Thị phần là gì? Cách xác định thị phần trong hoạt động doanh nghiệp

thi phan

Với tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường hiện nay, khái niệm thị phần là gì không còn được quan tâm nhiều như trước. Các nhà lãnh đạo cấp cao, quản lý chiến lược đang đề cao tỷ lệ thị phần tăng trưởng (share of growth) để xây dựng hướng đi mới cho doanh nghiệp. Trong bài viết này, SEMTEK sẽ giới thiệu với các bạn cụ thể về khái niệm, sự khác nhau giữa thị trường và cách để xác định thị phần tăng trưởng trong doanh nghiệp.

Thị phần là gì?

Thị phần hay tỷ trọng trong thị trường (tiếng Anh là Market share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh.

Nói một cách khác, là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được hay là sự phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Như vậy, thị phần thể hiện rõ các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên toàn thị trường. Để có thể chiếm lĩnh thị phần trước các đối thủ, doanh nghiệp hoặc công ty có thể thực hiện các chiến lược marketing, kinh doanh cho riêng mình như: chính sách giá phù hợp, triển khai những chương trình khuyến mãi, event giới thiệu sản phẩm mới….

Ngoài ra sau khi chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp cũng cần có các chiến lược bảo vệ.

thi phan
thi phan

Công thức tính thị phần

Thị phần của một doanh nghiệp được tính theo công thức:

Thị phần = Tổng doanh thu bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh thu của thị trường

hoặc

Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường

Ngoài ra, còn có công thức tính thị phần tương đối:

  • Thị phần tương đối (A)= Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/Số sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh
  • Thị phần tương đối (A)= Phần doanh số của doanh nghiệp/Phần doanh số của đối thủ cạnh tranh.

Theo đó:

  • Nếu A > 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về doanh nghiệp
  • Nếu A < 1, thì lợi thế cạnh tranh thuộc về đối thủ
  • Nếu A = 1, thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh của đối thủ trên thị trường.

Vai trò của thị phần trong hoạt động doanh nghiệp

Thị phần là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến việc tăng quy mô cho hoạt động của doanh nghiệp và cải thiện lợi nhuận. Dù doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ nào cũng cần phải biết được vị trí của mình đang ở đâu, có những điểm yếu gì, điểm mạnh gì so với các đối thủ, thị trường mang đến những cơ hội và thách thức gì… Để từ đó doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi vậy thị phần có vai trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp:

Thị phần là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên, một doanh nghiệp duy trì được thị phần của mình sẽ tăng doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị trường. Một doanh nghiệp đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

Việc xác định thị phần giúp các chủ doanh nghiệp có thể nhìn ra tốc độ phát triển của doanh nghiệp trong từng phân khúc của thị trường. Từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Cách xác định thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp

Thị trường luôn có sự thay đổi và đấy là lý do những người làm chủ doanh nghiệp cần xác định thị phần của doanh nghiệp, đặc biệt là tăng trưởng. Để đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp, các nhà quản lý chiến lược thường sử dụng Ma trận Boston (ma trận BCG). Trong đó, trục tung là sự tăng trưởng doanh số, sản lượng và trục hoành là thị phần.

Loại ma trận này được chia ra làm 4 ô: ô Dấu hỏi, ô ngôi sao 5 cánh, ô Bò sữa và ô Chó mực. Trong đó:

Ô Dấu hỏi

Là những sản phẩm mới vào thị trường. Nhóm này khi mới vào thị trường thường có tiềm năng phát triển mạnh tuy nhiên thị phần sở hữu còn khiêm tốn, chưa có chỗ đứng trên thị trường cho nên nhóm này chỉ là một dấu chấm hỏi. Với nhóm này, doanh nghiệp cần có kế hoạch marketing thử trong thời gian ngắn, tích cực theo dõi thị trường và phân tích sản phẩm để đưa ra quyết định tiếp tục phát triển nó hay không. Từ đó hoạch định nhóm phù hợp nhất cho sản phẩm như đưa sản phẩm vào nhóm Ngôi sao để được đẩy mạnh marketing hay cho vào nhóm Chó mực để loại bỏ.

Ô ngôi sao

Đây là nhóm sản phẩm đang được thị trường chào đón, đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất, tăng tốc chiếm lĩnh thị trường và mang về lợi nhuận, doanh nghiệp cần đẩy mạnh tăng trưởng nhóm này bằng cách tập trung nguồn lực marketing một cách tối đa, tập trung vào việc quảng cáo hiệu quả.

Ô bò sữa

Đây là nhóm sản phẩm khó có thể tăng trưởng thêm trên thị trường, nhưng vẫn còn và nó vẫn mang lại nguồn doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp chỉ cần cung cấp nguồn lực vừa phải để duy trì và hạn chế việc giảm thị phần.

Ô chó mực

Đây là nhóm sản phẩm không có khả năng phát triển, không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, thị phần không có. Với nhóm này, doanh nghiệp không nên tiếp tục đầu tư tài chính và nguồn lực mà nên loại bỏ càng sớm càng tốt để tránh các phí tổn không cần thiết như tồn kho, bảo quản, quản lý, kiểm kê, đối soát… gây ảnh hưởng đến tiền đầu tư chi tiêu của doanh nghiệp.

Với cách phân chia theo ma trận BCG, doanh nghiệp có thể thuận lợi quan sát được tình trạng phát triển cũng như thực trạng của các dòng sản phẩm tung ra trên thị trường từ đó đi đến các quyết định về việc thực hiện chiến lược, định hướng phát triển.

Làm thế nào để gia tăng thị phần?

Thị phần luôn là mục tiêu phấn đấu của hầu hết doanh nghiệp khi tung ra thị trường một dòng sản phẩm hay dịch vụ. Việc tăng thị phần có thể giúp doanh nghiệp tăng quy mô cho hoạt động của mình và cải thiện lợi nhuận. Ngược lại khi giảm sẽ là dấu hiệu biểu thị cho việc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó đang bị hạ thấp trên thị trường, chưa đáp ưng nhu cầu khách hàng, dẫn đến việc không mang lại lợi nhuận cho công ty. Đấy chính là lý do hầu hết các doanh nghiệp đều muốn gia tăng thị phần bằng mọi cách khác nhau. Dưới đây là các cách giúp gia tăng thị phần trong hoạt động doanh nghiệp:

thi phan

Cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm/dịch vụ

Cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới ưu việt hơn các đối thủ khác chính là cách hữu hiệu để thu được nhiều. Đây chính là yếu tố thuộc về mặt sáng tạo. Tuy nhiên, cách này tốn kém nhiều chi phí và có thể tiềm ẩn không ít rủi ro. Để hạn chế thấp nhất các rủi ro, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về thị trường, các đối thủ cạnh tranh trước khi bắt tay vào thực hiện việc cải thiện hoặc đổi mới sản phẩm.

Phát triển phân khúc thị trường mới

Việc tiếp cận và phát triển một thị trường mới sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội gia tăng thị phần. Tuy nhiên, trước khi thực hiện cách này doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về thị trường sẽ mở rộng để đưa ra chiến lược kinh doanh và marketing phù hợp nhất cho sản phẩm.

Đa dạng các hình thức tiếp thị

Trong hoạt động của doanh nghiệp khi gia tăng sẽ kéo theo các hoạt động mở rộng kênh phân phối, phương pháp quảng bá, truyền thông. Cho nên việc đa dạng hóa các hình thức tiếp thị, quảng bá là điều quan trọng. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh phân phối như bán hàng online, siêu thị, đại lý… và có thể mở rộng thêm các hình thức tiếp thị khác như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, mạng xã hội…

Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Mối quan hệ với khách hàng là một trong những yếu tố hỗ trợ sự gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. Việc đưa ra các chiến lược chăm sóc khách hàng phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp ngăn chặn khách hàng hiện tại chuyển sang các đối thủ cạnh tranh. Khi tạo được sự hài lòng của khách hàng họ sẽ có những chia sẻ tích cực về sản phẩm cho bạn bè, người thân… và những người này sau đó sẽ trở thành khách hàng mới của doanh nghiệp.

Mua lại đối thủ cạnh tranh

Cách này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng thị phần khi có được cơ sở khách hàng hiện tại của công ty mới mua, đồng thời làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, cách này tốn kém nhiều chi phí và cần có sự tính toán phù hợp.

Tình hình thị phần một số lĩnh vực ở Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của năm 2020 sẽ có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của cả giai đoạn 2021 – 2025 của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 có những tác động tiêu cực như hiện nay, mục tiêu duy trì tăng trưởng GDP 6,8% và kiểm soát lạm phát chung khoảng 4% của năm 2020 là thách thức rất lớn.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, giữa bối cảnh kinh tế khó khăn do dịch bệnh vẫn sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp cần chủ động khắc phục những khó khăn, tự cứu mình trước, tích cực tìm kiếm thị trường thay thế, đa dạng hóa thị trường đầu ra cũng như nguồn cung ứng đầu vào.

Đối với thị trường bảo hiểm

Năm 2020, các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam có sự biến đổi nhất định, xét về doanh thu phí khai thác mới và tổng doanh thu phí bảo hiểm. Trong đó, 3 tháng đầu năm 2020, công ty có thị phần doanh thu bảo hiểm khai thác mới cao nhất là Manulife Việt Nam (18,9%), tiếp đến là Bảo Việt Nhân Thọ (18,6%), Prudential (12,5%)…. Mức doanh thu này so với năm 2019 đã có nhiều thay đổi.

Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm, trong 3 tháng đầu năm 2020, công ty có tổng doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất là Bảo Việt Nhân thọ (25%), tiếp đến Prudential (17,9%), Manulife (15,8%), AIA (11,5%), Dai-ichi (11,1%), Chubb (3,1%), Hanwha (2,9%)… Bạn có thể tìm hiểu chi tiết sự thay đổi thị phần công ty bảo hiểm nhân thọ năm 2020 để nắm rõ hơn.

Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm 2020, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 8% trong 6 tháng đầu năm 2020. 6 tháng cuối năm 2020, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hy vọng sẽ lấy lại được đà tăng trưởng, và sẽ về đích với tốc độ tăng trưởng khoảng 10- 15%.

Đối với thị trường tài chính ngân hàng

Ngay trong quý đầu tiên của năm 2020, thị phần của nhóm ngân hàng lớn “Big 4” (gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank) đã sụt giảm. Nguyên nhân không hẳn vì tác động của dịch Covid-19, mà chính hạn chế về yêu cầu đủ vốn của một số thành viên trong nhóm. Lúc này, cơ hội chiếm “miếng bánh” to hơn lại mở ra đối với nhóm ngân hàng tư nhân đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn. Khi tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo, ngân hàng sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với bình quân ngành, cơ hội mở rộng thị phần từ đó cũng mở ra.

thi phan
thi phan

Bởi vậy, theo ông Đậu Anh Tuấn, việc cần làm trong bối cảnh này là cùng hỗ trợ, cùng tham gia với doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền thanh toán. Đối với hệ thống ngân hàng, có thể gia hạn, giãn nợ cho doanh nghiệp. Đây là giải pháp đảm bảo doanh nghiệp có luồng tiền để cầm cự và để có thể phục hồi sau giai đoạn khó khăn. Đây có thể xem như một cách chia sẻ và liên kết giữa các doanh nghiệp.

Từ khóa:

  • Ví dụ về thị phần
  • Cách xác định thị phần
  • Thị phần tuyệt đối là gì
  • Ý nghĩa của việc xác định thị phần

Nội dung liên quan:

  • Nhà bán lẻ là gì? Bí quyết thành công cho nhà bán lẻ
  • TCP là gì? Ưu và nhược điểm của TCP/IP so với mô hình OSI
  • Typography là gì? Những điều cần biết về typography

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *