Sale Marketing là gì? Kỹ thuật trong từng đội ngũ Sale Marketing ra sao?

Sale Marketing là gì

Sale Marketing là gì? Trong lĩnh vực bán hàng, có một vị trí công việc thường xuyên được nhắc đến nhưng lại rất ít người hiểu rõ về nó. Đó chính là nhân viên sale marketing. Thực tế nhân viên sale marketing là gì? Có khác biệt gì với sale thông thường? Mô tả công việc của nhân viên sale marketing bao gồm những gì?

Sale Marketing là gì?

Sale Marketing là gì? Trước tiên chúng ta hiểu Sale là hoạt động tiếp thị nhằm bán được càng nhiều hàng hóa dịch vụ càng tốt còn Marketing lại là quy trình quảng bá, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và khiến họ tiếp nhận nó. Dựa vào định nghĩa theo từng khía cạnh này, Sale Marketing chính là hoạt động bán hàng thông qua làm thị trường hay còn được gọi là tiếp thị bán hàng. Ngoài ra, nó còn thể hiện hai phương diện trong mối quan hệ giữa bán hàng và tiếp thị, cụ thể:

  • Trách nhiệm giữa những người làm công việc Sale và Marketing sẽ được gắn chặt, liên kết với nhau.
  • Tiếp thị là hoạt động đóng vai trò quan trọng hỗ trợ bán hàng hiệu quả.

Trên thực tế, người làm Marketing có trách nhiệm cao hơn trong việc tìm hiểu thị trường và khách hàng tiềm năng. Trái lại, bộ phận Sales hoạt động dựa trên các tiêu chuẩn khách hàng đã được đặt ra trước đó. Trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra xung đột khi hai bộ phần này có các luồng suy nghĩ khác biệt. Vì vậy, nhà quản trị phải biết cách kết hợp hai team để họ chia sẻ giúp sáng tạo hơn trong ý kiến.

Phân biệt giữa Sales và Marketing

Như ở trên đã đề cập Sales là bán hàng còn Marketing là tìm kiếm khách hàng và lôi kéo họ.

  • Cụ thể, chúng ta cũng có thể hiểu Sales là việc bạn phải đàm phán, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Còn Marketing là hoạt động dài hơi hơn, công việc của Markting là phải nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng bá sản phẩm và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng.

Tuy nhiên, cả hai hoạt động này đều đi đến một mục đích chúng là thúc đẩy đầu ra làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Người làm marketing không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược. Trước khi sản xuất, marketer đã phải xác định loại hình sản xuất, đối tượng khách hàng, giá cả. Tiếp theo đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, người làm thị trường đưa đến tay người tiêu dùng nhờ các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR,… để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất.

Giai đoạn tiếp theo này thì sales mới bắt đầu nhập cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu tạo doanh thu của công ty.

Dựa trên các chiến lược mà marketer đưa ra, những người làm công việc kinh doanh sẽ sử dụng lời nói có cánh và các chiêu bài để bán được thật nhiều sản phẩm.

Sale Marketing là gì

Sự khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ Sale Marketing là gì?

Trong khi nhiều tổ chức tách biệt nhiệm vụ của nhóm bán hàng và nhóm tiếp thị, chúng ta vẫn thấy rất nhiều điểm chung mật thiệt giữa hai đội ngủ này. Xét cho cùng, mục tiêu của cả hai đội ngũ đều là tăng trưởng doanh số, tuy nhiệm và KPI đề ra với mỗi đội ngũ sẽ hoàn toàn khác nhau như sau.

Trách nhiệm của từng đội ngũ

Trách nhiệm của đội ngũ sales

  • Theo dõi khách hàng: Một chức năng bán hàng quan trọng của đội ngũ sales là theo sát các khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi một bộ phận tiếp thị. Các doanh nghiệp thành công thường phát triển một quy trình bàn giao rõ ràng để khách hàng tiềm năng được sự theo dõi phù hợp và kịp thời đội ngũ sales
  • Xây dựng mối quan hệ: Bán hàng hiện đại tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu, giúp người tiêu dùng cải thiện niềm tin với doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng hiệu quả có thể hiểu được nhu cầu của người mua và phát triển một thông điệp thuyết phục họ.
  • Chốt sales: Hầu hết nhân viên bán hàng được đánh giá bởi khả năng biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Chốt sales có thể qua nhiều hình thức như một cuộc gặp mặt trực tiếp hay telesales.
  • Duy trì khách hàng: Bán hàng và tiếp thị có trách nhiệm cải thiện việc giữ chân khách hàng. Bằng cách đăng ký giữ chân một khách hàng, một thành viên trong team sales có thể quan tâm đến khách hàng lâu dài, mà không phải chỉ qua một lần nói chuyện trên điện thoại. Nỗ lực không ngừng từ đội ngũ sales để xây dựng các mối quan hệ bền vững có thể giúp cải thiện khả năng duy trì và dẫn đến doanh số bán hàng tăng giá vượt trội.

Trách nhiệm của đội ngũ marketing

  • Tạo nhận thức đối với khách hàng: Nỗ lực xây dựng nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ là bước đầu tiên trong quy trình bán hàng. Nỗ lực xây dựng nhận thức thành công có thể giúp khách hàng tiềm năng nhận ra thương hiệu hoặc tên sản phẩm hoặc, điều đó giúp khách hàng đảm bảo có thể cân nhắc sản phẩm hoặc dịch vụ khi cần thiết.
  • Tăng tương tác giữa khách hàng: Những nỗ lực tham gia được xây dựng dựa trên chiến dịch nâng cao nhận thức ban đầu chính là để tăng cường tương tác giữa thương hiệu và sản phẩm.
  • Chuyển đổi khách hàng: Chuyển đổi khách hàng từ người lạ trở thành khách hàng tiềm năng và cuối cùng là khách hàng là nhiệm vụ cơ bản của đội ngũ marketing.
  • Duy trì khách hàng: Ngay cả sau khi mua hàng, nhóm tiếp thị có thể giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng lặp lại theo chu trình. Chức năng duy trì của đội ngũ tiếp thị giúp duy trì nhận thức và sự tham gia của khách hàng sau khi đã quyết định mua sản phẩm. Điều này có thể bao gồm các bản tin email hoặc lời mời đến hội thảo giúp người tiêu dùng nhận được nhiều giá trị hơn từ một sản phẩm.

Sale Marketing là gì

Kỹ thuật bán hàng và tiếp thị của Sale Marketing là gì?

Làm thế nào để đội ngũ bán hàng và tiếp thị đạt được mục tiêu của doanh nghiệp? Các chiến thuật khác nhau dựa trên thời gian, văn hóa ngành và văn hóa của công ty. Vậy yếu tố cốt lõi để chiến dịch sales marketing là gì? Cùng tìm hiểu một số kỹ thuật bán hàng và tiếp thị phổ biến tạo thành cốt lõi của một chiến dịch sales marketing.

Kỹ thuật bán hàng

  • Hạn chế cơ hội: Ý tưởng về một ưu đãi trong thời gian giới hạn rất phổ biến trong ngành bán lẻ, nhưng tạo ra cảm giác khan hiếm là một chiến thuật được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Cơ hội hạn chế có thể bị giới hạn bởi thời gian (ví dụ: ưu đãi chỉ dành cho tháng này) hoặc tính khả dụng (ví dụ: chỉ còn một vài sản phẩm có sẵn).
  • Tập trung vào pain point của khách hàng: Một nhân viên bán hàng hiệu quả giúp làm nổi bật lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Có nghĩa là nhân viên bán hàng phải hiểu được những thách thức hàng ngày mà khách hàng phải đối mặt và tập trung vào cách sản phẩm có thể giải quyết những vấn đề đó. Việc nhấn mạnh vào các “pain point” cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho khách hàng.
  • Chốt sales giả định: Việc chốt sales giả định đặt khách hàng vào ngay tình huống là họ đã đồng ý mua sản phẩm. Ví dụ, thay vì hỏi, bạn có muốn thử dịch vụ này không? Thay vào đó, một nhân viên bán hàng có thể hỏi, khi nào bạn sẽ sử dụng sản phẩm để chúng tôi lên lịch giao hàng?

Kỹ thuật tiếp thị

  • Outbound marketing: Outbound marketing bao gồm quảng cáo truyền hình, tờ rơi, email trực tiếp và cold call (các cuộc gọi ngẫu nhiên). Outbound marketing có hiệu quả trong việc tạo ra nhận thức rộng rãi trong đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Inbound Marketing: Ý tưởng cốt lõi đằng sau Inbound Marketing chính là giáo dục khách hàng trước khi thu hút họ.

Công việc của nhân viên Sale Marketing là gì?

Sale Marketing là ngành nghề hot, được các doanh nghiệp hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng là công việc có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, sự phát triển hoặc thậm chí tồn vong của doanh nghiệp. Dưới đây là các nhiệm vụ mà một nhân viên Sale Marketing phải chịu trách nhiệm hoàn thành:

  • Nhân viên sẽ nhận kế hoạch Marketing từ trưởng phòng hoặc lãnh đạo rồi tiến hành triển khai, theo dõi chúng.
  • Thực hiện các công việc nhằm quảng bá chiến lược marketing, xây dựng hình ảnh thương hiệu đến khách hàng tiềm năng.
  • Làm công tác nghiên cứu, thăm dò thị trường và đo lường kết quả của các chiến lược đang được tiến hành.
  • Lên kế hoạch chiến lược marketing xin phê duyệt của cấp trên.
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp đồng thời tiến hành tạo dựng, duy trì mối quan hệ với họ.
  • Chịu trách nhiệm đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng thông qua các hoạt động Pr, quảng cáo…
  • Xây dựng các chiến lược marketing, chương trình khuyến mãi nhằm kích thích cầu tiêu dùng.
  • Thực hiện gặp gỡ khách hàng, chào bán, đàm phán thương lượng để đem về hợp đồng mua bán cho công ty.
  • Chăm sóc khách hàng sau bán.
  • Lập báo cáo nộp hiệu quả kinh doanh chiến lược marketing, bán hàng với cấp trên

Sale Marketing là gì

Kỹ năng để trở thành một nhân viên Sale marketing chuyên nghiệp

1. Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng

Sale marketing hoạt động với mục đích chính là thúc đẩy hoạt động đầu ra làm tăng doanh số bán do vậy việc biết cách lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là điều rất cần thiết. Bởi lẽ, so với việc chỉ chú trọng vào doanh số mà quên đi nhu cầu của khách hàng có thể bán được lúc đó nhưng không bán được dài lâu. Khi lượng khách hàng trung thành mất hoàn toàn cũng là lúc mà hoạt động buôn bán bị ngưng trệ nên trước khi tư vấn, tiếp thị thì bạn nên đặt mình vào vị trí khách để biết họ cần gì.

2. Luôn kết nối với thế giới

Với sự phát triển của Internet, hoạt động buôn bán, trao đổi phát triển kinh doanh giờ đã không còn chịu rào cản về khoảng cách. Để không bị bỏ lại, bị lạc hậu thì bạn phải biết cách kết nối với thế giới, kết nối với mọi người. Điều này rất có ý nghĩa với công việc Sale Marketing đặc biệt là người làm trong các Digital Marketing Agency bởi nó giúp bạn quảng bá sản phẩm đến đông đảo khách hàng và chiếm được lòng tin của họ tốt hơn. Một số ứng dụng hỗ trợ lớn công việc này như: Facebook, Instagram, Google, Twitter…

3. Nâng cao năng lực bản thân

Không riêng gì Sale Marketing mà bất kỳ một công việc nào cũng đều cần sự cố gắng nâng cao năng lực của bạn thân. Khi mà năng lực được cải thiện thì công việc cũng diễn ra thuận lợi hơn, áp lực cũng giảm xuống. Hơn nữa, điều này còn thúc đẩy quá trình tăng lương, thăng chức của bạn bởi năng lực cao, doanh số tốt chính là căn cứ tốt nhất để sếp đánh giá bạn.

4. Linh hoạt

Người làm Sale Marketing không được cứng nhắc có lẽ là câu nói hết sức quen thuộc với nhiều người. Lý giải cho điều này bởi nhân viên Sale marketing phải gặp gỡ nhiều người, va chạm với các tình huống khác nhau do đó rất cần tính linh hoạt trong xử lý mọi việc. Điều này đóng vai trò rất lớn quyết định đến việc bạn có thành công trong lĩnh vực này hay không nên bạn phải đặc biệt chú ý.

5. Trau dồi kỹ năng đàm phán thuyết phục

Như đã đề cập, công việc Sale Marketing phải gặp gỡ, đàm phán thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của công ty. Do đó, bạn luôn phải trau dồi kỹ năng đàm phán thuyết phục nếu muốn bản doanh số của mình dày khách hàng hơn. Để làm được điều này bạn hãy bắt đầu từ kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm và hiểu được tâm lý khách hàng.

6. Lạc quan

Đâu phải lúc nào bạn cũng thương lượng thành công với khách hàng hay đề xuất mình đưa ra sẽ luôn được phê duyệt. Trong trường hợp này, bạn nên lạc quan, hãy có định hướng cho mình và đừng bao giờ dễ dàng từ bỏ nó. Nếu bạn có cố gắng, có niềm tin thì chắc chắn rằng các kỹ năng sẽ được cải thiện và thành công cũng sẽ tới.

 

SEMTEK Co,.LTD

  • Hotline: 098-300-9285
  • Email: info@semtek.com.vn
  • Website: www.semtek.com.vn | www.semtek.vn

Các tìm kiếm liên quan

  • Sale marketing là gì
  • Marketing là gì
  • Mô tả công việc nhân viên sales marketing
  • Sale Marketing online là gì
  • Digital Marketing là gì
  • Sales and marketing
  • Nhân viên sale là gì
  • Ngành Sale marketing

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *