vấn đề thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, báo ngay với cấp trên và phối hợp với các phòng ban liên quan để đưa ra giải pháp khắc phục.

Vậy những yêu cầu cần thiết để làm QA QC là gì?

1. Đối với nhân viên QC

Một nhân viên QC phải có kiến thức tốt về mọi chức năng, khía cạnh khác nhau của chất lượng sản phẩm. Nếu QC không chỉ được điểm sai và thuyết phục Developer dẫn đến phần mềm cũng không được người tiêu dùng đón nhận. Phải là một người cẩn thận và kỹ tính bởi bạn đang kiểm tra lại hết tất cả phần việc của mọi người. Đặt những quan tâm vào nhiều góc khác nhau để có thể tìm và phát hiện vấn đề một cách chính xác.

Điều quan trọng là kiên nhẫn và phân tích vấn đề tốt. Bạn phải test đi test lại nhiều lần với cùng một chu trình và nhiều cách khác nhau để lặp lại một bug. Giống như QA kỹ năng giao tiếp của các QC cũng vô cùng quan trọng để giải thích cho các Developer hiểu lỗi của họ và để họ không hiểu lầm mình có tìm lỗi và tố giác họ.

qa qc là gì
qa qc là gì

2. Đối với nhân viên QA

  • Hiểu sâu về kiến trúc hệ thống của phần mềm vì công việc của QA rộng hơn QC.
  • Khả năng tổ chức, tư duy logic và có hệ thống.
  • Kỹ năng phân tích, làm việc dựa trên số liệu tốt.
  • Kiến thức rộng về các lĩnh vực của phần mềm mà các team đang thực hiện.
  • Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ team và các team khác để khai thác thông tin về sản phẩm, dự án và ứng dụng nó vào việc xây dựng hệ thống quy trình.
  • Hiểu rõ về các chứng chỉ CMMI, ISO… trong phần mềm để xây dựng các quy trình chuẩn cho các team.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • qa và qc trong xây dựng là gì
  • nhiệm vụ của qa là gì
  • qc trong ngành may là gì
  • nhiệm vụ của qc là gì
  • 3 kỹ năng quan trọng nhất cho nhân viên qc
  • chia sẻ kinh nghiệm làm qc
  • qc passed là gì
  • qm là gì

Nội dung liên quan:

2 những suy nghĩ trên “QA QC là gì? Cần những kỹ năng nào để trở thành 1 QA, QC giỏi?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *