Có phải bạn là một developer mới, bạn thấy các developer lành nghề khác nói với nhau về restful. Bạn không biết restful là gì nên bạn lên google search “restful là gì?”. Bạn đọc khá nhiều bài viết rồi nhưng vẫn còn mông lung chưa hiểu mặt mũi thằng restful thế nào? Nếu như bạn đang cảm thấy như vậy, thì hãy đọc bài viết này của mình nhé. Bài viết này SEMTEK sẽ trình bày những vẫn đề xung quanh Restful API trước khi mình trình bày chi tiết về nó, thế nên bạn hãy kiên nhẫn đọc nhé.
Tìm hiểu chúng về Restful API
1. RESTful API là gì?
RESTful API là một tiêu chuẩn được sử dụng trong việc.thiết kế API cho các phần mềm, ứng dụng và dịch vụ web để tạo.sự thuận tiện cho việc quản lý các resource. Các tài nguyên hệ thống như tệp văn bản, ảnh, video, âm.thanh hay dữ liệu di động là mục tiêu mà nó hướng tới, bao gồm các trạng.thái tài nguyên được định dạng và truyền tải qua HTTP.
Có thể nói, RESTful API không phải là một loại công nghệ. Nó chỉ là một phương thức tạo ra API và nguyên lý tổ chức nhất định.
Các thành phần của RESful API
Nếu bạn có ý định tìm hiểu sâu hơn về RESTful API là gì thì không thể nào bỏ qua các thành phần của RESTful API:
- API (Application Programming Interface) là một tập các quy tắc và cơ chế mà theo đó, một ứng dụng hay một thành phần sẽ tương tác với một ứng dụng hay thành phần khác. API có thể trả về dữ liệu mà bạn cần cho ứng dụng của mình ở những kiểu dữ liệu phổ biến như JSON hay XML.
- REST (REpresentational State Transfer) là một dạng chuyển đổi cấu trúc dữ liệu, một kiểu kiến trúc để viết API. Nó sử dụng phương thức HTTP đơn giản để tạo cho giao tiếp giữa các máy. Vì vậy, thay vì sử dụng một URL cho việc xử lý một số thông tin người dùng, REST gửi một yêu cầu HTTP như GET, POST, DELETE, vv đến một URL để xử lý dữ liệu.
- RESTful API là một tiêu chuẩn dùng trong việc thiết kế các API cho các ứng dụng web để quản lý các resource. RESTful là một trong những kiểu thiết kế API được sử dụng phổ biến ngày nay để cho các ứng dụng (web, mobile…) khác nhau giao tiếp với nhau.
Chức năng quan trọng nhất của REST
Quy định cách sử dụng các HTTP method (như GET, POST, PUT, DELETE…) và cách định dạng các URL cho ứng dụng web để quản các resource. RESTful không quy định logic code ứng dụng và không giới hạn bởi ngôn ngữ lập trình ứng dụng, bất kỳ ngôn ngữ hoặc framework nào cũng có thể sử dụng để thiết kế một RESTful API.
2. Cách thức hoạt động của RESTful API
Để hiểu rõ hơn bản chất vấn đề RESTful API là gì, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về nguyên lý và cách thức hoạt động của nó. Như đã nói ở trên, RESTful API là phương thức tạo ra API và hoạt động dựa trên phương thức HTTP:
- GET: Trả về một Recourse hay danh sách Recourse.
- POST: Tạo ra một Recourse mới.
- PUT: Cập nhật thông tin cho Recourse.
- DELETE: Xoá Recourse.
Hiện nay, hầu hết các lập trình viên đều lựa chọn sử dụng JSON là format chính thức nhưng vẫn còn nhiều người lựa chọn XML làm format. Thực tế, bạn có thể lựa chọn một loại bất kỳ miễn là nó nhanh và tiện lợi.
3. Authentication request và cấu trúc dữ liệu trả về
RESTful API không sử dụng session hay cookie cho mỗi yêu cầu mà thay vào đó nó dùng access_token. Để biết rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu JWT (JsonWebToken).
{
“status_code”: 200,
“data”: [
{
“name”: “ManhLD”,
“email”: “manhld@example.com”,
“ny”: “not found”
},
{
“name”: “Ahri”,
“email”: “ahriKDA@lmht.com”,
“ny”: “Ezreal”
}
],
error_messages: “”
}
4. Thông tin status code
Status code là một mã code server được trả về sau mỗi lần bạn gửi request. Khi bạn thực hiện yêu cầu một API nào đó, thì bạn cần phải có sự hiểu biết và khả năng nhận diện được một vài status code dưới đây để có cái nhìn đầy đủ hơn RESTful API là gì:
- 200 OK: Các phương thức GET, PUT, PATCH hoặc DELETE đều được tiếp nhận và xử lý thành công.
- 201 Created: Trả về một resource mới được tạo thành công trên server.
- 204 No Content: Resources được xử lý thành công nhưng không được trả về bất cứ dữ liệu nào.
- 304 Not Modified: Client có thể sử dụng mọi dữ liệu cache.
- 400 Bad Request: Request không hợp lệ và server không thể xử lý được.
- 401 Unauthorized: Request cần có tên người dùng và mật khẩu để truy cập.
- 403 Forbidden: Truy cập bị từ chối.
- 404 Not Found: Không tìm thấy resource hoặc trang yêu cầu không tồn tại.
- 405 Method Not Allowed: Phương thức không cho phép với người dùng hiện tại, không hỗ trợ method của yêu cầu.
- 410 Gone: Resource hoặc tài nguyên không còn tồn tại, Version cũ đã không còn hỗ trợ.
- 415 Unsupported Media Type: Server không hỗ trợ hoặc không chấp nhận kiểu Resource này.
- 422 Unprocessable Entity: Dữ liệu không được xác thực.
- 429 Too Many Requests: Request bị từ chối do bị giới hạn.
5. Quản lý từng phiên bản của API
Khi thiết kế API cho các ứng dụng hay phần mềm của trang web thì bạn nên cài đặt các phiên bản API để dễ dàng quản lý đồng thời giúp việc bảo trì, sửa chữa trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp hệ thống sau khi nâng cấp vẫn có thể hỗ trợ được các phiên bản cũ hơn một cách đầy đủ.
6. Ràng buộc REST
- Hệ thống hoạt động theo mô hình client-server, trong đó server là tập hợp các service nhỏ lắng nghe các request từ client. Với từng request khác nhau thì có thể một hoặc nhiều service xử lý.
- Stateless (phi trạng thái). Đơn giản server và client không lưu trạng thái của nhau -> mỗi request lên server thì client phải đóng gói thông tin đầy đủ để thằng server hiểu được. Điều này giúp hệ thống của bạn dễ phát triển,bảo trì, mở rộng vì không cần tốn công CRUD trạng thái của client . Hệ thống phát triển theo hướng này có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm là gia tăng lượng thông tin cần truyền tải giữa client và server.
- Khả năng caching : Các response có thể lấy ra từ cache. Bằng cách cache các response , server giảm tải việc xử lý request, còn client cũng nhận được thông tin nhanh hơn. Ở đây ta đặt 1 thằng cache vào giữa : client- cache- server.
- Chuẩn hóa các interface : Đây là một trong những đặc tính quan trọng của hệ thống REST. Bằng cách tạo ra các quy ước chuẩn để giao tiếp giữa các thành phần trong hệ thống, đơn giản hóa việc client có thể tương tác với server. Các quy ước này áp dụng cho toàn bộ các service giúp cho người sử dụng hệ thống của bạn dễ dụng hơn. Dễ hiểu hơn trên hệ thống đặt ra 1 chuẩn API để người dùng dù là mobile, web đều có thể kết nối vào được. Hệ thống REST có yếu điểm ở đây vì khi chuẩn hóa rồi ta không thế tối ưu từng kết nối.
- Phân lớp hệ thống : trong hệ thống REST chia tách các thành phần hệ thống theo từng lớp, mỗi lớp chỉ sử dụng lớp ở dưới nó và giao tiếp với lớp ở ngay trên nó mà thôi. Điều này giúp giảm độ phức tạp của hệ thống, giúp các thành phần tách biệt nhau từ đó dễ dàng mở rộng từng thành phần.
Những ưu điểm của RESTful API mang lại
Đến đây có lẽ bạn đã hiểu được RESTful API là gì. Bên cạnh đó, RESTful API còn có khả năng mang lại những lợi ích nhất định cho các lập trình viên và những ưu điểm vượt trội khác:
- Giúp cho ứng dụng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
- REST URL là đại diện cho resource chứ không mang tính chất hành động.
- Code ngắn gọn và đơn giản.
- Dữ liệu với nhiều định dạng khác nhau như html, xml, json,.. được trả về.
- Tài nguyên của hệ thống được REST chú trọng.
Ngoài ra, RESTful API còn cho phép các trang web có khả năng kết nối đến mọi dữ liệu của họ với các ứng dụng bên ngoài khác.
Có thể nói, RESTful API không chỉ có nguyên lý đơn giản mà nó còn có thể mang lại khá nhiều lợi ích và hiệu quả cho các lập trình viên trong việc thiết kế API cho các ứng dụng, phần mềm của trang web. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về RESTful API là điều vô cùng cần thiết.
Lời kết
Hy vọng, với những thông tin hữu ích nói trên, bạn đã hiểu được RESTful API.là gì và những kiến thức có liên quan để bạn có cái nhìn khái quát nhất. Xin cảm ơn.
Tìm kiếm liên quan
- RESTful API
- Restful là gì
- RESTful API example
- Chuẩn RESTful API
Nội dung liên quan
- Word Of Mouth là gì? Nguyển tắc của Marketing Word Of Mouth là gì ?
- Google Sheet là gì – Có sự khác biệt gì giữa Google Sheet và Excel
- Brand Image là gì? Tầm quan trọng đối doanh nghiệp ra sao?