Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu

slogan xay dung

Tiêu đề nội dung

Slogan có thể được coi là một khẩu hiệu, một phương châm, một câu văn ngắn chứa đựng thông điệp mang tính mô tả và thuyết phục về tính chất một thương hiệu. Slogan thường diễn tả một lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển sản phẩm của công ty. Hiện nay, để tạo một slogan xây dựng, người ta thường áp dụng lối chơi chữ – sự điệp âm, sử dụng kiểu chơi chữ à các từ có nghĩa rộng Đây là điều bắt buộc trong các khẩu hiệu quảng cáo.

Các yếu tố để đánh giá một slogan xây dựng hay

Cũng như tên thương hiệu, khẩu hiệu mang tính ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và sự khác biệt cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh.

Mục tiêu slogan xây dựng

Yếu tố đầu tiên để đánh giá một câu khẩu hiệu hay chính là xét đến mục tiêu. Một câu slogan khi được thiết kế nhất định phải đưa ra được một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó.

Ngắn gọn

Ngắn gọn là yêu cầu thiết yếu của một slogan xây dựng hay: dễ hiểu, dễ đọc, súc tích. Yếu tố này đảm bảo nhiệm vụ đi sâu, gây ấn tượng với tiềm thức khách hàng. Bởi lẽ, không ai “dại” gì mà đi xây dựng một khẩu hiệu dài rất đầy đủ thông tin nhưng khách hàng lại chẳng nhớ nổi. Chính vì yếu tố ngắn gọn này, thay vì “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” cà phê Trung Nguyên đã thay khẩu hiệu thành “Khơi nguồn sáng tạo”. Quả thực khẩu hiệu sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

Không phản cảm

Đây là yếu tố quan trọng vì nó còn ảnh hưởng đến vấn đề truyền thông và quảng bá sản phẩm. Tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ nhạy cảm, phản cảm hoặc gây hiểu nhầm dù chỉ là một bộ phận khách hàng nhỏ.

Nêu bật được lợi ích sản phẩm

Slogan bắt buộc phải thể hiện được tính năng và những lợi ích mà khi sử dụng sản phẩm khách hàng nhận được. Lấy ví dụ cụ thể về yếu tố này, hãy nhìn slogan “Connecting People” (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay “Luôn luôn lắng nghe” của Viettel.

Slogan có cấu trúc hoặc sử dụng kỹ thuật ngôn từ

Slogan sử dụng những nghệ thuật ngôn từ như phép lặp, phép đối, từ láy, đảo ngữ, ẩn dụ, … Đó là một trong những cách giúp thể heijen và phát huy tính sáng tạo, khác biệt trong slogan của tổ chức. Qua đó, giúp slogan của doanh nghiệp bạn tạo ấn tượng tốt nhất đối với khách hàng. Khẩu hiệu sử dụng nghệ thuật ngôn từ giúp khách hàng dễ đọc, dễ nhớ, dễ lan truyền viral slogan hoặc dễ dàng ứng dụng trong các chiến dịch truyền thông.

Slogan xây dựng tạo trend

Nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp có văn hoá hiện đại trẻ trung năng động. Hay tệp khách hàng hướng đến là những người trẻ thì khẩu hiệu theo trend là một yếu tố vô cùng quan trọng. Slogan nếu biết cách để bắt kịp được trào lưu thì đó chính là một vũ khí vô cùng lợi hại không chỉ trong việc lan truyền mà còn giúp PR thương hiệu.

Slogan tạo cảm hứng

Đánh vào tâm lý truyền cảm hứng là cách và chiến dịch mà những thương hiệu thời trang, mỹ phẩm hay các sản phẩm, dịch vụ dành cho giới trẻ.

Như thế nào là một slogan xây dựng hay và thu hút?

1. Phải liên quan đến thương hiệu

Một slogan xây dựng hay là viết được câu nói có khả năng in sâu vào trong tâm trí khách hàng. Sẽ thế nào nếu khẩu hiệu được khách hàng ghi nhớ nhưng họ lại chẳng biết là của ai? Vậy nên, hãy cố gắng nhồi thông điệp của thương hiệu đến với khách hàng. Nếu “cao thủ” hơn, bạn có thể thiết kế thương hiệu của mình vào Slogan sao cho tăng được nhận diện mà lại không bị phô.

2. Tốt hay xấu là do khách hàng quyết định

Đúng như vậy, một khẩu hiệu hay sẽ phụ thuộc vào việc khách hàng có nhớ tới nó hay không, nhớ với tín hiệu tích cực hay tiêu cực. Hãy thử viết ra vài cái Slogan sau đó tham khảo bạn bè, người thân mà có nhân khẩu học trùng với tệp khách hàng của chiến dịch. Hãy xin ý kiến một cách nghiêm túc và ghi nhận những ý kiến trái chiều của họ.

3. Ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu

Hoàn toàn không có một khuôn mẫu hay quy tắc nào nói rằng “Slogan cần phải dưới bao nhiêu từ”. Nhưng sau nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia chỉ ra rằng, người đọc thường có khuynh hướng kém quan tâm đến những câu nói dài dòng và quanh co. Độ dài của một khẩu hiệu hoàn hảo thường rơi vào khoảng từ 3 cho đến 5 từ.

Với số từ ngắn như vậy, người đọc sẽ ghi nhớ nhanh hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, ngắn gọn thôi chưa đủ. Một slogan xây dựng hay phải ngắn gọn nhưng vẫn mang được đẩy đủ thông điệp về thương hiệu. Đã có rất nhiều khẩu hiệu ngắn trên thế giới phải thêm phần “giải nghĩa” để giúp người đọc hiểu được.

Thậm chí, nhiều khẩu hiệu không truyền tải được thông điệp còn dẫn đến hiểu nhầm về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp đó cung cấp.

slogan xay dung
slogan xay dung

4. Phải đảm bảo tính trung thực

Thường thì những slogan xây dựng có chứa những từ như “best” hay “nhất” sẽ ít được người dùng tin tưởng hơn. Đơn giản ai cũng hiểu được rằng “Núi cao còn có núi cao hơn”. Việc ngộ nhận mình là “nhất” trong ngành sẽ khiến người tiêu dùng cho rằng doanh nghiệp đang nói quá.

Bản thân nhãn hiệu Bia Carlsberg đã bị lên án và chỉ trích rất nhiều vì khẩu hiệu “Probably the best lager in the world”. Để có một Slogan hay, hãy đặt ra những khẩu hiệu hướng tới lợi ích của khách hàng thay vì khẳng định mình là số 1 trong ngành.

5. Slogan hay sẽ trường tồn với thời gian

Slogan không chỉ là một phần của chiến dịch Marketing, nó còn liên quan đến cả một thương hiệu. Vì vậy, đừng bao giờ tự giới hạn khẩu hiệu của mình ở cả mức độ không gian và thời gian. Hãy chọn ra những từ có nghĩa phù hợp với nhiều loại hoàn cảnh, quá khứ, hiện tại và đặc biệt là tương lai.

Xu hướng đặt khẩu hiệu của các doanh nghiệp lớn bây giờ là “hướng tới tương lai” với mong muốn liên tục phát triển và vững mạnh. Từ đó, khách hàng cũng có thể tin tưởng hơn vào một thương hiệu liên tục đổi mới và sáng tạo để mang lại những điều tốt nhất.

Hướng dẫn cách tự tạo slogan xây dựng cho thương hiệu của mình

Dưới đây là một số mẹo nhỏ để bạn có thể tự tạo được slogan cho doanh nghiệp mình, hoặc các chiến dịch marketing truyền thông cụ thể. Các mẹo để tạo được khẩu hiệu hay này sẽ dựa trên quá trình nghiên cứu vô cùng kỹ càng, cùng khám phá nhé:

1. Thấu hiểu thương hiệu của doanh nghiệp

Trước khi lựa chọn bất cứ một slogan nào cho thương hiệu của doanh nghiệp, việc đầu tiên bắt buộc phải làm là nghiên cứu kỹ càng về nội tại của thương hiệu. Hãy tham khảo các thông tin từ website, hỏi nhân viên của công ty về lịch sử thương hiệu, công ty đã có mặt bao lâu, những câu khẩu hiệu hay tagline nào đã được thử trước đây,…

Câu khẩu hiệu cũng là một yếu tố quan trọng trong nhận diện của thương hiệu. Để có thể tạo ra một câu slogan tốt nhất, bạn cần tìm hiểu xem nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu là gì, tone giọng của công ty là gì và công ty đang bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ gì.

Slogan sẽ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt với đối thủ, đồng thời là thể hiện cho toàn bộ sứ mệnh, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu các giá trị khác biệt của doanh nghiệp.

Hãy kiệt kê các lợi ích lớn nhất của sản phẩm, hoặc thương hiệu đem lại cho khách hàng. Hoặc các khó khăn của khách hàng mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết.

2. Nghiên cứu của các doanh nghiệp

Bạn cũng cần thực hiện công việc nghiên cứu những câu slogan phổ biến, khẩu hiệu của các công ty đối thủ trực tiếp. Việc này không chỉ giúp bạn tránh gặp phải trường hợp vô tình copy slogan đã có, mà còn gợi ý ra thêm nhiều các ý tưởng độc đáo cho bạn.

Hãy nghĩ về một số slogan nổi tiếng nhất như:”Just do it” – của Nike” “Think different – của Apple” “I’m lovin’ it – của McDonald’s”. Những khẩu hiệu này đều có một vài điểm chung khiến chúng trở nên thành công. Ngắn và đáng nhớ. Đồng thời truyền đạt được cảm giác tích cực về thương hiệu,trong khi giúp thương hiệu có thể tạo ra được sự khác biệt rõ rệt với đối thủ.

Slogan của Nike “Just do it” truyền cảm hứng cho khách hàng về sự hành động. Mang lại cảm giác về yếu tố thể thao, khỏe khắn, và cả khả năng vượt qua mọi chướng ngại vật trong bất cứ tình huống nào

Slogan của Apple “Think different” không chỉ gợi tả về tầm nhìn của thương hiệu gắn liền xuyên suốt lịch sử phát triển của Apple, mà còn định hướng cho sứ mệnh của doanh nghiệp luôn mang tới giá trị tương lai cho thế giới.

Hãy xem xét thật kĩ số lượng từ, thông điệp tổng thể, vần và nhịp điệu, thậm chí là cả sự hài hước nếu có.

slogan xay dung
slogan xay dung

3. Định vị thương hiệu của bạn trên thị trường

Hãy xác định rõ về định vị và yếu tố nhận diện của thương hiệu trên thị trường trong thời điểm hiện tại.

Câu slogan cần phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu tới khách hàng. Ví dụ: nếu bạn đang muốn tạo một khẩu hiệu cho công ty mới, chưa được biết đến rộng rãi, thì đó phải là một lời “chào mời” thật hấp dẫn về những gì doanh nghiệp có thể cung cấp.

Nếu công ty đã có sự uy tín, thì bạn cần đặt ra câu hỏi tại sao thương hiệu cần thay đổi khẩu hiệu? Thương hiệu có định hướng phát triển theo hướng mới không? Slogan mới có phải là một yếu tố cho công việc rebrand – tái cấu trúc thương hiệu hay không?

Lấy ví dụ về Porsche, khẩu hiệu của Porsche là: “There is no substitute – Không gì có thể thay thế”. Slogan này phù hợp bởi Porsche là thương hiệu đã có bề dày lịch sử nhất định, khách hàng đã nhận diện về một sản phẩm chất lượng và sang trọng.

4. Tổng hợp tất cả các ý tưởng slogan xây dựng bạn có

Nếu bạn đang làm việc với những người khác, hãy bắt đầu tập hợp các ý tưởng về khẩu hiệu của nhau. Các ý tưởng ban đầu thông thường sẽ hơi “ngây ngô” một chút, nhưng đó có thể lại hạt mầm cho một câu khẩu hiệu tuyệt vời.

Giai đoạn này bạn nên để sự sáng tạo của mình được thoải mái, đừng vội gạch bỏ bất cứ một ý tưởng nào, hay giới hạn suy nghĩ của mình về vấn đề nào đó. Cố gắng đưa ra càng nhiều câu slogan càng tốt.

5. Lựa chọn slogan xây dựng phù hợp nhất

Giai đoạn cuối cùng sau khi bạn đã tổng hợp tất cả các câu khẩu hiệu mà có thể nghĩ ra, bạn cần lọc ra được ý tưởng tuyệt vời nhất. Từ 10, hãy xuống 5 slogan, xuống 3, rồi cuối cùng chọn ra câu slogan phù hợp nhất.

Bạn hoàn toàn có thể đi tham khảo ý kiến và nhận xét từ nhiều người khác. Bạn có thể đặt ra các câu hỏi như, slogan này có dễ nhớ không, khi nghe slogan này liên tưởng tới gì, liệu có hình dung ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hay không,…

Vai trò và ảnh hưởng của slogan đến xây dựng thương hiệu

1. Slogan là một phần không thể thiếu của thương hiệu.

Slogan không chỉ là một tagline tạo ra cho quảng cáo; slogan đóng vai trò chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp trong dài hạn. Một slogan tốt có khả năng chiếm lĩnh niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bởi vậy các doanh nghiệp thường thử rất nhiều slogan trước khi tìm được một slogan tốt nhất.

2. Là đòn bẩy của slogan xây dựng

Tạo ra được nhận diện thương hiệu nổi bật là điều mà mọi doanh nghiệp ao ước. Bởi slogan luôn đi kèm với tên thương hiệu và là lời giải thích cụ thể nhất cho tên thương hiệu trên mọi phương tiện truyền thông, bởi vậy slogan đương nhiên trở thành đòn bẩy cho thương hiệu.

Một mình tên thương hiệu không thể tồn tại đơn lẻ trong bộ nhận diện để truyền thông cho thương hiệu. Do đó slogan có vai trò chủ chốt trong việc truyền tải tinh thần cốt lõi của thương hiệu và tăng động lực thúc đẩy cũng như giá trị cho tên thương hiệu. Dù sao thì một cụm từ với ý nghĩa đơn giản cũng dễ dàng liên tưởng cho mọi người hơn, và nhờ đó tên thương hiệu cũng đi dần vào tâm trí của khách hàng.

3. Kêu gọi hành động, giúp cho thương hiệu được yêu mến hơn

Slogan hoạt động như một phần đặc trưng duy nhất của thương hiệu. Chính vì vậy, một slogan thành công không chỉ là slogan mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cần thể hiện được sự cam kết mà thương hiệu muống mang đến cho khách hàng. Nhiệm vụ của slogan lúc này ngoài thu hút khách hàng, nó còn phải lôi cuốn được cả người quản lý và nhân viên hành động theo thông điệp mà slogan truyền tải.

Rất nhiều slogan được cấp quản lý tạo ra để trở thành tiêu chuẩn làm việc của nhân viên doanh nghiệp. Bởi nó nhắc nhở về ý nghĩa thực sự mà doanh nghiệp muốn thương hiệu mang đến cho khách hàng.

slogan xay dung
slogan xay dung

4. Hỗ trợ xây dựng quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng

Slogan có vai trò như cầu nối hỗ trợ xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Từ việc mang đến ý nghĩa cho tên thương hiệu, slogan giúp kiến tạo cảm xúc cũng như thu hút mọi người đến với thương hiệu.

5. Gây dựng ấn tượng về thương hiệu trong tâm trí khách hàng

Slogan thường có từ 2 – 5 từ, tối đa là 8 từ đơn giản, dễ nhớ. Những slogan dài ngoằng sẽ gây khó khăn để ghi nhớ, bởi vậy các thương hiệu thường ưu tiên lựa chọn slogan ngắn gọn.

Về cơ bản, một mình tên thương hiệu không thể diễn đạt được hết sứ mệnh hay nhiệm vụ mà thương hiệu hứa hẹn mang đến cho khách hàng. Nên thông điệp mà slogan xây dựng truyền tải cùng hình ảnh logo khắc ghi trong tâm trí khách hàng khi họ tình cờ nhìn thấy bộ nhận diện thương hiệu ở bất kỳ đâu rất quan trọng. Do đó, việc để ý đến âm điệu, tính chất slogan tạo ra khi len lỏi vào tâm trí khách hàng.

6. Khơi gợi cảm giác của người dùng về sản phẩm

Ngay khi nghe đến “thơm ngon đến giọt cuối cùng” ta hoàn toàn có thể đoán được đó là sản phẩm dạng lỏng, có thể ăn, uống được. Những slogan xây dựng càng cụ thể, dễ đoán càng giúp tăng khả năng nhận diện cho thương hiệu cao hơn.

7. Giúp làm rõ sự khác biệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp khác nhau

Đối với mỗi thương hiệu, mỗi ngành nghề đều có sự khác nhau về mục đích hướng tới của sản phẩm dịch vụ. Do vậy, slogan giúp doanh nghiệp làm rõ sự khác biệt này, đồng thời nhấn mạnh những ưu điểm vượt trội của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • Slogan hay ngành xây dựng
  • Những câu slogan hay và ý nghĩa
  • Slogan của ngành xây dựng TDT
  • Slogan máy mặc
  • Slogan trí năm
  • Slogan nhà

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *