Nếu sử dụng Website riêng để bán hàng mà vẫn chưa gắn mã Facebook Retargeting, thì có lẽ đó là một thiếu xót cực kỳ lớn của bạn đấy. Vậy Retargeting là gì? Cùng Semtek tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé!
Nhắm mục tiêu lại – Retargeting là gì?
Nhắm muc tiêu lại còn được biết đến với vài tên khác (tùy người dịch) là: nhắm chọn lại, quảng cáo bám đuổi, quảng cáo theo đuôi; là thuật ngữ để chỉ việc tiếp cận khách hàng bằng quảng cáo trả tiền (paid ads) với đa phần là quảng cáo hiển thị (display ads). Quảng cáo nhắm mục tiêu lại sẽ hiển thị lại quảng cáo với những đối tượng đã truy cập web/landing page của thương hiệu/sản phẩm của bạn ở những nơi khác trong môi trường trực tuyến sau khi họ thoát khỏi trang của bạn.
Nôm na là trên mỗi website hoặc landing page của thương hiệu/sản phẩm sẽ được gắn 1 đoạn mã, khi khách hàng truy cập vào trang thì sẽ bị dính đoạn mã đó (thường mọi người hay nói nhanh là bắt cookies). Từ đoạn mã đó, các hệ thống quảng cáo sẽ biết khách hàng đi đâu, làm gì trong môi trường trực tuyến và tiến hành hiển thị quảng cáo đeo bám họ ở bất cứ đâu có thể trong môi trường trực tuyến.
Mục đích của việc này nhằm làm tăng sự nhận biết (awareness), tăng quan tâm đến thương hiệu/sản phẩm, khuyến khích họ quay lại web/landing page(tăng CTR), và từ đó làm tăng tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate).
Cách thức hoạt động của Retargeting
Mỗi mạng quảng cáo sẽ định danh người dùng bằng một mã riêng. Với việc sử dụng các tập tin cookies (nơi lưu trữ thông tin khi bạn lướt web), mạng quảng cáo sẽ thu thập được thói quen sử dụng Internet của bạn và phân tích hành vi, xác định các yếu tố, sở thích liên quan. Từ đó, hiển thị các quảng cáo gần nhất với sở thích đó.
Sức mạnh rõ ràng nhất của ReTargeting là gì? Chính là cho phép hiển thị những quảng cáo có tính liên quan cao với sở thích của độc giả. Điều này giúp các Marketer hiểu được công chúng của mình và cung cấp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng. Bạn sẽ không cần quá quan tâm đến việc quảng cáo của mình đang chạy ở đâu, vẫn có thể yên tâm rằng quảng cáo chạy đúng trước mắt nhóm khách hàng tiềm năng và khách hàng bạn đang hướng tới.
Mỗi khi công chúng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp là thêm một lần thương hiệu và sản phẩm được nhận diện, lưu giữ trong tâm trí khách hàng. Công nghệ đeo bám tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, khiến tỉ lệ CTR (Click-through-rate) và chuyển đổi từ nhận biết sang hành động cao hơn. Kết quả là tăng khả năng bán được hàng và độ phủ thương hiệu. Và tăng chỉ số ROI (return of Investment- tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) vì mang đúng quảng cáo, đến đúng người, tại đúng thời điểm.
Về phía người dùng
Công nghệ đeo bám đem lại cho độc giả trải nghiệm duyệt web cá nhân hóa hơn. Họ có thể tìm thấy những gì họ cần nhanh hơn nhiều. Ví dụ như Google: chức năng tự động tìm kiếm khổng lồ cho phép Google “đoán” được ý định đang tìm kiếm điều gì của bạn. Đơn giản bạn chỉ cần gõ vài chữ cái đầu tiên vào hộp tìm kiếm, Google sẽ tự động hiển thị các đề nghị dựa trên lịch sử duyệt web của bạn.
Song song với những lợi ích quảng cáo đúng người – đúng sản phẩm – đúng địa điểm, Điểm mạnh của công nghệ Re-Targeting luôn đảm bảo được các yếu tố:
- Hệ thống mạng lưới website rộng lớn – phủ được 90% người dùng Internet Việt Nam
- Hệ thống công nghệ đủ mạnh để hiểu người dùng tốt nhất.
- Dẫn đầu trong các công nghệ xử lý dữ liệu lớn, thông minh (Big Data), tăng cơ hội hiểu rõ về người truy cập Internet. Các công nghệ này xử lý dữ liệu hàng tỷ bản ghi trong thời gian thực tương tự như các công nghệ mà Google, Facebook,… đang sử dụng, đưa ra được các thông tin quảng cáo phù hợp cho độc giả trực tuyến.
Kết quả sau khi Retargeting là gì?
CTR
Chiến dịch sử dụng Retargeting trung bình CTR (Tỷ lệ chuyển đổi) sẽ tăng cao
Đúng khách hàng tiềm năng vào đúng thời điểm theo thời gian thực
Bằng việc sử dụng Công nghệ quảng cáo Real Time bidding trong các sản phẩm quảng cáo Admicro. Đem tới hiệu quả và sự chính xác. Được xem là một trong những công nghệ sử dụng trong quảng cáo online hiệu quả nhất
Tạo dựng được thương hiệu với khách hàng
Sử dụng chiến dịch Retargeting giúp thương hiệu luôn được khách hàng nhớ tới và đồng hành cùng với khách hàng. Theo thống kê có tới trên 30% khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành sau khi mua sản phẩm từ chiến dịch Retargeting.
Các sản phẩm Admicro sử dụng công nghệ retargeting: Adx, CPC, CPM, Mobile ads …
Có bao nhiêu hình thức Retargeting?
Retargeting có 2 hình thức chính là:
- Onsite Retargeting
- Offsite Retargeting.
Tuy nhiên hiện nay – đặc biệt trong thời đại PROGRAMMATIC phát triển như hiện nay – chúng ta có thể phân rõ chi tiết trong Onsite & Offsite Retargeting có những hình thức sau:
- Nhắm chọn lại theo hành vi truy cập trang (Site Retargeting)
- Nhắm chọn lại động (Dynamic Retargeting)
- Nhắm chọn lại trên mạng xã hội (Social Media Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo hành vi tìm kiếm (Search Retargeting)
- Nhắm chọn lại theo danh sách kèm kết quả tìm kiếm (Retargeting list for search ads – RLFSA)
- Nhắm chọn lại theo thư điện tử & CRM (Email & CRM Retargeting)
Khi nào thì nên chạy quảng cáo Retargeting?
Retargeting là công cụ mạnh mẽ để chạy branding và tối ưu hóa chuyển đổi. Tuy nhiên, nó chỉ hoạt động tốt nhất khi nó là một phần của một chiến lược digital lớn.
Retargeting hoạt động tốt nhất khi cùng kết hợp với inbound và outbound marketing hoặc demand generation. Các chiến lược liên quan đến content marketing, Adwords, và nhắm mục tiêu hiển thị sẽ tạo ra lượng truy cập chất lượng, nhưng nó không giúp tối ưu hóa chuyển đổi cao.
Còn ngược lại, retargeting có thể giúp tăng chuyển đổi, nhưng nó không thể hướng mọi người truy cập đến trang của bạn. Do đó để một chiến dịch có cơ hội thành công tốt, bạn nên sử dụng kết hợp nhiều công cụ để hướng lượng truy cập chất lượng đến website, và sử dụng retargeting để tận dụng tối đa lượng truy cập chất lượng đó.
Điểm phân biệt cơ bản Remarketing
Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Remarketing và Retargeting:
- Remarketing bao gồm nhiều kĩ thuật, chiến thuật khác nhau nhằm điều hướng khách hàng từng tương tác với thương hiệu, trong khi Retargeting là một phần của Remarketing, sử dụng cookie để nhắm đến người dùng từng tương tác.
- Nhiệm vụ chính của Retargeting là phân phát quảng cáo cho khách hàng tiềm năng dựa trên Cookie, trong khi tiếp thị lại Remarketing chủ yếu nhằm thu thập thông tin người dùng từ nhiều nguồn và tạo thành danh sách được sử dụng sau này.
- Chính vì vậy, theo một số trang Web, khi nhắc đến khái niệm Remarketing, chúng ta thường có xu hướng nghĩ đến Email hoặc Google Adwords, trong khi Retargeting lại gợi nhớ đến kênh Facebook Ads.
- Trong một chiến dịch Remarketing chính thống, các nhà quảng cáo thường sử dụng dữ liệu thuần do doanh nghiệp tự thu thập.
Ngược lại, đối với Retargeting, bạn có thể sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Dữ liệu doanh nghiệp tự thu thập
- Dữ liệu từ đối thủ
- Dữ liệu từ bên thứ ba (Facebook data chẳng hạn).
Remarketing trên facebook và remarketing trên google
Nhắc đến hoạt động tiếp thị lại, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Google Remarketing và Facebook Remarketing.
Cả 2 đều là những hình thức quảng cáo hỗ trợ các doanh nghiệp có thể bám đuôi, tiếp cận được khách hàng tiềm năng thông qua tương tác, hành vi trước đó của họ.
-
Với Google Remarketing:
Một đoạn code được gắn vào website để lưu lại cookie truy cập của toàn bộ người dùng, sau đó được sàng lọc theo một (hoặc vài) tiêu chí cụ thể.
Quảng cáo sẽ được hiển thị trên các website nằm trong mạng hiển của Google nếu các đối tượng mục tiêu truy cập những trang web này. Với tư cách là nhà quảng cáo, các bạn được phép lựa chọn tần suất theo chân người dùng hợp lý cho các mẫu quảng cáo của mình.
-
Với Facebook Remarketing:
Khác với Google, Facebook không chỉ thu thập dữ liệu người dùng trên website mà còn cả trên cả trang fanpage thông qua những lượt like, comment, share của người dùng.
Thêm vào đó, mẫu quảng cáo remarketing của Facebook cũng chỉ hiển thị khi người dùng truy cập Facebook, chứ không phải trên các website trong hệ thống mạng hiển thị như của Google.
Sự khác nhau giữa Retargeting và Remarketing là gì?
Remarketing tập trung vào giỏ hàng và sẽ theo đuổi khách hàng đến khi có chuyển đổi
Còn Retargeting sẽ tập trung phủ nhiều kênh quảng cáo nhất có thể với mục đích thu hút khách truy cập vào website của bạn. Việc retargeting sẽ giúp thương hiệu giữ vị trí trong tâm trí người đã sử dụng sản phẩm. Khi ai đó truy cập vào website của bạn thì xem như việc bạn đã nhắc họ rằng bạn có tồn tại.
Ngoài ra Remarketing thì dùng dữ liệu first party data để triển khai chiến dịch còn Retargeting lại sử dụng rất nhiều dữ liệu khác nhau như first party data, second party data, third party data,…
Như vậy, ở bài viết trên SEMTEK đã giới thiệu cho bạn đọc hiểu hơn về công nghệ quảng cáo Retargeting là gì? Cũng như những hiệu quả mà công nghệ quảng cáo tiếp thị lại Retargeting đã mang đến cho các doanh nghiệp hiện nay.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan
- Retargeting Facebook là gì
- Retargeting là gì
- Chạy Retargeting là gì
- Remarketing là gì
- Retargeting tactics là gì
- Remarketing và Retargeting
- Chiến dịch retargeting
- Dynamic Remarketing là gì
Nội dung liên quan:
- protocols là gì và có bao nhiêu loại protocols hiện nay
- Laravel Framework là gì? Tính năng chính của Laravel Framework là gì?
- Site Map là gì? Có những loại định dạng và phân loại Site Map ra sao?