F&B là gì? Phúc Long “gây bão” thị trường F&B Hà Nội ngay khi mở bán

thị trường F&B

Phúc Long đang là cụm từ xôn xao trên thị trường F&B nhiều nhất khi mà cửa hàng đầu tiên “cập bến” Hà Nội sau nhiều năm chờ đợi. Phúc Long là một cái tên của Việt Nam, đây được mệnh danh là “vua” trà, và là thương hiệu hiếm hoi Việt Nam mà khách hàng ở các tỉnh khác mong chờ. Hà Nội là một thị trường khó tính, và các thương hiệu đình đám đôi khi khá khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, thế nhưng với sự kiện khai trương Phúc Long tại Hà Nội thì nó đã phá bỏ mọi định kiến và là thương hiệu được săn lùng của người dân thủ đô.

F&B là gì?

F&B là viết tắt của Food and Beverage, được biết đến là loại hình dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống. Ngành F&B hay ngành dịch vụ F&B cũng xuất phát từ khái niệm F&B, nó có nghĩa là ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.

Kinh doanh F&B chính là kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Doanh nghiệp F&B chính là các doanh nghiệp hoạt động tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng, ăn uống.

Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp bộ phận F&B trong các khách sạn và các đơn vị F&B kinh doanh độc lập bên ngoài (chính là các nhà hàng, bar, café, lounge, pub,…). Tuy vậy, với tính chất song hành F&B là food (đồ ăn) và beverage (đồ uống), thì trên thực tế thuật ngữ F&B thường được dùng trong các khách sạn nhiều hơn.

Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến dịch vụ F&B nói chung; bao gồm cả dịch vụ F&B trong khách sạn và F&B tại các đơn vị kinh doanh độc lập bên ngoài như dịch vụ nhà hàng, khu du lịch và quầy ăn uống.

Ra đời tại Bảo Lộc, Lâm Đồng, nơi được xem là lãnh thổ trà trứ danh của Việt Nam, Phúc Long với kinh nghiệm truyền thống cha truyền con nối từ sản xuất đến kinh doanh, đã nhanh chóng từng bước phát triển. Đến giữa thập niên 70, nhà máy sản xuất đầu tiên được xây dựng và đưa vào hoạt động tại TP.HCM. Các sản phẩm của Phúc Long đã được phân phối rộng khắp hầu hết các chợ và siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc.

Nguồn nhân lực cũng ngày một tăng với đội ngũ lên đến hàng trăm công nhân viên lành nghề cùng chung một niềm đam mê về trà & cà phê. Hiện nay, Phúc Long đã đầu tư xây dựng thêm nhiều nhà máy với trang thiết bị đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu ra thế giới.

Tiềm năng phát triển của thị trường F&B.

So với thị trường thế giới thì thị trường F&B ở Việt Nam luôn giữ mức tăng trưởng ổn định nhờ vào cơ cấu dân số trẻ nên lượng tiêu thụ dồi dào. Đặc biệt trong năm 2019 những doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống sẽ có cơ hội phối hợp cùng công nghệ 4.0 và ứng dụng hiện đại để phủ sóng thị trường Việt Nam. Đây là cơ hội tốt để thị trường F&B có cơ hội phát triển hơn ở các ngách nhỏ hơn như cung ứng suất ăn hàng không, giao hàng thức ăn tận nơi,…

Ngay cả khi tình hình dịch bệnh đã khiến cho thị trường này gặp nhiều khó khăn và có không ít thương hiệu gần như “bốc hơi” khỏi ngành. Tuy vậy, những số liệu gần đây cho thấy dấu hiệu khởi sắc và tiềm năng thị trường kinh doanh nhà hàng ăn uống khi chỉ tính riêng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thống kê TPHCM ghi nhận doanh thu dịch vụ ăn uống đã đạt 7.882 tỷ đồng chỉ trong tháng 10 với mức tăng 4.6% so với tháng 9. Tốc độ khôi phục đáng nể của thị trường F&B cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường này là không thể xem thường.

Tại sao Phúc Long lại đón nhận sự quan tâm lớn như vậy ở Hà Nội

Hương vị là số 1

Có thể nói, Việt Nam là một trong số những quốc gia tại Châu Á sử dụng trà rất nhiều, người Việt có gu thưởng thức trà cũng thuộc dạng “Sành”. Chính những lý do trên mà khi một thương hiệu có liên quan tới trà sẽ đón nhận rất nhiều sự khắt khe đến từ người tiêu dùng. Trà của Phúc Long được trồng và sản xuất ở Lâm Đồng, một nơi mà “thiên thời địa lợi” để cho ra những mặt hàng trà ngon nhất trên thị trường.

Hơn thế nữa Phúc Long có được cho mình sự thấu hiểu tâm lý người Việt cho ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người dân. Mặc dù thị trường F&B chứng kiến rất nhiều thương hiệu trà thâm nhập vào Việt Nam như: Dingtea, Royaltea, Koi Thé… Thế nhưng Phúc Long vẫn là một thương hiệu “thuần túy” của người Việt và mang trong mình “DNA” trong triết lý kinh doanh trà của mình. Với sự kiện khai trương của Phúc Long tại Hà Nội thì chính hương vị hợp khẩu vị trứ danh và những chiến lược hợp lý giúp hãng có được thành công ngay từ những ngày đầu.

Tâm lý tò mò của khách hàng

Nếu như Hương vị là điều kiện cần thì chính sự tò mò làm gia tăng cho chiến thắng của Phúc Long tại thị trường Việt Nam. Có một sự thật rằng, nếu như trước đây, Phúc Long là “đặc sản” của Sài Gòn, mỗi người đến đây đều phải thử hãng cà phê và trà nổi tiếng này. Chính bởi điều đó đã khiến các tỉnh khác, nhất là thị trường Hà Nội –  thị trường lớn thứ 2 tại Việt Nam thèm khát hơn bao giờ hết.

Phúc Long đã chọn cho mình chiến lược “chậm mà chắc”, hãng không hề muốn thương hiệu của mình bị “hòa tan” với các nhãn hàng trà khác trên thị trường. Năm 2013 là năm bùng nổ của thị trường F&B Việt Nam chứng kiến sự du nhập của Trà sữa Đài Loan, nếu như các thương hiệu này đã dần bão hòa thì Phúc Long lại khác, hãng bật lên như “ngôi sao”.

Với thị trường Hà Nội khó tính thì hãng càng phải dè chừng, vì đây không phải là miếng bánh “dễ xơi”. Sự tò mò được hãng nhen nhóm qua từng năm và 2019 chính là thời điểm thích hợp để Phúc Long Launching sản phẩm của mình tới khách hàng thủ đô Hà Nội. Sự kiện Phúc Long tại Hà Nội đã đánh dấu sự bùng nổ ngay đầu năm nay và đạt được sự quan tâm rất lớn trên thị trường.

Địa điểm rất hợp lý

Nếu như các thương hiệu khác chọn những địa điểm ở trung tâm thành phố để khai trương nhằm thu hút tối đa khách hàng thì Phúc Long lại không. Hãng chọn khai trương cửa hàng đầu tiên tại IPH Cầu Giấy, một quận khá cách xa trung tâm và cũng chưa không hẳn là thuận tiện cho giao thông. Hơn thế nữa, bên cạnh Phúc Long là 2 thương hiệu đình đám không kém cạnh là: Highland Coffee và Starbucks. Đây được xem là Big 3 tại thị trường kinh doanh trà và cà phê.

Thế nhưng Phúc Long lại đón nhận rất nhiều sự quan tâm như vậy là có chiến lược của riêng mình. Phúc Long muốn ra mắt cửa hàng của mình ở xa trung tâm để kiểm chứng xem độ nổi tiếng của mình liệu có đúng như những gì hãng kỳ vọng không, IPH không phải là địa điểm hợp lý nhất nhưng cũng gần các khu văn phòng và trường đại học.

Một điều nữa là hãng muốn khai trương tại đây để có bước đệm trong việc mở rộng chi nhánh của mình bao quanh Hà Nội. Phúc Long cũng đặt cạnh 2 đối thủ chính của mình nhằm tranh giành thị phần, hãng rất “mạnh mẽ” khi chọn thị trường mà 2 thương hiệu kia đang nhắm đến, và Phúc Long hiểu được một khi đã có bước đà tốt thì hãng sẽ có thể sẵn sàng “khô máu” với các đối thủ đã có kinh nghiệm nhiều năm ở Hà Nội.

Mặc dù chưa có số liệu cụ thể về sự kiện khai trương của Phúc Long tại Hà Nội thế nhưng với những gì đang diễn ra thì có lẽ cái tên hot nhất thời điểm hiện khó mà tuột khỏi tay hãng. Nhiều người nói rằng hãng đang “ảo tưởng sức mạnh” khi đặt tại địa điểm xa như vậy, nhưng hãy chờ xem hãng chắc chắn sẽ có một năm bùng nổ tại thị trường lớn thứ 2 Việt Nam này.

Những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm

F&B là ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh và danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến hành vi của khách hàng.

Doanh nghiệp ngoài nghiên cứu về 4P truyền thống còn cần quan tâm nghiên cứu, đánh giá về quy trình phục vụ, vận dụng những kiến thức từ sách vở, báo cáo về thiết kế không gian để gây ấn tượng với khách hàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn thực hiện nghiên cứu thái độ của khách hàng với nhân viên phục vụ để từ đó đào tạo, tuyển chọn những nhân viên phù hợp nhất.

Nghiên cứu thị trường F&B còn liên quan đến thử nghiệm vị giác, khảo sát, nghiên cứu mua sắm bí mật và hơn thế nữa. Những nỗ lực chuyên biệt này cho phép người tiêu dùng chia sẻ một cách trung thực những gì họ nghĩ về một sản phẩm, giúp chủ doanh nghiệp xác định cách thức sản phẩm của họ sẽ được công chúng tiếp nhận.

Phương pháp nghiên cứu

Có rất nhiều phương pháp được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng như mời dùng thử, lấy ý kiến khách hàng tại chỗ, mời làm khảo sát online… Thậm chí cũng rất nhiều doanh nghiệp chi một khoản lớn để tìm được vị trí đẹp có nhiều lượt người qua lại mỗi ngày, dễ tiếp cận với khách hàng.

Với những doanh nghiệp có sản phẩm mới như ẩm thực nước ngoài, thực phẩm nhập khẩu, thì càng cần hiểu rõ nhu cầu sử dụng của khách hàng hơn nữa, để biết sản phẩm có tiềm năng với đối tượng mục tiêu mình nhắm tới hay không.

Nhưng dù sử dụng loại phương pháp nào thì các doanh nghiệp tham gia vào thị trường F&B đều phải làm rõ được 3 vấn đề sau:

  • Trước tiên, thông tin về khách hàng để xác định chính xác tập đối tượng sẽ tiếp cận trong nghiên cứu này, duy trì, cải thiện dịch vụ và định hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.
  • Thông tin thứ 2 cần có là thông tin về sức cạnh tranh có thể giúp bạn xác định ưu điểm và khuyết điểm, cung cấp cho bạn ý tưởng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ, cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách tăng hoặc thay đổi thị phần sản phẩm.
  • Phần thứ 3 là môi trường đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bao gồm cả yếu trực tiếp lẫn gián tiếp. Thu thập thông tin về môi trường cho phép bạn bắt nhịp và phản ứng kịp thời với các xu hướng hoặc sự kiện cụ thể ảnh hưởng đến quán của bạn. Dù đó là thông tin về việc giảm lãi suất dự đoán hay việc đóng cửa một nhà máy địa phương, bạn cần nhận thức được điều đó và đánh giá ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn, dù tốt hay xấu.

Cạnh tranh trên thị trường F&B

ờng dịch vụ F&B Việt Nam đạt giá trị 24,62 tỷ USD vào năm 2020, và dự kiến tốc độ tăng trưởng kép hàng năm lên tới 8,65% trong giai đoạn 2021-2026.

Trong khi đó, theo số liệu của F&B Director, năm 2020, cả nước hiện có khoảng 637.200 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 80% cửa hàng nhỏ; khoảng hơn 8.000 cửa hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh; hơn 25.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 94.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Điều này cho thấy một thị trường cực kỳ lớn dành cho tất cả người chơi.

Như số liệu về tiềm năng thị trường ở trên, cơ hội vẫn luôn hiện diện cho bất cứ ai. Tuy nhiên sẽ khá nhiều thách thức với các doanh nghiệp startup trẻ.

Cũng theo ghi nhận của F&B Director, từ năm 2018, khoảng 50-60% cơ sở dịch vụ F&B có thể phải đóng cửa trong năm đầu tiên hoạt động. Và tỷ lệ thành công (có khả năng thu hồi vốn và tỷ suất lợi nhuận tiêu trung bình từ 15%/vốn đầu tư/năm trở lên) ước tính chỉ có khoảng 20%.

Một vài nguyên nhân chính dẫn tới tỷ lệ thất bại lớn khi tham gia ngành dịch vụ F&B là do doanh nghiệp thiếu kiến thức và sự chuẩn bị cho việc kinh doanh; thiếu các kế hoạch kinh doanh mà chỉ làm theo cảm tính, thói quen; mô hình kinh doanh chưa phù hợp thị trường,…

thị trường F&B
thị trường F&B

Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh

Để có chỗ đứng trong thị trường F&B “tỉ đô” này, các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, có tư duy và chiến lược mới, trong đó, cần tiếp tục chủ động đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu, điều chỉnh các dòng sản phẩm mang tính tiện ích hơn, sáng tạo ra sản phẩm mới sử dụng những nguyên liệu vốn là thế mạnh trong nước, đồng thời chú trọng vào cải tiến mẫu mã bao bì đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng.

Đẩy mạnh đa dạng hóa, hiện đại hóa các kênh phân phối, mỗi nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm cần xác định kênh phân phối phù hợp nhất cho mình; các đơn vị liên quan cần xây dựng kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu thông qua những giải pháp căn cơ theo hướng tăng hiệu quả liên kết giữa các tỉnh, thành phố, giữa nông dân-doanh nghiệp sản xuất-nhà quản lý để tạo ra vùng nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ cho các doanh nghiệp ngành F&B trong sản xuất và xuất khẩu.

Chú trọng vào chất lượng thay vì số lượng. Khi các doanh nghiệp còn nhỏ, chưa có tên tuổi, thương hiệu thì việc đầu tư phát triển quy mô, mở rộng mặt bằng, chi nhánh theo cách ồ ạt, lấy số lượng mà không lường trước rủi ro tài chính là một bước đi rất sai lầm.

Thay vì cố chạy thật nhanh trên thị trường thì các chiến dịch “chậm mà chắc”, tiếp cận khách hàng trước, ghi dấu thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, hướng tới các giá trị tốt cho sức khỏe, phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng. Cũng là một hướng đi khôn ngoan giúp nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Từ khóa:

  • Thị trường F&B la gì
  • Ngành F&B tại Việt Nam
  • Thực trạng ngành F&B hiện nay
  • Thị trường F&B Việt Nam
  • Tổng quan về ngành F&B
  • Tổng quan thị trường F&B 2022
  • món huế trên thị trường f&b – góc nhìn kinh tế học vi mô
  • Thị trường đồ an Việt Nam

Nội dung liên quan:

1 những suy nghĩ trên “F&B là gì? Phúc Long “gây bão” thị trường F&B Hà Nội ngay khi mở bán

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *