Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là động lực phát triển của các thành phần kinh tế. Môi trường kinh doanh bình đẳng nếu không có sự xuất hiện của các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, các chủ thể kinh doanh thực hiện những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi, đa dạng và rất khó phát hiện. Cùng SEMTEK tìm hiểu về các quy luật kinh tế thị trường hiện nay.
Tìm hiểu về các quy luật kinh tế cạnh tranh
Bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá nào đó trên thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh. Đây là một điều tất yếu và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường.
Canh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Khái niệm cạnh tranh được nhiều tác giả trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế xã hội.
Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Còn theo cuốn từ điển kinh doanh (xuất bản 1992 ở Anh ), cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình định giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.
Vậy cạnh tranh có thể định nghĩa là gì?
Như vậy, hiểu theo một nghĩa chung nhất, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong việc giành giật thị trường và khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.Thực chất của cạnh tranh là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giũa các chủ thể tham gia thị trường.
Cạnh tranh là một điều tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp bắt buộc phải chấp nhận cạnh tranh, ganh đua với nhau, phải luôn không ngừng tiến bộ để giành được ưu thế tương đối so với đối thủ. Nếu như lợi nhuận là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cạnh tranh bắt buộc họ phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả cao nhất nhằm thu được lợi nhuận tối đa. Kết quả cạnh tranh sẽ loại bỏ được cả doanh nghiệp yếu kém và giúp phát triển các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Ở Việt Nam, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, cạnh tranh được thừa nhận là một quy luật kinh tế khách quan và được coi như là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức điều hành kinh doanh trong từng doanh nghiệp.
Các quy luật kinh tế cạnh tranh hiện nay
Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Theo tiêu thức này, người ta chia cạnh tranh thành ba loại:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Có thể hiểu theo.nghĩa đơn giản nhất là một sự mặc cả theo luật.’ mua rẻ -bán đắt ‘. Cả hai bên đều muốn được tối đa hoá lợi ích của mình .
Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Nó xảy ra khi mà trên thị.trường mức cung nhỏ hơn cầu của một.loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Lúc này hàng hoá trên thị trường khan hiếm , người mua sẵn sàng.mua hàng với một mức giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa những người mua trở nên gay gắt hơn.
Cạnh tranh giữa người bán và người bán: Đây là một cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất và phổ biến.trong nền kinh tế thị trường hiên nay. Các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ lẫn nhau để giành.cho mình những ưu thế về thị trường và khách hàng.nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển
Xét theo tính chất và mức độ
Theo tiêu thức này, cạnh tranh được chia làm ba loại :
Cạnh tranh hoàn hảo: xảy ra khi trên thị trường có rất nhiều người bán.và không có người nào có ưu thế về số lượng cung ứng đủ lớn để ảnh hưởng tới giá.cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra rất ít có sự khác biệt về quy cách,.phẩm chất, mẫu mã. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo các doanh nghiệp bán sản phẩm.và dịch vụ của mình ở mức giá do thị trường xác định dựa trên quy luật cung cầu.
Cạnh tranh không hoàn hảo: cạnh tranh trên thị trường mà phần lớn.các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Một loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau nhằm.phân biệt các nhà sản xuất hay cung ứng, mặc dù sự khác.biệt giữa các sản phẩm có thể không lớn.
Cạnh tranh độc quyền: hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có.một số người bán một số sản phẩm thuần nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số.lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Thị trường cạnh tranh độc quyền không có sự cạnh tranh về giá, người bán có thể bắt buộc người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Họ có thể định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá của thị trường tuỳ thuộc vào đặc điểm tác dụng của từng loại sản phẩm, uy tín người cung ứng…nhưng mục tiêu cuối cùng là đạt được mục tiêu đề ra thường là lợi nhuận. Những doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán theo giá của các nhà độc quyền.
Vai trò của các quy luật kinh tế cạnh tranh trên thị trường
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá khái niệm cạnh tranh hầu như không tồn tại, song từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi, vận động theo cơ chế thị trường thị cũng là lúc cạnh tranh và quy luật cạnh tranh được thừa nhận, vai trò của cạnh tranh ngày càng được thể hiện rõ nét hơn:
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh dịch vụ khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh. Cạnh tranh có thể coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể lẩn tránh và phải tìm mọi cách để vươn lên, chiếm ưu thế.
Như vậy cạnh tranh buộc các nhà dịch vụ phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của khách hàng, của thị trường. Canh tranh gây nên sức ép đối với các doanh nghiệp qua đó làm cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Đối với người tiêu dùng
Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng nhận được các dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Chất lượng của dịch vụ được nâng cao trong khi đó chi phí bỏ ra ngày càng thấp hơn. Cạnh tranh cũng làm quyền lợi của người tiêu dùng được tôn trọng và quan tâm tới nhiều hơn.
Đối với nền kinh tế – xã hội
- Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội cạnh tranh có vai trò rất lớn. Cạnh tranh là động lực phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội.
- Cạnh tranh tạo ra sự đổi mới, mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn, giúp xoá bỏ các độc quyền bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh giúp tăng tính chủ động sáng tạo của các doanh nghiệp, tạo ra được các doanh nghiệp mạnh hơn, một đội ngũ những người làm kinh doanh giỏi, chân chính.
- Cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lí giữa các loại lợi ích của các doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.
Lời kết
Mặc dù các quy luật kinh tế cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế thị trường hiện nay, nhưng nó không chỉ toàn là những ưu điểm, mà nó còn có cả những khuyết tật cố hữu mang đặc trưng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự tham gia vào cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Chính điều này đòi hỏi cần phải có sự quản lý của nhà nước, đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh một cách lành mạnh có hiệu quả.
Tìm kiếm liên quan
- Trình bày quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Những vấn đề lý luận về quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
- Ví dụ về quy luật cạnh tranh
Nội dung liên quan