Sponsor là gì? Tips trong nghệ thuật Sponsorship Marketing bạn cần biết

Sponsor là gì? Tips trong nghệ thuật Sponsorship Marketing bạn cần biết

Dạo gần đây bạn có thưởng thức bộ phim quốc dân “Về nhà đi con” mỗi 9h tối các ngày trong tuần? Nếu có, chắc chắn các bạn đã chú ý đến một số thương hiệu xuất hiệu trong phim, chẳng hạn như “cú chơi lớn” của AB Bank hay thương hiệu thời trang NEVA. Đó chính là hình thức Sponsor xuất hiện trong phim mà bấy lâu này bạn vẫn xem. Vậy chính xác Sponsor là gì và bạn cần biết gì về nghệ thuật Sponsorship Marketing trong quảng cáo. 

Sponsor được hiểu là hình thức tài trợ, quảng bá trong truyền thông. Hình thức này thường được coi là PR, trong đó một công ty cung cấp hỗ trợ cho một sự kiện, liên doanh, tổ chức, phim ảnh, MV ca nhạc bằng cách cung cấp tiền hoặc các tài nguyên khác để có được sự công khai tích cực. Đây là một hình thức quảng cáo ngày càng phổ biến hiện nay. Hình thức này thường yêu cầu phía nhận tài trợ đổi lấy không gian quảng cáo tại sự kiện, phim ảnh, MV…

Sponsor là gì? sponsored by Tiki, Sponsor quảng cáo, Tiki tài trợ cho Chi Pu trong hầu hết những sản phẩm âm nhạc của cô nàng (Ảnh: Internet)

Nói nôm na, Sponsorship là một hình thức tiếp thị trong đó một công ty trả cho tất cả hoặc một số chi phí liên quan đến một dự án hoặc chương trình để đổi lấy sự công nhận ngược lại. Các tập đoàn có thể hiển thị logo và tên thương hiệu của họ trong dự án của đối phương.

Tài trợ doanh nghiệp phổ biến cho các chương trình xã hội, triển lãm nghệ thuật, biểu diễn, sự kiện thể thao, đại học, MV ca nhạc, phim ảnh. Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua các banner, áp phích, logo về hàng hóa, thông báo, sự kiện quảng bá thương hiệu…

Hiện nay, hầu hết các nhãn hàng đều áp dụng hình thức trên để truyền thông đa dạng hơn tới công chúng. Có thể kể đến như Bitis tài trợ chàng ca sĩ tài năng Sơn Tùng MTP để xuất hiện trong MV ca nhạc đình đám “Hãy trao cho anh”, hay Tiki đồng hành cùng các ngôi sao khi liên tục xuất hiện trong video âm nhạc của Chi Pu, Erik, Trúc Nhân, Min, Bích Phương…

  • Nhận thức về thương hiệu: Khi thương hiệu tham gia tiếp thị tài trợ, hình ảnh doanh nghiệp sẽ được cải thiện và nhận thức về sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ được đa công chúng biết tới nhiều hơn.
  • Cơ hội mở rộng: Khi doanh số của doanh nghiệp tăng, lợi nhuận cũng tăng. Bằng cách này, thương hiệu có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động và đa dạng hóa tới nhiều đối tượng khách hàng hơn.
  • PR tích cực: Quan hệ công chúng rất quan trọng đối với mỗi công trong quá trình thuyết phục người tiêu dùng. Đây là lý do tại sao có một số phương tiện như Social Media hay bên báo thường được nhận tài trợ khá nhiều. Nhờ tiếp thị tài trợ cũng vậy, doanh nghiệp có cơ hội cải thiện danh tiếng của công ty và có được sự thúc đẩy.
  • Kết nối với khách hàng: Càng có nhiều khách hàng nhìn thấy thương hiệu, họ càng bị thu hút về phía doanh nghiệp. Tất cả những gì thương hiệu cần làm là khiến họ cảm thấy rằng khách hàng cần tới thương hiệu ngay lập tức. Hiệu quả nhất là tiếp thị tài trợ trên phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người có thể kết nối ngay lập tức và đảm bảo tính tương tác cao.

 

Sponsor là gì? corporate sponsorship là gì? Hiện nay, hầu hết các nhãn hàng đều áp dụng hình thức trên để truyền thông đa dạng hơn tới công chúng (Ảnh: Behance)

Sponsorship Marketing cũng có mặt tiêu cực đối với phía một nhà tài trợ theo chiều hướng xấu như:

  • Sử dụng sai Budget mà không đạt được KPI: Trong khi nếu bạn là nhà tài trợ cho một chương trình cụ thể, bạn sẽ biết tiền của mình đang được sử dụng ở đâu. Ngoài ra, bạn sẽ nhận được một báo cáo về chi tiêu Budget. Nhưng, nếu bạn là một nhà tài trợ chung thì bạn có thể không biết chính xác số tiền tài trợ đã đi đâu và làm thế nào có thể đo lường KPI từ Sponsorship một cách chính xác.
  • Ảnh hưởng loãng: Nếu bạn là nhà tài trợ chính và là nhà tài trợ duy nhất của sự kiện, bạn có thể tự hào và đo lường KPI dễ dàng. Tuy nhiên nếu có những công ty khác tranh miếng bánh béo bở này và trở thành nhà đồng tài trợ, ảnh hưởng thương hiệu chắc chắn sẽ trở nên loãng hơn. Do đó, hãy cân nhắc khi trở thành đồng tài trợ của một thương hiệu.
  • Hình ảnh xấu: Mặc dù các ca sĩ, diễn viên, tổ chức phi chính phủ, công ty hoặc chương trình sử dụng tiền của thương hiệu và quảng bá cho thương hiệu tại các chương trình của họ, họ cũng có thể mất quyền kiểm soát thương hiệu. Ví dụ: nếu họ đang quảng cáo cho bạn và diễn viên quảng cáo xảy ra “drama” ngoài đời, hình ảnh thương hiệu có thể bị ảnh hưởng.

 

Sponsor là gì nhược điểm của sponsorship marketing

>> Có thể bạn quan tâm: Marketing là gì

Mục đích duy nhất của Sponsorship Marketing là tiếp cận với người tiêu dùng. Trước khi quyết định tài trợ, công ty cần chắc chắn sẽ xuất hiện như thế nào với đối tượng độc giả ra sao, và ước lượng lợi nhuận mà họ có khả năng kiếm được qua hình thức này. Sponsorship Marketing có thể được thực hiện qua một số phương pháp như:

  • Banner: Một trong những loại tài trợ phổ biến nhất là banner. Chúng có thể được đặt ngay tại lối vào để tối đa hóa sự xuất hiện với người tiêu dùng tiềm năng. Thời điểm mọi người bước vào, rõ ràng là họ sẽ nhìn xung quanh và kích thước banner lớn là một yếu tố thu hút sự chú ý ngay lập tức của khách hàng.
  • Logo: Đây có thể là một danh mục mà thương hiệu sẽ cần chi trả nhiều hơn so với banner. Tuy nhiên đây chắc chắn là khoản đáng đầu tư bởi logo thương hiệu đóng vai trò chính trong việc giúp khách hàng nhận ra doanh nghiệp và tạo ra một liên kết tức thì. Logo thường có thể được lồng ghép vào các MV ca nhạc, như Tiki sẽ xuất hiện ở ngay đầu MV, hoặc thương hiệu AB Bank xuất hiện trong bộ phim “Về nhà đi con”.

 

Sponsor là gì ?Trước khi quyết định tài trợ, công ty cần chắc chắn sẽ xuất hiện như thế nào với đối tượng độc giả ra sao, và ước lượng lợi nhuận mà họ có khả năng kiếm được qua hình thức này (Ảnh: Behance)

  • Phát tờ rơi về phiếu giảm giá: Khi bạn cung cấp tài trợ cho một sự kiện hoặc địa điểm, bạn có cơ hội tham gia vào việc phát voucher tới khách hàng. Doanh nghiệp có thể đề cử người từ bộ phận bán hàng của thương hiệu có mặt thực tế tại địa điểm và phát các phiếu giảm giá.
  • Các quầy hàng: Các quầy hàng giúp thương hiệu thiết lập liên lạc với khách hàng ngay lập tức. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có cơ hội tương tác với khách hàng dễ dàng, trực tiếp hơn. Đây chắc chắn là một trong những cách tốt nhất để chốt đơn đơn đặt hàng ngay lập tức.
  • Hình ảnh hoặc bài viết trên MXH: Mạng xã hội chính là nơi cộng đồng đăng bài viết hoặc hình ảnh được tài trợ sản phẩm từ các nhãn hàng. Thông thường, các blogger hoặc influencer, KOLs sẽ được doanh nghiệp tiếp cận và tài trợ, có thể là tài trợ bằng hiện vật hoặc những sự kiện liên quan.

Kết

Sponsorship Marketing không đơn giản chỉ là ném tiền vào tài trợ và nhận được hình ảnh xuất hiện như một chiêu trò PR nhạt nhẽo. Hiểu được Sponsor là gì thì thương hiệu cũng cần cần cân nhắc đối tượng sẽ truyền tải hình ảnh doan nghiệp và những tác động có thể đạt được ra sao. Chúc thương hiệu thành công với chiến lược Sponsorship Marketing đang được rất nhiều nhãn hàng ưa chuộng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *