Sampling là gì? 10 câu hỏi Marketer nên trả lời trước khi sử dụng Sampling

Sampling là gì? 10 câu hỏi Marketer nên trả lời trước khi sử dụng Sampling

Marketing trong thời đại 4.0 yêu cầu người làm truyền thông cần biết và vận dụng tất cả các chiêu thức Marketing quan trọng. Đối với người làm Marketing lâu năm, thuật ngữ Sampling không còn xa lạ. Tuy nhiên, với người mới vào nghề thì Sampling là gì còn là khái niệm khá lạ lẫm. Sampling là một phần trong marketing để quảng bá hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp. Do đó, nếu biết vận dụng đúng cách, định nghĩa Sampling chắc chắn sẽ phát huy tối đa năng lực của nó.

Sampling là gì? 10 câu hỏi Marketer nên trả lời trước khi áp dụng Sampling vào doanh nghiệp (Ảnh: Bazaar Voice)

Sampling là gì?

Sampling có thể hiểu là phát sản phẩm mẫu. Đây là hình thức Marketing giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới người tiêu dùng và cho người tiêu dùng trải nghiệm sản phẩm đó. Đây là hình thức marketing thông minh bởi thông qua hình thức này, doanh nghiệp, công ty có thể thu hồi ý kiến của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể thay đổi, hoạch định chiến lược cho phù hợp. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể quyết định yêu thích sản phẩm và chọn lựa sản phẩm khi Sampling kết hợp Promotion đúng cách.

Sampling là hình thức Marketing khá quen thuộc với thị trường Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cô PG trong siêu thị đứng phát sản phẩm dùng thử, cũng như những xe đẩy bắt mắt ngoài đường phố phát sản phẩm miễn phí. Hoạt động này áp dụng cho nhiều lĩnh vực như FMCG, viễn thông…

 

Định nghĩa Sampling là gì – Sampling thích hợp cho các ngành hàng FMCG (Ảnh: Upfront Business)

Các hình thức của Sampling là gì?

Face to Face

Hình thức này được thực hiện trực tiếp tại địa điểm ngoài trời thu hút nhiều đối tượng khách hàng ví dụ như bệnh viện, trường học, chung cư, siêu thị… Face to face giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng, và trong số đó có đối tượng khách hàng tiềm năng mong muốn. Lấy ví dụ như Nestle muốn chào hàng sản phẩm Matcha tea mới ra mắt dành cho đối tượng học sinh, sinh viên thì trường học và kí túc xá sinh viên có thể là những địa điểm thích hợp đánh đúng đối tượng khách hàng.

Door to Door

Hình thức này thực hiện tốn kém và mất công sức hết Face to Face. Do được mời chào và thực hiện cá nhân hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hình thức này cũng yêu cầu nhân viên được đào tạo bài bản hơn và cũng cần vượt qua các bài kiểm tra sát hạch. Tuy nhiên, Door to door không đánh được nhiều mục tiêu khách hàng, và cũng có thể gây ra sai sót trong quá trình chào hàng khi không chọn được khách hàng tiềm năng.

10 câu hỏi Marketer nên trả lời trước khi áp dụng Sampling là gì?

Dưới đây là 10 câu hỏi cơ bản mà Marketer nên giải quyết khi xem xét sử dụng hình thức Sampling như là một phần trong chiến lược tiếp thị của thương hiệu của họ:

 

Sự kiện Sampling của thương hiệu cà phê Lavazza (Ảnh: Lavazza)

  1. Bạn có chắc rằng mình sẽ coi thủ thuật Sampling đúng như một chiến thuật chứ không phải là một chiến lược? Nghe có vẻ giống nhau nhưng có sự khác biệt lớn ở đây. Sampling nên được xem như một phương tiện với quá trình dài hạn, hoàn thiện: Sampling từ quy trình giới thiệu, tăng nhận thức, thử nghiệm, tăng thị phần… Thực tế chứng minh, Marketer nên tránh sử dụng Sampling cho khách hàng hiện tại của bạn – vì việc này sẽ không giúp bạn đạt được độ trung thành cao hơn từ họ đâu.
  2. Bạn có cẩn thận lựa chọn địa điểm và thời gian phù hợp không? Bởi vì đôi khi địa điểm không phù hợp có thể dẫn bạn đến sự thất bại của sự kiện đó.
  3. Bạn có đẩy chiến dịch Sampling thông qua bất kỳ khuyến mãi hay quảng cáo nào không? Một chiến dịch Marketing có thể là cú “hích” hợp lý trước buổi phát sản phẩm dùng thử.
  4. Bạn có xem xét kĩ các quy trình hậu cần của mình. Các sản phẩm được dùng thử phải mới, bao bì phải nguyên vẹn và “đại sứ thương hiệu” phục vụ sản phẩm phải có kiến ​​thức đầy đủ về sản phẩm, cũng như trình bày đúng cách đặc tính của sản phẩm tới người tiêu dùng.
  5. Bạn có cung cấp bất kỳ khuyến khích theo dõi nào không? Nhiệm vụ của bạn là chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Cung cấp một khuyến mãi “không thể cưỡng lại” sẽ dễ dàng gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng hơn.
  6. Bạn có mời mọi người tham gia bằng cách khảo sát, xếp hạng hoặc giới thiệu không?
  7. Bạn có đang theo dõi kết quả từ event của mình và có rút ra được bài học gì không? Lưu ý rằng số liệu liên quan đến Sampling không có nghĩa là bạn đã phát ra bao nhiêu sản phẩm dùng thử. Mà điều đó có ý nghĩa là có bao nhiêu khách hàng tiềm năng dùng thử sẵn sàng trở thành khách hàng của thương hiệu.
  8. Bạn có đang kết nối khách hàng tiềm năng với thương hiệu của mình ở mức độ rộng? Bạn có mời khách hàng tiềm năng truy cập trang web và các trang mạng xã hội của bạn để tìm hiểu thêm thông tin và nhận các ưu đãi khác không?
  9. Bạn có quyên tặng các mẫu chưa được sử dụng của mình cho tổ chức từ thiện (nếu có thể) hay cách xử lý chúng không?
  10. Bạn có tái khẳng định cam kết và hỗ trợ của thương hiệu của mình cho khách hàng đã sử dụng thử sản phẩm không? Đừng nghĩ đơn giản rằng người tiêu dùng sẽ tạo kết nối. Làm cho kết nối mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn giữa các giá trị của người tiêu dùng và những giá trị của thương hiệu của bạn bằng cách củng cố nó như một quy trình Marketing bình thường.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về Định nghĩa Sampling là gì? cũng như các hình thức Sampling? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về Sampling.

Nguồn: Branding Strategy Insider

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *