Thanh toán điện tử là gì? Quy trình thanh toán điện tử diễn ra thế nào?

quy trình thanh toán điện tử

Thanh toán điện tử hiện không còn xa lạ trên thế giới và thậm chí trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng Việt. Lý do là bởi hình thức này sở hữu nhiều tiện ích vượt trội cũng như giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng tiền mặt. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu hình thức thanh toán điện tử rồi? Quy trình thanh toán điện tử ra sao? Nếu còn phân vân về câu trả lời, hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau nhé!

Thanh toán điện tử là gì?

Thanh toán trực tuyến là một mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt đã phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây. Nói một cách dễ hiểu, thanh toán điện tử là việc giao dịch trên môi trường internet, thông qua đó người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển, nạp hay rút tiền,…

Thông thường, quy trình thanh toán điện tử được thực hiện qua các cổng thanh toán trực tuyến (giữ vai trò trung gian thực hiện các giao dịch lưu chuyển tiền tệ trực tuyến, có sự liên kết với các ngân hàng thương mại) hoặc các tài khoản ngân hàng trực tuyến của người dùng.

quy trình thanh toán điện tử
quy trình thanh toán điện tử

Lợi ích ưu việt mà quy trình thanh toán điện tử đem lại

Thanh toán điện tử là một khâu quan trọng, gắn liền trong lĩnh vực thương mại điện tử. Khi đi đúng hướng, đúng quỹ đạo thì sẽ không còn chuyện phải sử dụng tiền mặt để thanh toán khi nhận hàng như hiện nay nữa.

Nhanh chóng, tiện dụng, phù hợp với dòng chảy thị trường

Người tiêu dùng Việt hiện có xu hướng thanh toán điện tử cho hoạt động mua sắm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi, giao dịch các món hàng xa xỉ, có giá trị cao hay các dịch vụ giải trí, du lịch, trả tiền hóa đơn (điện, nước, viễn thông…). Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện qua các thiết bị di động có kết nối mạng.

Đáp ứng xu hướng kinh doanh online ngày càng bùng nổ, thanh toán điện tử được chú trọng đầu tư. Người mua hàng có thể thực hiện chuyển tiền nhanh chóng ở bất cứ đâu thông qua điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng nữa.

quy trình thanh toán điện tử
quy trình thanh toán điện tử

Dễ dàng theo dõi và kiểm soát

Tất cả các khoản tiền đều lưu lại trong lịch sử giao dịch và cho phép bạn tra cứu một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Bạn có thể quản lý tài chính và có những cân đối chi tiêu hợp lý.

Chuyên nghiệp hóa kinh doanh trực tuyến

Hầu hết người tiêu dùng, nhất là các bạn trẻ đều đang sử dụng thanh toán điện tử như internet banking, ví điện tử, mã QR… bởi tính tiện dụng. Do vậy, doanh nghiệp hay hộ kinh doanh không có hệ thống thanh toán trực tuyến cũng sẽ gặp nhiều bất lợi.

Về lâu về dài, khi đã tạo được niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, việc thanh toán tiền mặt khi mua hàng trực tuyến sẽ không còn nữa. Các sàn thương mại điện tử ngày nay cũng đã đa dạng hóa hình thức thanh toán, giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.

Hạn chế rủi ro khi dùng tiền mặt

Các rủi ro về thất thoát, thiếu tiền, quên ví rất dễ xảy ra nếu giao dịch bằng tiền mặt, đặc biệt với những sản phẩm/dịch vụ có giá trị lớn. Còn với thanh toán, mọi giao dịch đều nhanh chóng, chính xác tới từng con số, minh bạch, rõ ràng và bảo mật.

Những hình thức thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay

Thanh toán bằng thẻ

Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số các giao dịch thương mại điện tử. Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website mua hàng trực tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó. Hoặc có thể dùng để rút tiền mặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động. Hiện nay, các loại thẻ thanh toán được chia làm 2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổ chức tài chính. Ví dụ như:

  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: Nếu khách hàng sở hữu các loại thẻ như Visa, Mastercard, American Express, JCB đều có thể thanh toán tại hơn 60 website đã kết nối với cổng thanh toán OnePay.
  • Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa: Loại hình này chưa thực sự phổ biến ở Việt Nam nhưng khá phát triển ở nước ngoài. Với cách thanh toán này các chủ thẻ tại Connect24 của ngân hàng Vietcombank hay chủ thẻ đa năng của ngân hàng Đông Á đã có thể thực hiện thanh toán điện tử tại các website đã kết nối với 2 ngân hàng này quy trình thanh toán điện tử cũng như cổng thanh toán OnePay.
quy trình thanh toán điện tử
quy trình thanh toán điện tử

Thanh toán qua cổng

Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại các website thương mại điện tử. Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữa tài khoản (thẻ, ví điện tử,…) của khách hàng với tài khoản của website bán hàng. Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hiện cũng có một số ngân hàng triển khai cổng thanh toán. Điển hình như:

  • Thanh toán qua cổng thanh toán F@st Mobipay: Đây là dịch vụ nằm trong giải pháp thanh toán của ngân hàng Techcombank. Cho phép khách hàng mở tài khoản và thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửi tới tổng đài 19001590. Để đảm bảo an toàn, bí mật cho khách hàng thì có thể thanh toán chuyển khoản bằng hệ thống Internet Banking rất tiện lợi.
  • Thanh toán qua cổng thanh toán Đông Á: Từ năm 2007, Ngân hàng Đông Á cũng đã cho phép các chủ thẻ đa năng thanh toán trực tuyến trên “Ngân hàng Đông Á điện tử” bằng Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking.

Thanh toán bằng ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, quy trình thanh toán điện tử mua thẻ điện thoại, vé xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điện nước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mại điện tử. Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử và liên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này.

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được cấp phép và theo Ngân hàng nhà nước dự báo đến năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng.

Thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh

Qua Mobile Banking

Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu một chiếc điện thoại thông minh. Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cần phải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụ Mobile Banking. Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hình liên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng.

Qua QR Code

Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày càng được ưa chuộng. Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiện cho người tiêu dùng. Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứng dụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hàng hóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,… Thậm chí là trên một số siêu ứng dụng như VinID của Tập đoàn Vingroup.

Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh các giao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng. Chỉ với một lần quét, sau vài giây, bạn đã thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, taxi, thậm chí là các website thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào có gắn mã QR mà không cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tại các điểm thanh toán.

quy trình thanh toán điện tử
quy trình thanh toán điện tử

Quy trình thanh toán trực tuyến thương mại điện tử diễn ra thế nào?

Với một chiếc thẻ thanh toán và một máy tính, thiết bị di động thông minh kết nối Internet, người tiêu dùng có thể hoàn tất việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua website. Dưới đây là các bước cơ bản để mua hàng và thanh toán trực tuyến:

Bước 1: Truy cập website của nhà cung cấp và lựa chọn hàng hóa/dịch vụ

Bước 2: Sau khi lựa chọn xong, bạn sẽ thực hiện đặt hàng bằng cách điền các thông tin chi tiết theo yêu cầu của nhà cung cấp, bao gồm: Thông tin cá nhân, cách thức và thời gian giao hàng, phương thức thanh toán.

Bước 3: Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để bạn kiểm tra thông tin trên hóa đơn. Bạn xác nhận nếu chính xác để chuyển sang bước thanh toán.

Bước 4: Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, bạn có thể hoàn tất việc thanh toán ngay trên website với điều kiện bạn phải sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận.

Bước 5: Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào hòm thư của bạn và liên hệ để tiến hành giao hàng.

Từ khóa:

  • Tài liệu thanh toán điện tử
  • Giáo trình thanh toán điện tử
  • Quy trình thanh toán điện tử
  • Giải pháp thanh toán điện tử

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *