Bạn là người đam mê kinh doanh thì không khó để có một công việc phù hợp với năng lực. Trong đó, công việc Sale Executive cũng thu hút đông đảo ứng viên tham gia khi các công ty, doanh nghiệp tuyển dụng. Vậy vị trí Sale Executive là gì? Sale Executive có vai trò, nhiệm vụ cụ thể của họ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu mô tả công việc chi tiết nhất.
Tìm hiểu Sale Executive là gì?
1. Khái niệm
Sales Executive còn gọi là nhân viên điều hành kinh doanh, là một trong nhiều vị trí của nghề Sales, có cấp bậc cao hơn so với đại diện kinh doanh, điều hành công việc, chỉ đạo nhân viên kinh doanh theo khu vực, theo vùng tùy thuộc vào sự phân công của công ty.
Họ chịu trách nhiệm tìm kiếm và theo dõi khách hàng mới, đàm phán các giao dịch và duy trì sự hài lòng của khách hàng. Vậy khi tìm việc làm mới, bạn hãy lưu ý những câu hỏi phỏng vấn Sale Executive và yêu cầu công việc ứng viên cần đáp ứng dưới đây để lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình.
2. Công việc của Sale Executive
- Tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định khả năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng.
- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới tiềm năng thông qua cuộc gọi telesales, mạng lưới quan hệ và phương tiện truyền thông xã hội.
- Gặp gỡ khách hàng tiềm năng và lắng nghe mong muốn cũng như mối lo ngại của họ.
- Chuẩn bị và trình bày bài thuyết trình về sản phẩm và dịch vụ.
- Tạo đánh giá và lập báo cáo thường xuyên về số liệu doanh thu và tài chính.
- Đảm bảo luôn có sẵn hàng trong kho để bán và trưng bày.
- Đại diện công ty tham gia triển lãm và hội nghị.
- Đàm phán/chốt đơn hàng, xử lý khiếu nại của khách hàng.
- Phối hợp với các thành viên trong nhóm để đạt mục tiêu chung.
- Thu thập ý kiến phản hồi từ phía khách hàng/khách hàng tiềm năng và bàn bạc với nội bộ nhóm.
3. Yêu cầu về kỹ năng và bằng cấp
- Sử dụng thành thạo phần mềm BR & CRM cùng khả năng xây dựng mỗi quan hệ nghiệp vụ kinh doanh hiệu quả.
- Nhiệt tình trong công việc.
- Sử dụng thành thạo phần mềm văn phòng MS Office.
- Kỹ năng bán hàng, giao tiếp và thương lượng tốt.
- Kỹ năng quản lý, tổ chức và ưu tiên công việc.
- Có khả năng thuyết trình hướng tới nhu cầu của người nghe.
- Kỹ năng quản lý các mối quan hệ và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến phản hồi.
- Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Digital Marketing và các chuyên ngành liên quan.
Câu hỏi phỏng vấn Sale Executive thông dụng nhất
1. Các câu hỏi thường gặp
- Tại sao bạn lại muốn làm việc ở vị trí Sales Executive?
- Sự khác biệt giữa bán hàng và tiếp thị là gì?
- Bạn nghĩ những kỹ năng bán hàng nào là quan trọng nhất?
- Bạn không thích điều gì về bán hàng?
- Bạn có thích những cuộc gọi cold calls?
- Bạn đối phó thế nào khi khách hàng từ chối mua hàng?
- Bạn sẽ làm thế nào để công việc kinh doanh của công ty hiệu quả hơn?
- Nếu bạn đang cố bán hàng cho một khách hàng tiềm năng nhưng họ cứ liên tục từ chối thì khi nào bạn sẽ ngừng tuyết phục họ?
- Hãy tưởng tượng bạn liên tục gọi cho một khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ hỏi họ những gì để hiểu được nhu cầu của họ? Bạn làm thế nào để sắp xếp một cuộc gặp gỡ trực tiếp?
- Nếu một khách hàng liên tục yêu cầu bạn hạ giá sản phẩm thì họ mới mua thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Hãy tưởng tượng bạn đang tham dự một sự kiện thay mặt cho công ty. Bạn sẽ làm gì để có được những khách hàng tiềm năng?
- Bạn có biết sản phẩm của công ty không?
- Bạn làm gì để đảm bảo khách hàng của bạn hài lòng?
- Bạn có kinh nghiệm gì khi giám sát người khác?
- Bạn có biết phần mềm bán hàng Salesforce hoặc phần mềm bán hàng nào khác không?
- Nói cho tôi biết về lần bán hàng khó khăn nhất mà bạn đã từng thực hiện
- Giải thích cách bạn đã làm để đạt được chỉ tiêu về doanh số khi làm công việc trước kia
- Hãy nhớ lại lúc bạn mất khách hàng hoặc một khách hàng tiềm năng. Nguyên do gì dẫn đến điều đó và bạn đã học được gì?
- Bạn xử lý khiếu nại của khách hàng như thế nào?
2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn Sale Executive
Tại sao bạn lại muốn làm việc ở vị trí Sales Executive?
Đây là một trong số các câu hỏi quan trọng mà bạn có thể được hỏi trong buổi phỏng vấn vị trí Sales Executive. Để trả lời câu hỏi này, bạn nên nói lý do tại sao bản thân muốn làm việc bán hàng. Ví dụ, nếu công việc bạn ứng tuyển là ở một công ty dịch thuật, hãy nói rằng bạn rất muốn tham gia vào ngành phiên dịch vì đây là một môi trường thú vị và không ngừng phát triển với nhiều cơ hội thăng tiến.
Sự khác biệt giữa bán hàng và tiếp thị là gì?
Nếu bạn mới tiếp xúc với thế giới bán hàng thì người phỏng vấn có thể sẽ muốn đánh giá sự hiểu biết của bạn về ngành với các vai trò khác nhau. Nói một cách đơn giản, bán hàng là bạn sẽ cố gắng để bán hàng trực tiếp. Tuy nhiên, với tiếp thị thì bạn là người góp phần nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu và đồng thời thực hiện nghiên cứu thị trường. Chẳng hạn như công việc telemarketer, bạn có thể tiếp thị qua điện thoại.
Bạn nghĩ những kỹ năng bán hàng nào là quan trọng nhất?
Bán hàng không những là một nghệ thuật mà còn là kỹ năng. Bạn muốn chứng tỏ là mình có hiểu biết tốt về sản phẩm/dịch vụ và trả lời được hầu hết các câu hỏi mình nhận được. Hãy thử và thể hiện sự hiểu biết của mình bằng cách nói rằng bán hàng không chỉ nói về ưu điểm của sản phẩm mà còn phải thống kê thị trường, xu hướng của ngành và cách bạn giải quyết vấn đề cho công ty giúp tiết kiệm tiền. Bạn cũng cần kiên nhẫn và không cho phép bản thân thất vọng vì bị khách hàng từ chối.
Bạn không thích điều gì về bán hàng?
Đây thường là một câu hỏi khó trả lời vì bạn không muốn nói ra một điểm yếu mà nhà tuyển dụng có thể lấy đó để “trừ điểm” bạn. Hãy trả lời trung thực nhưng cũng phải nói thêm rằng bạn làm việc xung quanh những điều này để tạo ra sự tích cực. Điều này cho thấy bạn là người mạnh mẽ, không bao giờ bỏ cuộc và là một người “kiên trì”. Đây có lẽ đều là các điều bạn cần phải có khi đảm nhận vị trí nhân viên bán hàng, điều hành kinh doanh,…
Bạn có thích những cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại?
Nếu được hỏi câu này, bạn hãy trả lời rằng mình thích. Khi được hỏi về lý do, hãy giải thích là vì bạn muốn giúp đỡ khách hàng, thuyết phục họ mua hàng và cũng là để xem biến một người chưa có ý định mua hàng thành một khách hàng thực sự khó khăn cỡ nào. Các cuộc gọi tiếp thị qua điện thoại sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện được kỹ năng về bán hàng.
Bạn đối phó thế nào khi khách hàng từ chối mua hàng?
Đây chính là câu hỏi để bạn thể hiện mình “mặt dày” như thế nào. Hãy giải thích là bạn vẫn sẽ liên tục thuyết phục các khách hàng khi họ từ chối mua hàng và bạn biết rằng họ cũng sẽ từ chối ít nhất 3 lần trước khi đồng ý mua hàng của bạn.
Không chỉ vậy, đôi khi “từ chối” cũng là một bước để tiến đến sự “đồng ý”, bạn sẽ đồng ý tình huống này và làm việc với các KH tiềm năng không giống. Hãy nói người phỏng vấn rằng sự tự tin là một tài sản cần thiết trong bán hàng và trong telesales bạn đã bị điện thoại ám hình và bạn rất hào hứng để thường xuyên gọi cho đến khi khách hàng chấp nhận mua hàng thì thôi.
Lời kết
Hy vọng những thông tin về Sale executive này đã mang lại nhiều điều hữu ích cho bạn.
Tìm kiếm liên quan
- Sale Executive là gì
- Marketing Executive là gì
- Car Sales executive là gì
- Sales Manager là gì
Nội dung liên quan
- Công nghệ IOT là gì? Nền tảng IoT nâng cao gồm có những gì?
- Các Bước Hướng Dẫn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Online HIỆU QUẢ
- Cross sell là gì và ứng dựng tuyệt vời của nó