Quản trị marketing là gì? Các công việc của người quản trị là gì?

marketing manager

Quản trị Marketing là gì? Có vai trò như thế nào? Hiện nay, kinh doanh trên thị trường vô cùng khốc liệt, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, chính sách thương mại mới,…Các doanh nghiệp đang bước vào cuộc chạy đua không ngừng nghỉ và quản trị marketing giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò, ưu nhược điểm của quản trị marketing trong doanh nghiệp.

Tìm hiểu khái niệm quản trị marketing là gì?

1. Khái niệm Quản trị Marketing

Quản trị marketing là “sự phân tích, kế hoạch hóa, thực hiện và điều khiển các chiến lược và chương trình marketing nhằm thực hiện các trao đổi mong muốn với thị trường mục tiêu để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”.

Quản trị Marketing bao gồm 3 giai đoạn chính như sau:

(1) Kế hoạch hóa

(2) Tổ chức thực hiện

(3) Kiểm soát

quản trị marketing
quản trị marketing

2. Đặc điểm của Quản trị Marketing

– Là quá trình gồm các giai đoạn kế tiếp nhau được tiến hành liên tục

– Là hoạt động quản trị theo mục tiêu

– Là quản trị khách hàng và nhu cầu thị trường.

– Bao trùm tất cả các quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác và môi trường bên ngoài.

– Bao gồm một tập hợp các hoạt động chức năng kết nối các chức năng quản trị khác của doanh nghiệp

– Đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp và có bộ máy tổ chức quản trị marketing hợp lý.

3. Những nhiệm vụ chủ yếu của Quản trị Marketing

– Xây dựng, quản lý và khai thác MIS.

– Nghiên cứu thị trường làm cơ sở cho quyết định marketing.

– Xây dựng các chiến lược và kế hoạch marketing.

– Tổ chức thực hiện chiến lược/kế hoạch marketing đã xây dựng.

– Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các biện pháp marketing

– Giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch và biện pháp marketing cụ thể

– Xây dựng và đề xuất sử dụng ngân sách marketing

– Đảm bảo sự ủng hộ và phối hợp của các bộ phận chức năng khác.

4. Tiến trình thực hiện Quản trị Marketing

Quá trình vận hành hệ thống marketing chịu sự chi phối của bốn mục tiêu cơ bản: tối đa hóa mức độ tiêu dùng, khả năng lựa chọn mua hàng, sự thỏa mãn của người tiêu dùng và chất lượng cuộc sống. Nhiều người tin tưởng rằng mục tiêu của marketing nên nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và phương tiện thích hợp nhất để đạt được điều đó là quan điểm marketing mang tính xã hội.

5. Những điều cần lưu ý cho người quản trị

Người quản trị là những người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hệ thống và ứng dụng trong môi trường công nghiệp công nghệ thông tin. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo rằng các hệ thống được vận hành hiệu quả và bảo mật, đồng thời đáp ứng các yêu cầu kinh doanh. Dưới đây là những điều cần lưu ý cho người quản trị:

Bảo mật hệ thống Bảo mật hệ thống là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản trị. Họ cần phải đảm bảo rằng các hệ thống và dữ liệu được bảo vệ khỏi các loại tấn công mạng, đánh cắp thông tin và lỗ hổng bảo mật. Người quản trị cần phải thường xuyên kiểm tra và nâng cấp các phần mềm bảo mật, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các người dùng đều tuân thủ các quy định bảo mật và đăng nhập bằng các thông tin đăng nhập an toàn.

Giám sát hiệu suất hệ thống Người quản trị cần phải đảm bảo rằng các hệ thống và ứng dụng đang hoạt động ở mức hiệu suất tối đa. Họ cần phải thường xuyên giám sát các chỉ số hiệu suất, bao gồm tốc độ phản hồi, tải trung bình, dung lượng bộ nhớ sử dụng và tốc độ truyền tải dữ liệu. Khi phát hiện ra sự cố hoặc yếu kém trong hiệu suất, người quản trị cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục để đảm bảo rằng hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng yêu cầu kinh doanh.

Sao lưu và phục hồi Người quản trị cần phải đảm bảo rằng các dữ liệu được sao lưu thường xuyên và đầy đủ để đảm bảo rằng các hệ thống và ứng dụng có thể được phục hồi nhanh chóng khi có sự cố. Họ cần phải thiết lập các kế hoạch sao lưu và phục hồi dữ liệu, bao gồm cả các bản sao dữ liệu ngoại tuyến và trực tuyến. Khi có sự cố xảy ra, người quản trị cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục và phục hồi dữ liệu trong thời gian ngắn nhất để đảm bảo rằng hệ thống được khôi phục nhanh chóng.

Đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống Người quản trị cần phải đảm bảo rằng các hệ thống và ứng dụng luôn sẵn sàng để hoạt động. Họ cần phải thực hiện các bảo trì định kỳ, kiểm tra và nâng cấp phần mềm, và đảm bảo rằng các hệ thống được đưa vào hoạt động một cách đúng đắn và an toàn. Họ cũng cần phải đảm bảo rằng các hệ thống có thể mở rộng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tương lai của công ty.

Công việc của người quản trị marketing là gì?

quản trị marketing
quản trị marketing

Người quản trị trong chức năng marketing thực hiện các hoạt động chủ yếu và ra các quyết định cơ bản sau:

1. Trong chức năng hoạch định

  • Lập kế hoạch nghiên cứu marketing
  • Quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
  • Hoạch định chiến lược marketing
  • Quyết định danh mục sản phẩm
  • Lập các chương trình phát triển sản phẩm
  • Xây dựng các chính sách định giá
  • Lập các chương trình quảng cáo và khuyến mãi
  • Quyết định về tổ chức kênh phân phối
  • Kế hoạch huấn luyện và đào tạo nhân viên marketing

2. Trong chức năng tổ chức

  • Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu marketing
  • Quyết định về cơ cấu tổ chức của bộ phận marketing (tổ chức theo chức năng hay sản phẩm, theo khu vực địa lý, hay cấu trúc ma trận)
  • Phân công trách nhiệm cho mỗi bộ phận hoạt động
  • Tổ chức mạng lưới các trung gian bán hàng và quyết định về các địa điểm bán.
  • Thiết lập các quan hệ với chính quyền, các cơ quan truyền thông và công chúng
  • Tuyển dụng, huấn luyện và đào tạo nhân viên marketing
  • Tổ chức mạng lưới kho và hệ thống vận chuyển
  • Tổ chức các hội nghị khách hàng, điều hành việc tham gia hội chợ, triển lãm
  • Quyết định về thay đổi giá, cải tiến sản phẩm, tổ chức hoạt động khuyến mãi

3. Trong chức năng lãnh đạo

  • Thương lượng đàm phán với các lực lượng liên quan (công chúng, các cơ quan truyền thông)
  • Kích thích và động viên nhân viên bán hàng
  • Kích thích và động viên các trung gian bán hàng

4. Trong chức năng kiểm tra:

  • Kiểm tra ngân sách marketing
  • So sánh chi phí với ngân sách
  • Đánh giá hiệu quả quảng cáo, khuyến mãi
  • Kiểm tra sự thay đổi giá và điều chỉnh giá
  • Kiểm soát hệ thống phân phối, bán hàng.

So sánh quản trị Marketing và quản trị bán hàng

Qua tìm hiểu có thể thấy được quản trị Marketing và quản trị bán hàng là các hoạt động trọng yếu của các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về các khái niệm này các bạn có thể cùng tham khảo qua các thông tin so sánh như sau.

quản trị marketing
quản trị marketing

1. Sự giống nhau

Hai hình thức đều là thực hiện các quy trình bán sản phẩm, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng. Thực hiện quản trị marketing hay quản trị bán hàng với mục đích quan trọng nhất là để quá trình kinh doanh diễn ra theo đúng quy trình. Điều này giúp cho các doanh nghiệp quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn nhiều.

2. Sự khác nhau

Sẽ có một số điểm khác nhau giữa quản trị bán hàng và quản trị marketing, các bạn có thể hiểu rõ hơn qua những thông tin như sau:

  • Quản trị bán hàng thường sẽ tập trung chủ yếu vào nhu cầu của người bán, của chính doanh nghiệp đó. Trong khi đó quản trị marketing sẽ tập trung chủ yếu vào nhu cầu của người mua.
  • Quản trị marketing tập trung chỉ đạo quá trình kinh doanh hướng về tâm trí và nhu cầu của người tiêu dùng. Ngược lại quản trị bán hàng quan tâm nhiều hơn về việc thu hút tâm trí và nhu cầu của người mua hàng đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mình.
  • Quản trị bán hàng thì điểm xuất phát ban đầu chính là các nhà máy chế tạo ra sản phẩm. Đối với quản trị marketing thì điểm xuất phát ban đầu là thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp này hướng đến.
  • Đối với quản trị bán hàng thường nhắm đến việc thực hiện các kế hoạch ngắn hạn đem lại kết quả tốt. Trong khi đó thì quản trị marketing thương nhắm đến các kế hoạch dài hạn, đem lại kết quả dài lâu.
  • Cũng như thế, trọng tâm kinh doanh của quản trị bán hàng là sản xuất ra các sản phẩm dựa vào chủ ý kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại thì đối với quản trị Marketing các doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng chính xác nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Qua đó có thể hiểu được phần nào những khác nhau giữa hai khái niệm bán hàng và marketing.

Quản trị markeiting và 7 thói quen để thành đạt

Tiến sĩ Stephen R. Covey, một trong những thiên tài thế giới về tư duy sống, đã qua đời ngày 16/7/2012. Tác phẩm được nhận biết rộng rãi nhất của ông là “7 thói quen để thành đạt thành đạt” (7 habits of Highly Effective People), một trong những cuốn sách kinh điển về hoàn thiện bản thân đã được dịch ra 38 ngôn ngữ khác nhau với 25 triệu bản sách trên toàn cầu.

Đây chính là tác phẩm nền tảng, đưa Stephen R. Covey trở thành một trong 25 người Mỹ có ảnh hưởng nhất năm 1996 do tạp chí Time bình chọn. “7 thói quen của người thành đạt” sẽ trở thành một công cụ quyền lực nếu được áp dụng vào quản trị marketing. Hãy cùng phân tích:

1. Luôn chủ động – Be Proactive

Chủ động là một thói quen quan trọng của bất cứ một người thành đạt nào. Người chủ động sẵn sàng ra quyết định và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Không chờ đợi. Không chần chừ. Không đổ lỗi. Không né tránh.

Trong cuộc chiến marketing, doanh nghiệp nào chủ động sẽ có khả năng thành công. Những doanh nghiệp chưa ở vị trí hàng đầu có thể chủ động trong cuộc chiến với doanh nghiệp đứng đầu. Như Pepsi có thể hoàn toàn nghiên cứu ra những điểm yếu của ông lớn Coca Cola trước khi tung ra chiến lược của mình, đó là chiến lược đối lập.

Coca Cola mang tính “cổ điển”, “nguyên bản” thì Pepsi tung ra tính “trẻ trung”, “phá cách”. Màu sắc của Coca Cola là “đỏ” thì Pepsi tạo bản sắc cho mình bằng màu “xanh lơ”. Coca Cola yên vị với “hương vị nguyên bản” của mình thì Pepsi thách thức bằng hàng loạt những cuộc thử mù – blind test minh chứng rằng “hương vị cải tiến” của mình ngon hơn.

Kết quả là đã có những thời điểm Coca Cola bị Pepsi vượt mặt. Tuy nhiên Coca Cola cũng nhanh chóng chủ động phòng thủ, bao chắc quanh lãnh địa của mình bằng sự tập trung cao độ. Trong khi đó Pepsi tản mát hơn (sở hữu thêm cả chuỗi KFC, Pizza Hut v.v…) và do đó Coca Cola vẫn giữ nguyên vị trí hàng đầu của mình.

Dẫu sao, tính chủ động đã mang lại cho Pepsi vị trí số 2 của thị phần nước uống cola. Một kết quả không tệ.

2. Bắt đầu từ mục tiêu – Begin with the End in Mind

Hãy tự mường tượng mình đã trở thành mẫu người mà mình mong muốn, khi đó cần phải có những giá trị sống như thế nào, mục tiêu ra sao. Hành động với chính những giá trị và mục tiêu đó, ta sẽ viết ra những tính cách cần thiết để tạo nên thành quả trong cuộc sống sau này.

Điều quan trọng nhất của một chiến lược marketing là gì? Đó chính là đặt ra mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu càng rõ ràng về vị thế của doanh nghiệp trong tương lai, doanh nghiệp sẽ càng dễ dàng trong việc tạo nên tính cách cho thương hiệu, lựa chọn triết lý kinh doanh và những công cụ marketing phù hợp. Đây tưởng như là một điều dễ nhưng thực tế không phải vậy. Hãy xem qua thử một vài slogan của một số công ty nổi tiếng:

Canon: “Biết làm thế nào – Know how”. Có thể câu slogan này hàm ý Canon biết cách làm thế nào. Tuy nhiên đơn giản đây là một câu slogan không có mục tiêu cụ thể, không nêu bật được tính cách của thương hiệu và có lẽ sẽ làm chính nhân viên của Canon phải bối rối khi khách hàng hỏi: “Biết làm thế nào” là thế nào?

Nissan: “Enjoy the ride – Tận hưởng chuyến đi”. Mục tiêu của một chiến lược marketing phải là đặt thương hiệu của mình khác biệt với thương hiệu khác và nêu ra được sự nổi trội về một đặt tính ưu việt của mình so với các đối thủ trên thị trường. “Tận hưởng chuyến đi” quá chung chung và thiếu hiệu quả. quản trị marketing

3. Ưu tiên việc quan trọng – Put First Things First

Trong cuộc sống, người có khả năng lọc ra được những công việc quan trọng nhất đối với mục đích cuối cùng của mình và thực hiện những công việc đó trước sẽ là những người có thành tích cao hơn.

Chúng ta đều thấy có những người thành đạt nhưng nhàn nhã và có những người không thành đạt nhưng lúc nào cũng bận rộn. Ai cũng chỉ có 24 tiếng mỗi ngày. Người thành đạt hơn là những người biết dành thời gian cho những công việc quan trọng trước.

Điều quan trọng cần phải làm đầu tiên trong một chiến dịch marketing phải là tìm ra một đặc tính ưu việt và chiếm hữu nó trong tâm trí khách hàng. Như đậu phộng bọc socola M&M’s: “Tan chảy trong miệng, không tan chảy trên tay”. Đó là một điểm nhấn tốt. Nhưng không phải chiến lược marketing nào cũng làm được điều này.

Hãy xem thử chiến dịch “Luôn luôn – Always” của Coca Cola với hàng trăm triệu USD quảng cáo. Mọi người có “luôn luôn” uống Coca Cola? Kể cả có Coca Cola, người ta vẫn sẵn sàng uống Pepsi. “Luôn luôn” là một giấc mơ không có thực.

“Chúng tôi biết tại sao bạn bay – We know why you fly” của American Airlines cũng là một chiến dịch tự đại và có phần hoang tưởng giống như chiến dịch “Luôn luôn” của Coca Cola. Đơn giản là con người có đến hàng trăm ngàn lý do để bay. Làm sao American Airlines biết được?

Slogan “Tin cậy. Bền vững” của Ngân hàng Quân đội có lẽ đó nên là slogan của một công ty xây dựng hơn là một tổ chức tín dụng.

4. Tư duy cùng thắng – Think Win-Win

quản trị marketing
quản trị marketing

Tư duy “cùng thắng” là đặc điểm quan trọng của một người thành công.

Tìm ra điểm tạo nên sự hài lòng cho cả đôi bên sẽ gây dựng nên quan hệ tốt. Quan hệ một bên được lợi, một bên thiệt thòi sẽ không thể duy trì trong thời gian dài.

Tư duy cùng thắng phát huy tối đa khi doanh nghiệp gặp phải khủng hoảng thông tin. McDonald’s từng gặp phải rắc rối khi bị phát hiện ra những chiếc cốc vẽ hình Shrek có thể đã dùng loại sơn có hại cho sức khỏe. Mặc dù Ủy ban Kiểm nghiệm An toàn của Mỹ đã thông báo: “Loại sơn đó không độc và không gây hại cho trẻ em và thiệt hại khách hàng phải chịu là rất thấp”.

Nhiều công ty trong trường hợp này có lẽ sẽ dùng tuyên bố của cơ quan quản lý để tấn công lại những người đã chỉ trích. Nhưng McDonald’s đã xử lý theo “tư duy cùng thắng”.

Công ty cho khách hàng có thể đem trả lại cốc và lấy lại tiền. Dĩ nhiên chẳng mấy khách hàng quay lại đổi (vì cơ quan kiểm định đã bảo cốc không gây hại). Kết quả là khách hàng có được sự hài lòng còn McDonald’s thì có thêm uy tín.

Một trường hợp khá giống xảy ra vài năm trước trên webtretho.com khi một bà mẹ kiểm nghiệm và cho thấy kết quả canxi của Enfagrow A+ của Mead Johnson không đúng tiêu chuẩn. Mead Johnson đã làm gì? Dọa kiện khách hàng!

Theo bạn, “Tư duy cùng thắng” và tư duy “Tôi thắng, anh thua” cái nào sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp này? quản trị marketing

5. Lắng nghe thấu cảm – Seek First to Understand, Then to be Understood

Chúng ta có một cái miệng và hai cái tai. Cần phải lắng nghe nhiều hơn để hiểu người khách hơn rồi mới mong được người khác thấu hiểu. Đó là thói quen quan trọng bậc nhất và cũng là thói quen thường bị chúng ta bỏ qua nhiều nhất.

Nếu như theo một quy trình chuẩn mực, marketing được tham gia vào từng phần của dịch vụ bao gồm: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng từ đó tham gia góp ý vào việc định hình sản phẩm, tạo nhãn hiệu sản phẩm, tìm kênh phân phối tối ưu ra thị trường, sử dụng các chương trình quảng cáo và chiến dịch marketing nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.

Thực tế cho thấy phần lớn hoạt động marketing hiện nay chỉ dừng lại ở việc “tạo nhãn hiệu sản phẩm, tìm kênh phân phối tối ưu ra thị trường, sử dụng các chương trình quảng cáo và chiến dịch marketing nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng”.

Đây là một thiếu sót. Bởi quá trình “nghiên cứu” chính là quá trình “hiểu người trước”. Phải làm được điều này tốt thì mới mong “đưa sản phẩm đến người tiêu dùng” hay “mong người khác hiểu mình”.

Thiếu khả năng “hiểu người khác” khiến thị trường từng xuất hiện nhiều sản phẩm kỳ lạ như kem dành cho chó Frost and Hound của hãng Wagg Foods. Các chú chó có thể thích nhưng người bỏ tiền ra mua kem là những ông chủ/bà chủ của chó lại không thích.

quản trị marketing
quản trị marketing

6. Hợp tác cộng sinh – Synergize

Trong một thế giới tương tác như hiện nay, nếu không có được sự hợp lực với mọi người, bạn không thể thành công. Điều này cũng đúng hoàn toàn với một chiến dịch marketing.

Thế giới marketing có vô số những ý tưởng lý thú, nếu triển khai tốt thì hoàn toàn tạo nên được những thành công lớn. Tuy nhiên ý tưởng không thôi sẽ không đi đến đâu nếu thiếu sự hợp lực từ các bộ phận khác.

Một chương trình marketing dựa trên một sản phẩm kém sẽ thất bại.

Một chương trình marketing mà không có hệ thống phân phối sản phẩm tốt đến người tiêu dùng sẽ thất bại.

Một chương trình marketing thiếu đội ngũ những người bán hàng và chăm sóc khách hàng tốt sẽ thất bại.

Một công ty không có được sự hợp lực cần thiết giữa các bộ phận sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng sẽ vật lộn trong khó khăn.

Chỉ có sự hợp lực của tất cả các bộ phận mới tạo nên được một doanh nghiệp vững mạnh.

7. Làm mới bản thân – Sharpen the Saw

Để thành đạt trong một thế giới thay đổi chóng mặt, con người phải liên tục rèn luyện, học thêm những kỹ năng mới, mài sắc lại những kỹ năng cũ để hoàn thiện mình hơn. Đây là một thói quen mà nhiều công ty không làm được, trong số đó có cả những “ông lớn” trên thế giới.

Kodak là công ty phát minh ra kỹ thuật máy ảnh số. Nhưng lúc đó công ty đang có nguồn lợi khổng lồ từ máy ảnh phim. Công ty không chịu thay đổi và rốt cuộc phải đệ đơn phá sản.

Bao nhiêu công ty sản xuất đài cassette đã từng tồn tại? Chúng đều đã biến mất khi ngành công nghiệp băng đĩa cassette bị làn sóng đĩa hát đẩy lùi. Thậm chí ngành công nghiệp băng đĩa nhạc giờ cũng đang đối mặt với khó khăn lớn khi bây giờ con người ngày càng có xu hướng tải nhạc và mua nhạc trực tiếp trên mạng.

Biết bao công ty vẫn áp dụng mô hình marketing mix 4 P: Sản phẩm, Giá cả, Địa điểm, Con người – Product, Price, Place, People, trong khi thế giới marketing giờ đã cách quá xa mô thức đó rồi!

Hãy đơn giản hỏi xem “Nhà sách lớn nhất thế giới” Amazon có yếu tố “Địa điểm” trong marketing mix hay không? Và người tiêu dùng có quan tâm đến “địa điểm” của Amazon hay không? Trong trường hợp yếu tố “Địa điểm – Place” không còn quan trọng. có lẽ mô hình 4P cần phải được xem lại.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • so sánh marketing và quản trị marketing
  • quản trị marketing tiếng anh là gì
  • quản trị marketing philip kotler pdf
  • quản trị marketing và bán hàng
  • đề thi quản trị marketing
  • khóa học quản trị marketing
  • vấn đề quản trị marketing
  • slide quản trị marketing neu

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *