Quản trị rủi ro là gì? 7 Bước thực hiện để quản trị rủi ro hiệu quả

rủi ro là gì

Quản trị rủi ro dần trở thành một công việc vô cùng cần thiết cho mỗi doanh nghiệp trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày ngày càng có tính cạnh tranh cao, khốc liệt, khó khăn, rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Việc quản trị rủi ro là điều cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhằm phân tích, xác định trước các mối đe dọa, hiểm nguy có thể xảy ra để kịp thời có những biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác hại. Vậy quản trị rủi ro là gì, bao gồm những công việc gì? Cùng SEMTEK tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu quản trị rủi ro là gì?

1. Rủi ro trong doanh nghiệp là gì?

Rủi ro trong doanh nghiệp có thể được định nghĩa là một tình huống, sự kiện xảy ra có thể gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát triển và đạt được mục tiêu đã đề ra của một doanh nghiệp. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra của chúng đối với doanh nghiệp.

2. Thế nào là quản trị rủi ro?

Quản trị rủi ro là một vấn đề trọng tâm, cốt lõi và được quan tâm hàng đầu của hệ thống quản trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp là một quy trình được thực thi bởi một hội đồng gồm các cơ quan cấp cao của doanh nghiệp, những người quản lý điều hành, chuyên gia tài chính…được thiết lập để xác định những sự kiện, tình huống, vấn đề có thể tác động đến doanh nghiệp trong tương lai đồng thời quản lý, ngăn chặn, giới hạn các mức độ rủi ro để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu.

3. Vai trò và lợi ích của việc quản trị rủi ro là gì?

Là yếu tố quan trọng mang lại thành công cho các dự án kinh doanh.

Hiểu về các yếu tố có thể mang đến bất lợi cho dự án, doanh nghiệp của mình chính là điều quan trọng trong tầm nhìn người kinh doanh. Hiểu được những rủi ro có thể xảy ra sẽ giúp bạn tránh được những thiệt hại không đáng có, có thêm thời gian lên kế hoạch ngăn chặn trước khi rủi ro xảy ra.

Công cụ hiệu quả trong việc đầu tư và phát triển kinh doanh.

Khi doanh nghiệp triển khai thành công khung quản trị rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp sở hữu một công cụ hữu ích hiệu quả để có thể tạo thêm những giá trị kinh doanh mới, những nguồn doanh thu mới, những dự án thành công và bảo toàn các giá trị cho các doanh nghiệp.

Ngăn chặn dòng tiền được sử dụng phung phí.

Quản trị rủi ro sẽ cho thấy được cái nhìn bao quát toàn diện.để có thể chỉ ra và loại bỏ những điều bất lợi, thừa thải không.cần thiết trong doanh nghiệp để giảm tối đa chi phí đầu tư. Đồng thời quản trị rủi ro cũng có thể chỉ ra những chi phí.phát sinh trong quá trình đầu tư và phát triển doanh nghiệp.

Cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên trong quản lý để sắp xếp công việc.

Quản trị rủi ro chính là cơ sở để xử lý các rủi ro chính trong.doanh nghiệp để có thể tối ưu hóa nguồn lực doanh nghiệp, tối ưu hóa mối.quan hệ rủi ro và lợi nhuận đồng thời giám sát một cách hiệu quả.nhất các hoạt động của doanh nghiệp thông qua chỉ số rủi ro chính,…

Những lưu ý khi quản trị rủi ro là gì?

1. Nghiên cứu những điều trong quá khứ có thể quản lý được hết tất cả những rủi ro.

Các nhà quản trị rủi ro thường sai lầm khi sử dụng những kết quả,.nghiên cứu những điều đã xảy ra trong quá khứ để áp đặt đến vấn đề hiện tại.

Theo những nhiên cứu mới nhất, không có mối liên kết nào giữa.những biến cố trong quá khứ và những điều có thể xảy ra trong tương lai,.dù chúng có cùng điều kiện, cùng đối tượng nhưng cũng chưa chắc chúng.xảy ra hoàn toàn như nhau và cách giải quyết cũng giống nhau.

rủi ro là gì

2. Không nghe những điều được cho là “không nên”.

Những lời khuyên về “không nên” thường thiết thực hơn nhiều so với.những lời khuyên về “nên”. Chính thái độ xem nhẹ lời khuyên cảnh báo những tiêu cực.như thế khiến các công ty xem nhiệm vụ quản trị rủi ro là một phần.việc hoàn toàn tách biệt với tìm kiếm lợi nhuận và dần xa rời bản.chất vốn có của nó khi chỉ được thể hiện qua việc truy hồi về quá khứ.và giải thích cho những hiện tượng đã xảy ra.

3. Không có câu trả lời chính xác cho các rủi ro.

Rủi ro là một yếu tố luôn luôn thay đổi và biến hóa linh hoạt,.chúng không bao giờ bất động và đợi chúng ta tìm thấy và tiêu diệt. Vì vậy các giả định, dự đoán về rủi ro cũng phải cập nhật và thay.đổi thường xuyên để có thể bao quát hết những rủi ro có thể xảy ra trong nhiều thời điểm.

7 bước trong quá trình quản trị rủi ro là gì?

Bước 1: Xây dựng bối cảnh

Ở bước này, doanh nghiệp cần xây dựng được bối cảnh hay môi trường kinh doanh. Trên cơ sở đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được nhận diện và phân tích ở các bước sau.

Vì vậy xây dựng được bối cảnh là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro.

Bước 2: Xác định rủi ro

Đây là bước quyết định đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Ở bước này, tất cả các rủi ro tiềm ẩn phải được phát hiện, nhận dạng để tiến hành phân tích, xử lý.

Nếu như rủi ro không được xác định hết sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị rủi ro. Rủi ro là những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, gây ra tổn thất cho doanh nghiệp.

rủi ro là gì

Để nhận biết triệt để rủi ro, chúng ta cần nắm rõ, tìm hiểu rõ về doanh nghiệp, về phương thức hoạt động, vận hành, cơ cấu tổ chức và tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, dự án. Mỗi môi trường khác nhau sẽ có rủi ro khác nhau, không thể áp rủi ro của doanh nghiệp này vào rủi ro của doanh nghiệp khác.

Mỗi đơn vị có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau về nhân lực, pháp lý, kinh tế, quản lý vì vậy, các cấp lãnh đạo cần nắm rõ được tình hình của doanh nghiệp mình để phân tích đúng và đủ rủi ro, nếu không sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi xác định được hết các rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp, chúng ta tiến hành đánh giá rủi ro. Đánh giá rủi ro được xác định trên các tiêu chí sau: khả năng xảy ra dễ hay khó, trong quá khứ rủi ro đó đã xảy ra hay chưa, mức độ thiệt hại nếu xảy ra là như thế nào, thời điểm rủi ro đó có thể xảy ra, bộ phận nào sẽ là khởi nguồn của rủi ro.

Rủi ro đều là những điều chưa xảy ra, để đánh giá được chúng đòi hỏi người quản trị phải có tầm nhìn rộng. Đánh giá được rủi ro chúng ta sẽ sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên xử lý để tiến hành xử lý rủi ro.

Bước 4: Xử lý rủi ro tiềm năng

Ưu tiên cho rủi ro có khả năng xảy ra cao và mức đột hiệt hại lớn để xử lý trước, chúng ta sẽ có các biện pháp xử lý như sau:

  • Chuyển giao rủi ro (risk transfer): Theo phương pháp này rủi ro sẽ được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ cho cá nhân, tổ chức khác (thường là các đơn vị bảo hiểm hay công cụ tài chính phái sinh). Phương pháp này làm giảm thiểu trách nhiệm hay thiệt hại của doanh nghiệp.
  • Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là biện pháp mang hướng tiêu cực. Biện pháp này tức là bạn bỏ qua, dừng, loại bỏ hẳn tất cả vấn đề, dự án có tiềm ẩn rủi ro. Biện pháp này rất an toàn nhưng đồng nghĩa với việc bạn loại bỏ đi cơ hội, lợi nhuận của mình. Kinh doanh nào cũng có rủi ro, và nếu áp dụng biện pháp này bạn sẽ mất đi hết cơ hội kinh doanh của mình. Biện pháp này chỉ nên áp dụng với rủi ro thiệt hại lớn, khả năng xảy ra cao.
  • Duy trì rủi ro hay chấp nhận rủi ro: Tức là bạn xác định sẽ có thiệt hại trong dự án hay việc kinh doanh này. Nếu rủi ro không đáng kể và khả năng xảy ra thấp, bạn chấp nhận bạn chấp nhận chúng để thu được lợi nhuận, lợi ích cao hơn. Một số rủi ro doanh nghiệp không có biện pháp nào khác ngoài cách chấp nhận..
  • Kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa, giảm bớt thiệt hại: Với cách xử lý này, cấp quản lý phải liên tục đánh giá, có các biện pháp đối phó để kịp thời xử lý, hạn chế thiệt hại rủi ro gây ra.

Bước 5: Tạo kế hoạch quản trị rủi ro

Kế hoạch quản trị rủi ro cần được lên một cách chi tiết và cụ thể,.sau khi được phê duyệt của các cấp lãnh đạo sẽ thông báo tới toàn thể nhân viên.và bộ phận liên quan để thực hiện. Trong kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, vai trò của từng.cá nhân, tập thể để thực hiện đúng và mang lại hiệu quả cho quản trị rủi ro.

rủi ro là gì

Bước 6: Thực hiện kế hoạch quản trị rủi ro

Sau khi đã thực hiện xong tất cả các bước trên.chúng ta tiến hành quản trị rủi ro theo kế hoạch đã vạch ra.

7. Xem xét và đánh giá kế hoạch

Trong quá trình triển khai kế hoạch, cấp quản lý cần cập nhật tình hình.thường xuyên để thay đánh giá, thay đổi kế hoạch phù hợp.

Lời kết

Trên đây là khái niệm quản trị rủi ro là gì cũng như 7 bước quản trị rủi ro hiệu quả dành cho bạn. Doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với các rủi ro khác nhau,.bình tĩnh nhận định tình hình và quản trị rủi ro sẽ giúp.doanh nghiệp của bạn luôn vững mạnh vượt qua, biến rủi ro thành cơ hội.

Tìm kiếm liên quan

  • Văn hóa quản trị rủi ro là gì
  • Rủi ro kinh tế là gì
  • Nguy cơ rủi ro là gì
  • Ví dụ về rủi ro

Nội dung liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *