SEM là gì? Vai trò quan trọng của SEM đối với doanh nghiệp

sem

SEM là gì? Thuật ngữ SEM chắc nhiều bạn đã nghe, nhưng vẫn còn có rất nhiều bạn chưa hiểu rõ SEM là gì? Và tại sao phải làm SEM? SEM và SEO khác nhau như thế nào. Sau đây hãy cùng nhau tìm hiểu về 2 thuật ngữ trên.

Các thuật ngữ đi kèm khi nhắc đến SEM

1. SEM là gì?

Sem là gì? SEM (viết tắt là Search Engine Marketing) và SEM = SEO + PPC  (pay per click hay Adwords) +  LBS + VSM. Như vậy SEM là khái niệm rộng hơn và bao gồm cả SEO trong đó. Nói cách khác, SEO là một nhánh của SEM. SEM là là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing nhằm mục đích giúp cho website của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet.

sem

Trong thời đại số hiện nay, trước khi thực hiện hành động mua hàng, mọi người thường search trên các công cụ tìm kiếm (như Google, Facebook,…) để xem trước thông tin về sản phẩm, nơi bán, reviews từ những người mua trước, nên SEM cũng vì thế mà phát triển.

Trong mô hình Internet Marketing, SEM sẽ có nhiệm vụ thu hút khách hàng một cách trực tiếp. Bạn có thể hình dung SEM gồm có SEO và PPC.

Nhiều người vẫn hay lầm tưởng khái niệm SEO và SEM, nhưng trên thực tế chúng khác nhau. SEO là một nhánh con của SEM. Nếu SEM là marketing trên các công cụ tìm kiếm, thì SEO là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.

Hiểu một cách đơn giản, khi khách hàng sử dụng công cụ tìm kiếm để truy vấn về sản phẩm, PPC chính là phần quảng cáo và SEO là các kết quả website xếp phía sau quảng cáo.

Trên thực tế, thuật ngữ SEM được sử dụng khá là linh hoạt, với nhiều cách hiểu khác nhau, như:

  • Paid search ads.
  • Paid Advertising
  • Pay per click

Các thuật ngữ đi kèm khi nhắc đến SEM

  • Impressions: Số lượng  hiển thị khi người dùng tìm kiếm từ khóa. Con số này không thể hiện là liệu người dùng đã thực sự nhìn thấy quảng cáo hay chưa.
  • CPC (Cost-per-click): Số tiền bạn phải trả khi người dùng click vào quảng cáo.
  • CPM (Cost-per-million impressions): Chi phí quảng cáo bạn phải trả cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Đây là một phương thức quảng cáo khác, mang tính chiến lược hơn, khi bạn có thể lựa chọn vị trí mà quảng cáo có thể được hiển thị, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
  • CTR (click through rate): Tỷ lệ tần suất người dùng nhìn thấy quảng cáo của doanh nghiệp, và nhấp vào quảng cáo đó.

Tại sao SEM lại quan trọng?

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, Internet đối với chúng ta chính là một kho tàng kiến thức vô tận. Internet như một quyển bách khoa toàn thư điện tử luôn bên cạnh chúng ta. Khi gặp phải câu hỏi khó, hay muốn tìm hiểu một kiến thức mới lạ chúng ta đều lên mạng và tìm kiếm thông tin rồi nhận về câu trả lời là ngay sau đó. Chúng ta thu thập thông tin, kiến thức từ các trang web trên mạng. Và theo như khảo sát thì hầu hết chúng ta sẽ lựa chọn những trang web hiện lên ở trang đầu tiên. Vị trí càng cao thì lượt truy cập, và khả năng được click càng lớn.

Các công cụ tìm kiếm, ví dụ như Google, họ có những thuật toán phức tạp để tối ưu hóa và lựa chọn những trang web có thông tin chất lượng, uy tín để xếp chúng ở những vị trí đầu. Đây là cách để họ làm hài lòng và giữ người dùng quay lại sử dụng công cụ tìm kiếm của họ.

Bởi vậy, SEM giữ một vai trò cực kỳ quan trọng để trang web của bạn có thể xuất hiện trong những gợi ý hàng đầu trong trang kết quả của các công cụ tìm kiếm.

 Các thành phần chính của SEM

1. SEO (Search Engine Optimization)

Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp bạn làm tăng thứ hạng của mình thông qua cách bạn xây dựng cấu trúc website như thế nào, cách bạn biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ, kết nối với nhau giữa các trang trong site của bạn (links)…

sem

2. PPC ( Pay Per Click )

Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên internet. Tác dụng của hình thức quảng cáo này là làm tăng lưu lượng người truy cập vào website thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về website của bạn ngay phần bên cạnh trong kết quả tìm kiếm.

Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được qui định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo.

3. PPI ( Pay Per Inclusion )

Đây là một hình thức nhằm giúp cho website, đặc biệt là những website mới xây dựng và mới đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của website trong cơ sở dữ liệu.

Chỉ cần trả một mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau) nhưng mục đích chính của nó là duy trì sự có mặt của website của bạn trong hệ cơ sở dữ liệu của họ. Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các website có nội dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục website mở khác.

Vì thế cho nên nếu website của bạn phù hợp với từ khoá được sử dụng để tìm kiếm thì site của bạn sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí mà có khi chính bạn cũng không thể ngờ tới.

4. SMO ( Social Media Optimazation )

Là một cách tối ưu hoá website bằng cách liên kết và kết nối với website mang tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ hay kinh nghiệm thực tế về một vấn đề…Phương pháp SMO thường sử dụng là dùng đến RSS feeds (RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập nhật tin tức thường xuyên, liên tục.. giống như blogs, …

Ngoài ra, nó còn có thể có liên kết với một số công cụ khác như: You tube để chia sẻ video, hay Flickr chia sẻ ảnh, album…để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người đọc thường xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó là địa chỉ quen thuộc.

5. VSM ( Video Search Marketing )

Đây là hình thức quảng cáo thông qua video clips ngắn được đưa lên website được tối ưu để có thể tìm kiếm đuợc. Hiện nay, Youtube đang là một trong những người đứng đầu về dịch vụ này.

Các ưu và nhược điểm của SEM

Thực tế SEM có rất nhiều những ưu điểm đối tạo điều kiện cho những ai khai thác tốt nó có thể phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.Bên cạnh đó, SEM cũng có một số nhược điểm mà các bạn nên lưu tâm để ứng dụng kịp thời trong từng hoàn cảnh nhất định.

1. Ưu điểm của SEM là gì?

  • Nhanh chóng được xuất hiện trên các trang web cũng như những vị trí mà bạn muốn.
  • Tùy biến và thiết lập quảng cáo nhanh chóng. Đồng thời có thể đo lường được chính xác hiệu quả hoạt động của SEM.
  • Tăng độ phủ của từ khóa. Có thể quảng cáo từ vài chục từ khóa, sản phẩm cùng một lúc

2. Nhược điểm của SEM

  • Đó chính là bạn phải là con nhà giàu có điều kiện thì mới có thể triển khai được. Bởi vì mức độ cạnh tranh, công sức đầu tư, đấu thầu cho vị trí đẹp rất là gay gắt ở bất kỳ ngành hàng nào.
  • Số tiền mà bạn phải trả = số người click vào quảng cáo * đơn giá. Đồng nghĩa với việc bạn có càng nhiều người vô click thì số tiền của bạn chi ra càng khủng.
  • Marketing đang xuất hiện hiệu ứng “dị ứng” với một số người bởi vì các quảng cáo đang xuất hiện rất tràn lan trên Internet.

3. Trong SEM gồm có 2 kênh nhỏ riêng biệt: SEO và PPC

Rất nhiều người hiện nay vẫn thường nhầm lẫn khái niệm SEM sẽ giống với SEO và PPC. Tuy nhiên trong thực tế thì cách hiểu này hoàn toàn sai. Hiểu chính xác thì SEO và PPC chính là những kênh nhỏ riêng biệt trong SEM. Hãy cùng tìm hiểu và phân biệt giữa SEO và PPC qua nội dung tiếp theo sau đây.

SEO là gì?

SEO (Search Engine Optimization): hiểu đơn giản là quá trình tối ưu hóa website của chúng ta để có thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm (đặc biệt là trên công cụ tìm kiếm google) với những từ khóa nhất định theo như hành vi của người dùng.

Ưu điểm của SEO:

  • Vì lý do đó mà không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ khách hàng lựa chọn ưu tiên vào những kết quả của SEO sẽ cao hơn rất nhiều lần so với lựa chọn PPC (Theo những nghiên cứu đáng úy tín là con số này  > 75%).
  • Google mang đến 10 kết quả gợi ý đầu tiên cho khách hàng mà chúng ta không phải bất kỳ khoản phí nào cho mỗi lần mà họ ghé thăm website của bạn . Theo đó, tỷ lệ Conversion từ SEO luôn ở mức cao hơn so với hình thức PPC.
  • Khách hàng sẽ có thể dễ dàng phân biệt đâu là quảng cáo.
  • Giá click của từ khóa sẽ bị đẩy lên cao khi có sự xuất hiện cạnh tranh với chính sách đấu giá từ khóa trên Google.
  • Kết quả mang tính bền vững của SEO xuất phát từ những công việc tối ưu hóa website, về nội dung bài viết, cấu trúc, kỹ thuật liên kết và rất nhiều những đầu việc khác.

PPC là gì?

  • PPC (Pay Per Click): được hiểu là hình thức quảng cáo trên công cụ tìm kiếm mà bạn trả phí cho mỗi lần click của khách hàng khi hiển thị website của bạn với từ khóa mà bạn mong muốn
  • Nhanh chóng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm chứ không phải mất nhiều thời gian để xây dựng như SEO.
  • Độ phủ từ khóa rất rộng, có thể cùng một chiến dịch quảng cáo và chạy vài chục từ khóa.
  • Biển quảng cáo nhanh chóng, đo lượng chính xác hiệu quả của quảng cáo.

Như vậy trên đây là toàn bộ những kiến thức về SEM là gì? Đồng thời chúng tôi cũng giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa SEM với SEO hay PPC. Hy vọng đây sẽ là một bài viết hữu ích đối với bạn đọc đang muốn tìm hiểu về SEM.

Những lợi ích mà SEM đem lại cho doanh nghiệp sem

1. Tăng độ nhận diện thương hiệu trên các công cụ tìm kiếm

Khi bắt đầu, các website sử dụng SEO và các phương thức  miễn phí khác cần thời gian để gia tương lượng traffic. Google cho rằng các website cần đến 1 năm để có thể leo top rank trong bảng kết quả tìm kiếm. Và bạn cũng cần những kỹ năng cần thiết để thực thi các chiến lược phù hợp, nhằm tối ưu hóa kết quả tìm kiếm và cạnh tranh với các đối thủ.

sem

Ngược lại, SEM có thể giúp website của bạn nổi bật ở vị trí thứ nhất, hoặc dưới cùng của trang tìm kiếm thứ nhất trên Google. Những doanh nghiệp mới thành lập ngay lập tức sẽ tăng được sự nhận diện thương hiệu đối với tệp khách hàng mục tiêu. Thêm vào đó, nếu bạn có những công cụ hỗ trợ thích hợp, sự chú ý trên còn có thể chuyển hóa ngay thành doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Tạo ra nguồn doanh thu một cách nhanh chóng

Với chiến lược marketing và truyền thông đúng đắn, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu về doanh thu. Chẳng cần công cụ nào xa xôi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng Google Ads của Google để bổ trợ cho các hoạt động kích doanh số từ SEM. Tuy nhiên, bạn nên chú ý tới khía cạnh ROI (lợi tức đầu tư) của SEM khi sử dụng AdWords.

3. Doanh nghiệp sẽ phát triển cùng SEM

SEM là một phương án giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển ngay từ trong những giai đoạn mới hình thành. Hãy thử hình dung xem, doanh nghiệp có thể được tiết kiệm khoản chi phí nhiều đến nhường nào khi áp dụng hiệu quả chiến lược SEM, mà vẫn thu về lượng doanh thu có khi còn vượt kỳ vọng.

Khi doanh thu tăng lên nhờ SEM, bạn có thể tăng số lượng quảng cáo trên Google lên để phụ thị trường tốt hơn.

4. Tiếp cận tới đúng người, tại đúng thời điểm và đúng thời gian

Ở thời điểm hiện tại, nửa dân số thế giới có thể tiếp cận với thế giới trực tuyến. hơn 93% người dùng bắt đầu trải nghiệm Internet của mình với một công cụ tìm kiếm nhất định. Các công cụ tìm kiếm đang thu về lượt traffic cho các website nhiều hơn bất kể phương thức nào khác.

Dù bạn đang cung cấp sản phẩm hay dịch vụ nào, việc bắt đầu với thị trường kinh doanh trực tuyến là điều nên làm trong một xã hội “trực tuyến hóa thời kỳ 4.0.” như hiện nay. Người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thứ mà họ cần. sem là gì

Trở thành “nhà cung ứng” nội dung trên các công cụ tìm kiếm, vô hình chung, bạn tự mình gây dựng chữ tín và độ tin cậy với khách hàng.

Ngay cả khi việc khách hàng tiếp cận tới website của bạn không tạo ra doanh thu ngay lập tức, đây cũng vẫn là “điểm chạm”, giúp doanh nghiệp của bạn tới gần hơn với đối tượng khách hàng mà bạn hằng mong muốn.

5. Gây dựng tên tuổi doanh nghiệp

Để tiếp cận khách hàng mới, suy nghĩ thông thường là làm thế nào để khách hàng tìm tới mình và mua hàng. Nhưng thời thế đổi thay, giờ đây, việc bạn chủ động tiếp cận và giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng là cách làm khôn ngoan hơn để xây dựng tệp khách hàng mới.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, cần phải có từ 7 – 13 điểm chạm để một đối tượng mục tiêu được chuyển hóa thành khách hàng của một doanh nghiệp. Với mỗi lần bạn xuất hiện trên các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, trên website hay trên mail, đó là một lần bạn quảng bá và tiếp cận tới đối tượng mục tiêu của mình.

Sự nhận diện thương hiệu của khách hàng dần trở thành sự quen thuộc. Mọi người thường chú ý tới những điều họ thân thuộc, hơn là những thứ xa lạ. Thương hiệu cũng không nằm ngoài quy luật đó. sem là gì

6. Tiếp cận tới đối tượng khách hàng trọng tâm

Marketing trên nền tảng công cụ tìm kiếm sẽ giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận tới đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn mong muốn theo cái cách mà marketing truyền thống chẳng thể thực hiện được. Bởi nếu cứ đi theo con đường truyền thống, chi phí marketing sẽ đội lên tới mức không tưởng.

Với một banner quảng cáo trên AdWords, bạn sẽ chẳng phải bỏ ra một đồng nào trừ khi có người click vào nó. Bạn có thể tạo 10, thậm chí 100 banner tùy ý, mà chi phí có thể chưa tăng lên ngay lập tức.

7. Giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Thông qua SEO, đối thủ của bạn đã có một vị trí đắc địa trên kết quả tìm kiếm của Google. Muốn đánh bật nó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng SEM để trang web của bạn xuất hiện ở vị trí nổi bật nhất, nổi bật hơn cả đối thủ cạnh tranh.

Nếu đối thủ cũng sử dụng SEM? Chẳng nhằm nhò gì, bạn chỉ cần sử dụng chính SEM để đánh bật lợi thế cạnh tranh đó của đối thủ.

Với chiến lược SEM hợp lý, bạn hoàn toàn có thể tạo dựng cho mình lợi thế cạnh tranh trước những đối thủ khác kém hiểu biết về mảng này hơn.

8. Chi phí hợp lý hơn quảng cáo truyền thống

Tại sao SEM lại có ngân sách thấp hơn các phương thức quảng cáo truyền thống? Vì bạn là người làm chủ những chiến lược mà bạn tạo ra.

Bạn không phải bỏ tới hàng tỷ đồng chỉ để chắc chắn rằng sẽ có khoảng 100 nghìn đến 200 nghìn khán giả sẽ theo dõi một chương trình trên TV mà doanh nghiệp bạn đang tài trợ (mà có khi trong hàng trăm nghìn khán giả kia, chưa biết bao nhiêu trong số đó thuộc đối tượng khách hàng trọng tâm mà bạn đang muốn nhắm tới).

Thay vì bao quát lượng khán giả thuộc phổ rộng, điều thường thấy khi sử dụng quảng cáo trên TV, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp tệp đối tượng khách hàng bạn nhắm tới thông qua SEM, và tập trung vào chiến lược chuyển đổi tệp đối tượng trên.

Khi chiến dịch quảng cáo đem lại tỷ lệ chuyển đổi thấp, bạn chỉ cần đơn giản là gỡ bỏ chiến dịch đó, chỉnh sửa lại một cách nhanh chóng. Trong khi phương thức quảng cáo truyền thống đòi hỏi chiến dịch của bạn phải được chạy trong khoảng thời gian cam kết sẵn với đối tác, bạn buộc phải nhận được sự chấp thuận của đối tác nếu như muốn có bất kỳ sự sửa đổi.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • chiến lược sem là gì
  • sem là gì wiki
  • quảng cáo tìm kiếm trả phí sem là gì
  • ưu nhược điểm của sem
  • ppc là gì
  • what is sem
  • ví dụ về sem
  • google sem

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *