Giải pháp giảm thiểu tối đa tấn công ddos là gì

tấn công ddos là gì

Tấn công ddos là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào tới Website của bạn? Xem ngay cách phòng chống ddos hiệu quả từ Semtek Co,. LTD. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm và cách thức hoạt động của loại hình tấn công phá hoại này.

Tấn công ddos là gì?

DDoS là viết tắt của Distributed Denial of Service, nghĩa tiếng Việt là từ chối dịch vụ phân tán. Tấn công DDoS là nỗ lực làm sập một dịch vụ trực tuyến bằng cách làm tràn ngập nó với traffic từ nhiều nguồn.

Mặc dù phương tiện để tiến hành, động cơ, mục tiêu của tấn công từ chối dịch vụ có thể khác nhau, nhưng nói chung nó gồm có sự phối hợp, sự cố gắng ác ý của một người hay nhiều người để một trang, hay hệ thống mạng không thể sử dụng, làm gián đoạn, hoặc làm cho hệ thống đó chậm đi một cách đáng kể với người dùng bình thường, bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống

Trong tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS), một kẻ tấn công có thể sử dụng máy tính của bạn để tấn công vào các máy tính khác. Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng về bảo mật cũng như sự không hiểu biết, kẻ này có thể giành quyền điều khiển máy tính của bạn. Sau đó chúng sử dụng máy tính của bạn để gửi số lượng lớn dữ liệu đến một website hoặc gửi thư rác đến một địa chỉ hòm thư nào đó. Tấn công này được được gọi là “phân tán” vì kẻ tấn công sử dụng nhiều máy tính trong đó có cả máy tính bạn để thực hiện tấn công Dos.

1. Các phương thức tấn công

Tấn công từ chối dịch vụ có thể được thực hiện theo một số cách nhất định. Có năm kiểu tấn công cơ bản sau đây:

  • Nhằm tiêu tốn tài nguyên tính toán như băng thông, dung lượng đĩa cứng hoặc thời gian xử lý
  • Phá vỡ các thông tin cấu hình như thông tin định tuyến
  • Phá vỡ các trạng thái thông tin như việc tự động reset lại các phiên TCP.
  • Phá vỡ các thành phần vật lý của mạng máy tính
  • Làm tắc nghẽn thông tin liên lạc có chủ đích giữa các người dùng và nạn nhân dẫn đến việc liên lạc giữa hai bên không được thông suốt.

2. Nhận biết 

Không phải sự sập đổ hoàn toàn nào của dịch vụ cũng là kết quả của một tấn công từ chối dịch vụ. Có nhiều vấn đề kỹ thuật với một mạng hoặc với các quản trị viên đang thực hiện việc bảo trì và quản lý. Mặc dù thế nhưng với các triệu chứng dưới đây bạn có thể nhận ra tấn công DoS hoặc DdoS:

  • Thực thi mạng chậm một cách không bình thường (mở file hay truy cập website)
  • Không vào được website bạn vẫn xem
  • Không thể truy cập đến bất kỳ một website nào
  • Số lượng thư giác tăng một cách đột biến trong tài khoản của bạn.

Cách thức hoạt động của tấn công ddos là gì?

Để tìm cách hiệu quả chống ddos cho website thì điều đầu tiên chúng ta cần phải nắm được là hiểu cách thức hoạt động của chúng sau đấy mới đưa ra biện pháp tốt nhất để phòng chống chúng.

Để có thể làm một trang web bị quá tải, xảy ra lỗi không thể load hết tất cả yêu cầu của người dùng thì cần phải tạo một áp lực truy cập lớn chưa từng có lên trang web. Đấy chính là cách thức vận hành chính của các cuộc tấn công ddos.

Có thể hiểu để tạo ra một ddos cho website, người ta phải gửi nhiều tín hiệu truy cập ảo đến website làm nó quá tải, người dùng thật khi truy cập vào một web sẽ gặp lỗi và không truy cập được nên mới có tên gọi là từ chối dịch vụ phân tán.

Một cách thức tấn công ddos được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Botnet. Đây là một loại mạng máy tính được tạo ra từ các máy ảo đã bị điều khiển từ xa. Mạng máy tính này sẽ liên tục gửi các yêu cầu truy cập ảo nhiều tới mức có thể làm sập một website.

Trong khi bạn truy cập vào các trang web có chứa virus, hoặc nếu không sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín thì máy tính của bạn bất cứ lúc nào cũng có thể bị xâm nhập, cho phép các hacker quyền điều khiển từ xa. Từ đấy ngón một tay để các chiến dịch tấn công ddos ra đời.

Cách để phòng ngừa tấn công ddos là gì?

Tấn công từ chối dịch vụ (tấn công DDoS) là cơn ác mộng tồi tệ nhất của mỗi doanh nghiệp. Một phút trước tất cả mọi thứ đều hoạt động bình thường, tiếp đó cơ sở hạ tầng của bạn bị ảnh hưởng bởi “sóng thần” traffic giả mạo từ Internet. Tất cả hoạt động trực tuyến của bạn bị dừng lại và bạn không thể làm gì nếu không được chuẩn bị từ trước.

Với chi phí thấp, thật khó để ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS có chủ định. Tuy nhiên với 4 biện pháp sau sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và người dùng.

1. Phần cứng và băng thông đủ lớn

Nhiều cuộc tấn công DDoS là sự kết hợp của tự nhiên và đối thủ của bạn, họ chỉ cần đơn giản là ném đủ lưu lượng truy cập để áp đảo công suất của bạn. Bạn có thể giảm thiểu cơ hội thành công của đối thủ và giới hạn tác động lên người dùng bằng cách cung cấp lưu lượng truy cập nhiều hơn mức bạn mong đợi nhận được trong quá trình hoạt động bình thường.

Một số người khi thiết kế mạng của họ thường có khuynh hướng cung cấp mức độ lưu lượng truy cập cao nhất họ có. Một nguyên tắc nhỏ khi xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng của bạn là cung cấp cho lưu lượng truy cập cao gấp 10 lần bình thường. Làm việc với số lưu lượng truy cập nhiều nhất mà bạn đã có, nhân nó lên mười và triển khai đủ phần cứng để đối phó với ít nhất mức hoạt động đó. Quy tắc tương tự cũng được áp dụng cho băng thông.

2. Dự phòng và giám sát từ xa

Bạn có thể chuẩn bị sẵn hệ thống để theo dõi hiệu suất và tính khả dụng của trang web. Nhưng hệ thống này có thể bị hạn chế nếu chúng cũng bị tấn công DDoS. Vì vậy nếu hệ thống được thiết kế để cách báo  cho bạn nằm phía sau bottleneck giống như trang web mà nó đang giám sát thì sẽ không có tác dụng khi bị tấn công DDoS.

Khi bạn bị tấn công, nó sẽ giúp bạn biết điều đó một cách nhanh chóng. Một thay thế đáng tin cậy khác là thuê dịch vụ của bên thứ ba giám sát trang web của bạn từ các vị trí khác nhau trên internet, đánh giá phản hồi từ góc độ của người dùng và cung cấp cảnh báo cho bạn khi có vấn đề.

3. Bỏ các bản ghi

Nhật ký máy chủ web của bạn không thể nhận ra sự khác biệt giữa khách truy cập và botnet. Mặc đữu liệu nhật ký có thể được sử dụng cho các mục đích điều tra sau khi cuộc tấn công kết thúc, nhưng giá trị của nó tương đối hạn chế. Điều quan trọng hơn nhiều là máy chủ có thể đáp ứng với người dùng thực tế trong cuộc tấn công.

Nếu bạn thấy tệp nhật ký đang phát triển khá lớn, bạn fai đối mặt với sự lựa chọn giữa việc giữ dữ liệu và mất máy chủ hoặc mất dữ liệu và giữ máy chủ. Nếu máy chủ web của bạn là các tệp tin quan trọng sự lựa chọn của bạn phải rõ ràng: Bỏ các bản ghi.

4. Liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ

Mặc dù vể mặt kỹ thuật có thể thiết lập cục bộ cấu hình phần cứng mạng để bỏ một số gói dữ liệu độc hại, lý tưởng nhất bạn sẽ muốn lưu lượng truy cập không mong muốn ở càng gần nguồn càng tốt. Điều này có nghĩa là sự phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ (ISP)  là điều bắt buộc.

Thật không may nếu đối thủ của bạn thực hiện các vụ tấn công DDos vào những thời gian bất tiện, hãy tưởng tượng bạn nhận được cảnh báo rằng có một cuộc tấn công DDoS vào website của bạn lúc 1h sáng ngày thứ bảy, và các đầu mối liên lạc với ISP của bạn đều ngừng hoạt động vào cuối tuần, hệ thống của bạn sẽ phải đối mặt với việc ngừng hoạt động vài ngày.

Trong trường hợp này bạn cần phải có số điện thoại trực tiếp của những người trong mạng lưới của ISP, nếu có sự liên lạc đúng người, bạn có thể ngăn chặn cuộc tấn công bất cứ thời gian nào, giúp bạn đỡ đau đầu hơn khi bị tấn công DDoS.

Nếu bạn có nguồn lực tài chính, muốn ngăn chặn triệt để các cuộc tấn công DDoS thì việc sử dụng các giải pháp phòng vệ và bảo mật của các thương hiệu hàng đầu là cách đơn giản nhất.

Các tìm kiếm liên quan đến tấn công ddos là gì:

  • cách thức tấn công ddos
  • ddos là gì và cách ngăn chặn
  • các đợt tấn công ddos gọi là gì
  • nghiên cứu phương pháp tấn công từ chối dịch vụ dos
  • máy tính bị nhiễm mã độc và bị lợi dụng phục vụ các đợt tấn công ddos gọi là gì?
  • virus tấn công ddos
  • tác hại của dos là gì?
  • nguyên nhân tấn công ddos

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *