Quản trị rủi ro là gì? Doanh nghiệp hoạt động nếu không nghĩ đến những rủi ro, sẽ khó mà phát triển vững bền. Bởi, không hẳn mọi quản lý rủi ro trong kinh doanh đều mang ý nghĩa tiêu cực, nếu doanh nghiệp có sự chuẩn bị, dự phòng trước thì việc biến rủi ro thành cơ hội kinh doanh là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và đưa ra một số lý do mà các doanh nghiệp phải thực hiện quản trị rủi ro.
Tìm hiểu quản lý rủi ro trong kinh doanh là gì?
Rủi ro trong doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra của một doanh nghiệp. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra của chúng đối với doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro là một quy trình được thực hiện bởi những vị trí cấp cao của doanh nghiệp. Đó có thể là giám đốc điều hành, chuyên gia tài chính, cố vấn nhân sự,…, họ sẽ nhìn nhận để xác định những tình huống, vấn đề, sự kiện có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời quản lý, ngăn chặn và hạn chế các mức độ rủi ro để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu của mình.
Nếu phân loại rủi ro theo yếu tố từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chia rủi ro thành 4 loại dưới đây.
1. Rủi ro tài chính
Nhắc đến tài chính, là nhắc đến tiền – đây là mục tiêu hoạt động lớn nhất của mọi doanh nghiệp. Nếu tài chính gặp rủi ro, thì nguy cơ có hại cho doanh nghiệp sẽ rất lớn. Thông thường những rủi ro, sẽ bắt nguồn từ các giao dịch có tính chất tài chính, bao gồm việc mua, bán, các khoản đầu tư và cho vay hay các hoạt động kinh doanh khác.
Ví dụ rủi ro về lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa, thuế, cấu trúc vốn, tính thanh khoản, tín dụng…
2. Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là các rủi ro liên quan đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực trong hoạt động hàng ngày hay ảnh hưởng của các sự kiện bên ngoài như: quy trình, con người, quản lý thông tin, an toàn – sức khỏe – môi trường…
3. Rủi ro chiến lược quản lý rủi ro trong kinh doanh
Đây là các rủi ro xuất phát từ vấn đề quản trị, môi trường kinh doanh và các bên liên quan như khách hàng, đối thủ, nhà đầu tư…. Ví dụ: kế hoạch và phân bổ nguồn lực, sáp nhập, mua lại, thoái vốn, môi trường kinh doanh, truyền thông và quan hệ với các bên liên quan…
Rủi ro chiến lược bao gồm đưa ra chiến lược sai lầm, thực hiện không đúng ý đồ chiến lược, không điều chỉnh chiến lược kịp thời khi môi trường kinh doanh thay đổi.
4. Rủi ro tuân thủ
Rủi ro tuân thủ là những rủi ro liên quan tới việc chấp hành các quy định hay nội quy của doanh nghiệp, các luật và văn bản pháp lý khác của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng và sự cam kết.
Ngoài 4 loại rủi ro nêu trên, thì trong các doanh nghiệp còn có sự phân loại rủi ro khác nhau như rủi ro chủ quan, khách quan, rủi ro tài chính, nhân lực, năng suất,…hay rủi ro bên trong và bên ngoài doanh nghiệp….
Dù đơn vị phân chia rủi ro theo tiêu chí nào, thì các loại rủi ro trên đều có khả năng làm doanh nghiệp bị thiệt hại về mặt lợi ích, cũng như doanh thu. Do đó, cần có sự tính toán, dự phòng trước để tránh hoặc giảm thiểu tối đa những thiệt hại do các rủi ro này mang đến.
Những lợi ích nhận được từ quản lý rủi ro trong kinh doanh
Ngoài những mặt tiêu cực, thì quản trị rủi ro cũng mang lại cho doanh nghiệp khá nhiều những lợi ích hấp dẫn như:
1. Hạn chế sử dụng lãng phí dòng tiền trong đầu tư
Quản trị rủi ro có thể chỉ ra những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng thể về hoạt động đầu tư, kinh doanh và loại bỏ sự thừa thãi hay những hạn chế bất lợi.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu chiến lược đã đề ra
Doanh nghiệp cần xác định rõ quản trị rủi ro không tập trung vào rủi ro cụ thể mà chủ yếu là tìm ra nguyên nhân gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ đó hỗ trợ bộ phận quản lý cải thiện hiệu quả hoạt động để giảm thiểu các nguyên nhân dẫn tới giảm doanh thu, lợi nhuận, tránh các tình huống bị động.
Khi lập kế hoạch ứng phó với các rủi ro, doanh nghiệp như tự làm sẵn phao cứu sinh cho mình. Vì việc này giúp doanh nghiệp ứng phó hiệu quả với môi trường kinh doanh, cùng với đó là những thay đổi khách quan mà doanh nghiệp có thể lường trước được.
3. Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp
Quản trị rủi ro hỗ trợ tích cực cho quản trị doanh nghiệp bằng cách cung cấp thông tin cho Ban lãnh đạo/Hội đồng thành viên các rủi ro chủ yếu và các biện pháp cần thực hiện.
Một trong những mục tiêu chủ chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đó là đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bền vững và liên tục tăng cường các giá trị như tài chính, thị phần, thương hiệu…
4. Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh
Khi triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro, đồng nghĩa.với việc doanh nghiệp đã sở hữu một công cụ hữu ích.có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới,.đem về các nguồn doanh thu mới. Ngoài ra, hoạt động quản trị rủi ro cũng giúp tăng tỷ lệ thành.công của các dự án và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.
5. Đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư
Phần lớn các doanh nghiệp có thể phải công bố khả năng quản lý.rủi ro để các nhà đầu tư, các tổ chức đánh giá tín dụng có cơ sở đánh giá.mức độ tương quan giữa lợi nhuận có thể thu được.và rủi ro có thể gặp phải. Nếu có kế hoạch quản lý rủi ro tốt,.các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn khác về doanh nghiệp hơn.
Những lưu ý khi quản lý rủi ro trong kinh doanh
Nghiên cứu những điều trong quá khứ có thể quản lý được hết tất cả những rủi ro
Các nhà quản trị rủi ro thường sai lầm khi sử dụng những kết quả,.nghiên cứu những điều đã xảy ra trong quá khứ để áp đặt đến vấn đề hiện tại.
Theo những nhiên cứu mới nhất, không có mối liên kết nào giữa những.biến cố trong quá khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai, dù chúng có cùng điều kiện,.cùng đối tượng nhưng cũng chưa chắc chúng xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống nhau.
Không nghe những điều được cho là “không nên”
Những lời khuyên về “không nên” thường thiết thực.hơn nhiều so với những lời khuyên về “nên”. Chính thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực như thế khiến các.công ty xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần.việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần.xa rời bản chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi.về quá khứ và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra.
Không có câu trả lời chính xác cho các rủi ro
Rủi ro là một yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt,.chúng không bao giờ bất động và đợi chúng ta tìm thấy và tiêu diệt. Vì vậy các giả định, dự đoán về rủi ro cũng phải cập nhật và thay.đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra trong nhiều thời điểm.
Lời kết
Với những kiến thức bổ ích mà SEMTEK cung cấp,.chúng tôi hy vọng mình đã giúp giúp cho các bạn hiểu rõ quản trị rủi ro là gì và những vai trò, lợi ích mà nó mang lại. Chúc bạn có thể áp dụng hiệu quả đối với doanh nghiệp của mình.
Tìm kiếm liên quan
- Ví dụ về quản trị rủi ro trong kinh doanh
- Tài liệu quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
- Ví dụ về tình huống rủi ro trong kinh doanh
- Công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp Việt Nam
Nội dung liên quan
- Quy mô của Start Up và doanh nghiệp SME khác nhau như thế nào?
- Cách xây dựng bán hàng trực tuyến hiệu quả nhất
- Brochure đẹp được thiết kế theo các bước như thế nào?