Thẻ Meta Description là gì? Thẻ meta description chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với những biết về SEO. Tuy nhiên, để làm được một SEOer giỏi hoặc viết ra những bài viết chuẩn SEO thì bạn cần phải cập nhật kiến thức và chuyên môn đầy đủ. Hơn nữa, bạn còn phải rành về quá trình thực hiện. Tất nhiên, để làm được những điều này, bạn cần phải bắt đầu hiểu từ những khái niệm đơn giản nhất đó chính là Meta Description. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Tìm hiểu đôi nét về thẻ meta description là gì?
1. Thẻ Meta Description là gì?
Meta Description là gì? Là một thẻ trong HTML mô tả thông tin tóm tắt ngắn gọn của một trang web tới công cụ tìm kiếm và người dùng. Do vậy mô tả Meta nên viết xúc tích và chứa nội dung quan trọng nhất, chúng là xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm giúp người dùng quyết định viếng thăm site của bạn hay không, do vậy nó như là cơ hội để bạn viết như lời quảng cáo hấp dẫn để thu hút người tìm kiếm.
Trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị, description thường được sử dụng để mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty. Một mô tả sản phẩm chất lượng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, tính năng và lợi ích của nó. Mô tả sản phẩm cũng có thể được sử dụng để tạo động lực cho khách hàng mua sản phẩm và tăng doanh số.
Trong lĩnh vực nghệ thuật và văn học, description là một phần quan trọng của việc miêu tả một cảnh, một nhân vật hoặc một đối tượng. Một mô tả chi tiết và sống động có thể giúp người đọc hình dung được hình ảnh và cảm nhận được tác phẩm nghệ thuật hoặc văn học.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, description được sử dụng để mô tả các loại phần mềm, ứng dụng và thiết bị. Một mô tả chính xác và đầy đủ về các sản phẩm công nghệ sẽ giúp người sử dụng hiểu rõ hơn về tính năng và chức năng của chúng.
Ngoài ra, description còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như mô tả kỹ năng, mô tả công việc, mô tả sự kiện, hoặc mô tả bất kỳ thứ gì cần truyền tải thông tin và giải thích cho người khác. Meta Description là gì
2. Vai trò của Meta Description trong SEO
Thực tế, Google không xếp hạng trang web của bạn dựa trên thẻ meta mà dựa vào chất lượng nội dung bên trong của website. Tuy nhiên, thẻ meta thường xuất hiện kèm tiêu đề hiển thị. Lúc này nó là trung gian giúp kết nối khách hàng, tăng sự tương tác, thúc đẩy nhu cầu của khách hàng. Vì thế, nếu muốn đạt được kết quả như mong muốn thì người làm SEO cần phải tối ưu thẻ Meta. Bởi, trong thẻ meta thường xuất hiện các từ khóa quan trọng. Đây là những từ khóa mà đơn vị muốn người dùng tương tác.
Bên cạnh đó, thẻ Meta Description còn có vai trò như một đoạn mô tả ngắn gọn, bao hàm tổng quan về nội dung của bài viết hoặc trang mà bạn muốn khách hàng tiếp cận. Nó còn được xem như mẫu quảng cáo nhỏ để thu hút sự chú ý của người dùng trên công cụ tìm kiếm Google, tăng lượt tương tác vào trang.
Ngoài ra, description là gì? thẻ meta còn có chức năng nữa đó là nâng cao tính cạnh tranh giữa các đối thủ. Nếu bạn đang SEO một từ khóa khó và để tăng xếp hạng là điều không dễ dàng. Vậy thẻ Meta hay hấp dẫn chính là yếu tố giúp người dùng click vào trang. Đây chính là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả tương tác cao cho website.
3. Tại sao phải viết thẻ mô tả Meta Description?
Giống như thẻ tiêu đề, thẻ mô tả cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình SEO Onpage mà bạn không thể bỏ qua.
Nếu bạn là một người thường xuyên làm nội dung hoặc là biên tập nội dung lên các website, topic bài viết chắc hẳn bạn đã từng viết thẻ mô tả này.
Chúng thường xuất hiện trên Google khi tìm kiếm và có yếu tố rất quan trọng quyết định liệu người xem có nhấp vào link hay không. Liệu đường link này phù hợp với nội dung mà họ search hay không? description là gì?
Một đoạn miêu tả chất lượng, chuẩn cần phải nói đúng, chân thực về nội dung đồng thời mang tính khái quát cao cho nội dung của thông điệp muốn truyền tải tới khách hàng, tạo điều kiện giúp cho Google đưa thông tin lên phần tìm kiếm.
Cách để viết thẻ Meta Description chuẩn SEO
Mặc dù thẻ meta không phải là yếu tố để google đánh giá xếp hạng của một website. Tuy nhiên, nếu meta chuẩn SEO thì sẽ tăng lượt tương tác, tiếp cận của người dùng đối với website. Điều này giúp mục tiêu của người làm SEO đạt được dễ dàng hơn.
Vì thế, mỗi người làm SEO đều cần phải biết được meta description là gì và thẻ meta chuẩn SEO là như thế nào. Để thẻ meta được gọi là chuẩn SEO thì cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí dưới đây.
1. Độ dài tối đa 155 ký tự
Đoạn meta có độ dài phù hợp sẽ thể hiện rõ ràng hơn thông điệp mà bạn muốn hướng đến người dùng. Nếu nó quá dài sẽ khiến người dùng cảm thấy lan man và nhàm chán. Vì thế, đoạn mô tả này chỉ nên gói gọn trong 155 ký tự.
Tuy nhiên, thuật toán của Google thường xuyên thay đổi. Độ dài thẻ meta có thể sẽ thay đổi dài hơn hoặc ngắn hơn. Vì thế, để đảm bảo đáp ứng yếu tố chuẩn SEO thì nên cập nhật kiến thức SEO thường xuyên.
2. Đi kèm lời kêu gọi hành động
Như đã đề cập ở trên, đoạn mô tả thường xuất hiện cùng với tiêu đề trên trang công cụ tìm kiếm Google. Vì thế, nếu muốn người dùng tương tác, click vào trang web thì nội dung thẻ meta rất quan trọng. Nếu sử dụng lời kêu gọi hành động trong phần này thì người dùng sẽ cảm thấy hứng thú hơn. Tuy nhiên, lời lẽ cần phải thật tự nhiên để người dùng cảm nhận được độ tin cậy.
3. Chứa từ khóa chính (keyword)
Người dùng thường tìm kiếm thông tin dựa vào các từ khóa. Vì thế, đoạn mô tả chuẩn SEO cần phải chứa từ khóa để làm nổi bật trang web trên các kết quả mà Google trả về.
Khi tìm kiếm, bạn sẽ thấy những từ khóa này được bôi đậm và xuất hiện kèm trong đoạn mô tả của các kết quả. Thông qua thẻ meta người dùng sẽ quyết định nên chọn click vào đâu. Điều này mang lại lượng truy cập tốt hơn cho trang web.
4. Có nội dung phù hợp gây tò mò
Mô tả không tập trung và trọng điểm hay có nội dung sai lệch sẽ khiến lượng thoát ra từ website tăng cao. Đồng thời, nếu Google phát hiện thẻ Meta Description là gì có nội dung lừa đảo thì thứ hạng của website sẽ bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng đồng thời có thể bị xử phạt. Đó chính là lý do vì sao bạn cần phải biết meta description là gì và chú ý đến nội dung của thẻ meta description khi viết bài seo.
Đoạn mô tả không chỉ có nội dung phù hợp mà còn phải độc đáo và mới mẻ tóm gọn được ý chính của cả bài viết. Nếu thẻ Meta Description tương tự như các website khác thì sẽ được đánh giá không cao. Mặc dù tiêu đề có hấp dẫn nhưng đoạn mô tả giống nhau thì kết quả xếp hạng cũng sẽ không được như ý.
5. Hiển thị thêm thông số
Một đoạn meta có thêm các thông số về sản phẩm, giá bán sẽ giúp người dùng cảm thấy hứng thú hơn đối với nội dung của bài viết đó trên website. Nếu khách hàng đang muốn tìm thông tin liên quan sẽ không chần chừ và click vào ngay. Đây là cách đơn giản giúp gia tăng lượt truy cập, tiếp cận khách hàng.
Cách tốt nhất để tối ưu thẻ Meta Description là gì?
1. Viết nội dung thật hấp dẫn và lôi cuốn
Thẻ Meta Description phục vụ như chức năng của một bản quảng cáo. Nó thu hút độc giả đến một trang web từ trang kết quả tìm kiếm, và do đó là một phần rất rõ ràng và quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Phác thảo một Description hấp dẫn, dễ đọc bằng các từ khóa quan trọng có thể cải thiện tỷ lệ nhấp cho một trang web nhất định.
Để tối đa hóa tỷ lệ nhấp trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm, điều quan trọng cần lưu ý là Google và các công cụ tìm kiếm khác in đậm từ khóa trong Description khi chúng khớp với các truy vấn tìm kiếm. Văn bản in đậm này có thể thu hút ánh mắt của người tìm kiếm, vì vậy bạn nên kết hợp các Description của bạn với các cụm từ tìm kiếm càng sát càng tốt. Nhưng tất nhiên, xin một lần nữa, đừng quá lạm dụng điều này! Google không thích sự lạm dụng.
2. Tránh trùng lặp thẻ Meta Description
Cũng như thẻ title, điều quan trọng là các Meta Description trên mỗi trang là duy nhất. Nếu không, bạn sẽ kết thúc với kết quả SERP trông như thế này:
Có một cách để tránh khỏi sự trùng lặp cho Meta Description là bạn lập trình để nó hiển thị theo mong muốn của mình(ở đây bạn cần am hiểu 01 chút về lập trình mới hiểu được điều này). Cách này sẽ giúp cho bạn có những thẻ Description duy nhất trên trang web của mình. Tuy nhiên, nếu có thể, hãy tự viết cho mình một thẻ mô tả hoàn chỉnh cho mỗi trang để trông chúng sinh động hơn là việc hiển thị tự động một cách khô khan.
3. Đôi khi không nên viết Meta Description
Mặc dù logic thông thường sẽ cho rằng việc viết một Description tốt vẫn hơn là để các công cụ quét một trang web nhất định, nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Sử dụng quy tắc chung này để xác định xem bạn có nên viết Meta Description của riêng mình hay không:
Nếu một trang đang nhắm mục tiêu giữa một và ba cụm từ hoặc cụm từ được tìm kiếm nhiều, hãy viết Meta Description của riêng bạn nhắm mục tiêu đến những người dùng thực hiện các truy vấn tìm kiếm bao gồm các cụm từ đó.
Nếu trang đang nhắm mục tiêu lưu lượng truy cập dài (ba từ khóa trở lên), đôi khi có thể khôn ngoan hơn khi để các công cụ tự tạo Meta Description. Lý do rất đơn giản: Khi các công cụ tìm kiếm tập hợp một Description, chúng luôn hiển thị các từ khóa và cụm từ xung quanh mà người dùng đã tìm kiếm. Nếu quản trị viên web muốn tự mình viết một Meta Description của trang, những gì họ chọn để viết thực sự có thể làm mất đi sự liên quan mà các công cụ tạo ra một cách tự nhiên, tùy thuộc vào truy vấn.
4. Không bao gồm dấu ngoặc kép (“)
Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong HTML của một Meta Description, description là gì Google sẽ cắt bỏ mô tả đó ở dấu ngoặc kép khi nó xuất hiện trên SERP. Để ngăn điều này xảy ra, cách tốt nhất của bạn là loại bỏ tất cả các ký tự không phải chữ hoặc số khỏi các Meta Description. Nếu dấu ngoặc kép là quan trọng trong Meta Description của bạn, bạn có thể sử dụng thực thể HTML (HTML entity) thay vì dấu ngoặc kép để ngăn cắt ngắn.
Tóm lại, description là một phần quan trọng trong việc truyền tải thông tin và giải thích cho người khác về một vấn đề nào đó. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và giúp người đọc hoặc người sử dụng hiểu rõ hơn về một sản phẩm, một tác phẩm nghệ thuật, một đối tượng, hoặc một sự kiện.
Các tìm kiếm liên quan:
- thẻ meta description html
- meta description wordpress
- cách viết meta description chuẩn seo
- meta title
- description là gì
- sửa meta description ở đâu
- cách thêm thẻ meta vào wordpress
- cập nhật description là gì
Nội dung liên quan:
- Banner là gì? Bí kíp để tạo quảng cáo banner hiệu quả cho doanh nghiệp
- Docker là gì? Tìm hiểu về các khái niệm trong docker
- Tìm hiểu alias domain là gì và cách cấu hình alias domain trong cpanel