Thị trường mục tiêu là gì? Thị trường mục tiêu (tiếng Anh: Target Market) là những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khác biệt, có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất. Do đó, nó có các đặc điểm cần chú ý. Cùng SEMTEK tìm hiểu các bước xác định mục tiêu hiệu quả nhé!
Khái niệm thị trường mục tiêu trong quan điểm marketing
Thị trường: bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng và hiện tại đối với sản phẩm hay dịch vụ, liên quan đến đến các yếu tố có khả năng tiếp cận, nhu cầu sử dụng, mong muốn, nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Thị trường là nơi trao đổi giữa người bán và người mua, đem lại giá trị cho 2 bên.
Thị trường mục tiêu (target market): là sự phân đoạn khách hàng vào những nhóm nhất định phù hợp với hướng đi của từng doanh nghiệp. Nghĩa là, thị trường mục tiêu là phần thị trường trong đó tồn tại tất cả các khách hàng tiềm năng của một doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện các chiến lược để thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong phần thị trường này để họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
Mục đích của thị trường mục tiêu
Xác định các yếu tố xung quanh sản phẩm
Việc xác định thị trường mục tiêu có thể ảnh hưởng đến việc quyết định các yếu tố quan trọng của sản phẩm, chẳng hạn như thiết kế, đóng gói, bao bì, giá cả, khuyến mãi và phân phối.
Phát triển sản phẩm, tăng doanh số
Xác định Target Market ( Thị trường mục tiêu) là một phần thiết yếu của kế hoạch phát triển sản phẩm, cùng với việc lập kế hoạch sản xuất, phân phối, giá cả và xúc tiến. Một công ty có thể điều chỉnh các khía cạnh nhất định của sản phẩm để thu hút nhiều người tiêu dùng hơn trong nhóm mục tiêu của mình.
Khi doanh số bán sản phẩm tăng lên, nó có thể mở rộng thị trường mục tiêu ra quốc tế, cho phép doanh nghiệp tiếp cận một tập hợp con rộng hơn của thị trường mục tiêu ở các khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhận thấy thị trường mục tiêu trong nước của mình được mở rộng khi sản phẩm của họ có thêm sức hút trên thị trường. Mở rộng thị trường mục tiêu của sản phẩm là một cơ hội tốt để tăng nhận diện thương hiệu và doanh thu bán hàng.
6 bước đơn giản để xác định thị trường mục tiêu (target market)
Bước 1: Sản phẩm của bạn giúp gì cho khách hàng?
Để xác định đúng thị trường mục tiêu (target market), điều đầu tiên bạn cần làm đó là hiểu xem bạn giúp gì cho khách hàng. Một khi bạn hiểu được điều đó, việc xác định thị trường mục tiêu (target market) không hề khó, vì bạn chỉ cần khoanh vùng tất cả những ai đang mắc phải vấn đề mà bạn có thể giải quyết được.
Bước 2: Hãy hình dung về khách hàng của bạn
Hãy phác thảo ra danh sách khách hàng cần sản phẩm của bạn. Phân chia họ thành từng nhóm dựa vào vị trí, từ đó bạn sẽ rất nhanh chóng tìm được thị trường mục tiêu (target market) dựa vào danh sách đó.
Hãy tự đặt các câu hỏi liên quan đến khách hàng, và hiểu về các nhóm được phân chia: Ví dụ: Họ độc thân hay đã kết hôn, họ là nam hay nữ, họ thích môn thể thao nào?… thị trường mục tiêu là gì
Bước 3: Thu hẹp đối tượng
Bạn hãy thu gọn danh sách ở bước 2 bằng cách trả lời 2 câu hỏi:
- Những ai cần sản phẩm của bạn nhất?
- Những ai sẽ thấy hối tiếc nhất nếu họ không được trải nghiệm sản phẩm của bạn?
- Hãy loại bỏ những đối tượng khác ra khỏi danh sách, đừng níu giữ những đối tượng không thực sự cần bạn. Thị trường mục tiêu (target market) chỉ là một phần nhỏ bé trong danh sách tất cả mọi người bạn vạch ra ở bước 2 thôi.
Bước 4: Quan sát thị trường
Với những hiểu biết từ 3 bước trên, tiếp tục xác định thị trường mục tiêu (target market) bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn muốn hướng đến loại đối tượng nào: cá nhân, tập thể, phụ nữ hay đàn ông?…
- Bạn muốn hướng đến đối tượng địa lý cụ thể nào? Nếu là trong một nước, thì thị trường mục tiêu (target market) là miền Bắc, Trung hay Nam?
- Các yếu tố thị trường đặc trưng?
Bước 5: Phân tích các nguồn lực của công ty thị trường mục tiêu là gì
Bước cuối cùng, bạn hãy xác định xem công ty bạn có nguồn lực thế nào, và liệu có nên thu gọn thêm nữa thị trường mục tiêu (target market) không? Bạn nên trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn có bao nhiêu kênh phân phối?
- Bạn có đội ngũ marketing mạnh hay yếu
- Nguồn nhân lực
Bước 6: Kiểm tra xem bạn còn khúc mắc gì nữa không
Thị trường mục tiêu (target market) căn bản đã được xác định, khá rõ ràng, nhưng bạn cần kiểm tra lại một lần nữa, xem xét các yếu tố không được liệt kê trên 5 bước kể trên, ví dụ như:
Đối thủ cạnh tranh: Bạn có phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm cho khách hàng trong thị trường mục tiêu (target market)?
Sản phẩm thay thế: Liệu thị trường mục tiêu (target market) của bạn có sản phẩm thay thế nào không?
Đối thủ tiềm năng: Liệu có đối thủ nào sẽ xuất hiện trong thị trường mục tiêu (target market) không?
Bạn cũng nên phân tích và xem xét phân khúc thị trường, để có cái nhìn bao quát về thị trường mục tiêu (target market)
Các bước xác định mục tiêu để bán hàng hiệu quả thị trường mục tiêu là gì
Dưới đây là 7 bước giúp bạn xác định thị trường mục tiêu để bán hàng hiệu quả. Các bạn hãy bỏ túi ngay những bí kíp vàng này nha. Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm: Vai trò của thị trường mục tiêu đối với kinh doanh
Thực hiện một danh sách mong muốn
Đối với những người mà bạn muốn bán hàng, bạn cần xác định cụ thể phạm vi địa lý, loại hình doanh nghiệp hoặc các khách hàng cụ thể để xác định mục tiêu rõ hơn. Việc bạn xác định thị trường mục tiêu của bạn, bạn sẽ biết cách để chọn ra những khách hàng tiềm năng trong khu vực mà bạn đã định hình trong kế hoạch của mình.
Falkenstein nói “ Bạn phải nhận ra rằng bạn không thể làm kinh doanh với tất cả mọi người”. Nếu bạn không xác định rõ những doanh nghiệp hay cá nhân bạn muốn bán hàng, rất có thể sẽ có nguy cơ bạn sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng của bạn.
Bạn chỉ nên chọn những thị trường nhỏ, đừng chọn thị trường mục tiêu quá rộng, điều đó khiến bạn ôm đồm và không xác định được những khách hàng tiềm năng thực sự cho chính doanh nghiệp của mình.
Tập trung vào thị trường chính của bạn thị trường mục tiêu là gì
Việc xác định thị trường mục tiêu đồng nghĩa với việc bạn đã thu hẹp dần các đối tượng mà hoạt động kinh doanh của bạn hướng tới, từ đó bạn sẽ dễ dàng đưa ra được thông điệp thích hợp cho thị trường đó. Tất cả hoạt động kinh doanh thành công đều có một thị trường mục tiêu.
Chính vì vậy, bạn nên biết rõ những gì bạn muốn khi xác định thị trường trong việc bán hàng của mình. Bạn nên hiểu rằng, bạn không thể bán mọi thứ cho tất cả mọi người và nên thu hẹp thị trường để bán hàng hiệu quả hơn. Bạn hãy tập trung vào thị trường sản phẩm mà mình muốn bán cho người tiêu dùng.
Thấu hiểu nhu cầu khách hàng
Để xác định thị trường mục tiêu cho kế hoạch kinh doanh, bạn cần tiến hành nghiên cứu về những khách hàng tiềm năng theo nhận định chủ quan ban đầu của bạn. Những khách hàng tiềm năng là những người trong tương lai sẽ quan tâm và mua sản phẩm, hay sử dụng dịch vụ của bạn. Số lượng khách hàng tiềm năng có thể từ vài trăm người (nếu bạn bán hàng trực tiếp) lên đến hàng triệu người (nếu bạn khởi sự bán hàng trực tuyến).
Nếu bạn đang kinh doanh trong thị trường sản phẩm hàng tiêu dùng, bạn cần thu hẹp số lượng khách hàng tiềm năng dựa trên các yếu tố nhân khẩu học. Bằng việc này, bạn không những sẽ thu hút thêm được các nhà đầu tư, mà bạn còn có thêm thời gian rảnh rỗi để phối kết hợp kế hoạch tiếp thị với công việc buôn bán của mình. Bạn hãy nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ của bạn để xác định ai sẽ quan tâm đến chúng nhiều nhất.
Điều quan trọng là bạn cần thống kê rõ tuổi tác, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập cá nhân của những khách hàng trong tương lai của bạn. Sau đó, bạn hãy giải thích động cơ mua hàng của các khách hàng tiềm năng này, bạn thử trả lời xem tại sao họ lại mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Liệu có phải do nhu cầu cấp thiết trong cuộc sống hay chỉ đơn giản là theo sở thích? Sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ giúp ích được gì cho khách hàng? Bạn hãy tiến hành các cuộc điều tra, thăm dò ý kiến để thu thập những dữ liệu cần thiết.
Tổng hợp thông tin thị trường mục tiêu là gì
Ở giai đoạn này, ngách thị trường mục tiêu của bạn đã bắt đầu được định hình, bạn đã có các ý tưởng và xác định được nhu cầu của khách hàng. Một ngách thị trường phù hợp và hoàn chỉnh sẽ bao gồm 5 yếu tố sau:
- Phù hợp với tầm nhìn dài hạn của công ty bạn
- Phù hợp với những gì khách hàng mong muốn
- Lên kế hoạch một cách cẩn thận và kỹ lưỡng
- Là một thị trường duy nhất cho công ty bạn
Cho phép bạn phát triển các trung tâm lợi nhuận khác nhau và vẫn giữ được công việc kinh doanh chính, đồng thời đảm bảo sự thành công lâu dài cho công ty bạn.
Đánh giá và kiểm tra thị trường thị trường mục tiêu là gì
Một khi đã xác định xong thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp, bạn hãy trả lời tiếp các câu hỏi:
- Đâu là thói quen mua sắm của nhóm khách hàng tiềm năng này?
- Bạn sẽ tác động lên những thói quen mua sắm này như thế nào?
- Động cơ nào thúc đẩy nhóm khách hàng tiềm năng này mua hàng của bạn? Bạn sẽ giúp họ thoả mãn nhu cầu như thế nào?
- Trong tương lai, thị trường mục tiêu có thể thay đổi theo hướng nào?
- Bạn sẽ đáp ứng nhu cầu mua sắm của thị trường này ra sao trong điều kiện nó thường xuyên biến đổi?
Bạn cũng có thể thăm dò phản ứng của thị trường bằng cách cho mọi người cơ hội để dùng thử sản phẩm của mình hoặc giới thiệu bằng các bản tin miễn phí. Những kiểm tra này sẽ không tốn của bạn quá nhiều chi phí và sẽ giúp bạn rút ra những kinh nghiệm cần thiết trước khi chính thức tung sản phẩm/dịch vụ ra thị trường.
Khởi động
Đây là thời điểm để bạn thực hiện ý tưởng của mình. Đối với nhiều doanh nghiệp đây là giai đoạn khó khăn nhất. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo sợ, hãy chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng, hoạch định rõ ràng thì việc thâm nhập thị trường của bạn sẽ là một nước cờ có tính toán trước chứ không còn là một canh bạc may rủi.
Dịch vụ thiết kế website của SEMTEK
- Dịch Vụ VPS Bảo Mật No1 | Uptime 99,99%
- VPS có cấu hình cao có tính ổn định & bảo mật an toàn cao
- Sử dụng dễ dàng dù không cần am hiểu IT
- Tốc độ luôn ổn định, băng thông 32Gbit, hạ tầng đồng bộ mạnh mẽ
- Hỗ Trợ kỹ thuật hệ thống liên tục 24/7
- VPS SSD sử dụng công nghệ 100% SSD Intel Enterprise và hỗ trợ chống DdoS
Tốc độ vượt trội
Sử dụng 100% ổ cứng SSD Enterprise mang đến trải nghiệm khác biệt về tốc độ truy vấn xử lý dữ liệu
Bảo vệ dữ liệu
Dữ liệu sẽ được backup định kỳ hàng tuần nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu ở mức độ cao nhất
Dùng thử miễn phí
Trải nghiệm Cloud VPS SSD miễn phí trong vòng 07 ngày trước khi quyết định sử dụng dịch vụ
Đội ngũ tư vấn
Trải nghiệm sự khác biệt với dịch vụ chăm sóc khách hàng từ đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và thân thiện
Nâng cấp dễ dàng
Hệ thống cho phép nâng cấp, mở rộng tài nguyên CPU, RAM, SSD ngay lập tức trong quá trình sử dụng
Hệ điều hành
Chủ động lựa chọn nhiều hệ điều hành với các phiên bản khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng
Thời gian uptime
Xây dựng và thiết kế theo cơ chế N+1, tăng cường sự ổn định và đảm bảo thời gian uptime tới 99,5%
Công cụ quản lý
Giao diện quản lý được thiết kế với phong cách đơn giản và trực quan với người dùng thị trường mục tiêu là gì
Khi thiết kế website bán hàng tại SEMTEK, quý khách được tư vấn trọn gói tận tình từ khâu chọn domain, tư vấn thiết kế giao diện web bán hàng và các chức năng nghiệp vụ quản lý, chiến lược phát triển quảng bá website và tìm kiếm nguồn khách hàng. Bên cạnh đó bạn cũng tham gia vào quá trình giám sát tiến độ hoàn thành của việc thiết kế website bổ sung ý kiến trong từng công đoạn thiết kế để đảm bảo một sản phẩm hoàn hảo nhất.Website của bạn sẽ được thiết kế với giao diện đẹp mắt, dễ sử dụng, thiết kế web chuẩn SEO mà còn có tốc độ tải trang nhanh.
Việc chọn được đơn vị thiết kế website bán hàng tốt không chỉ tạo ra một web bán hàng chuyên nghiệp, khẳng định thương hiệu cho người kinh doanh mà còn hỗ trợ tuyệt vời trong khâu quảng bá sản phẩm dịch vụ để gia tăng doanh số. Hãy để SEMTEK đồng hành cùng bạn trong việc bán hàng.
SEMTEK Co,. LTD
VPS Server | WordPress Web design | SEO | Content Marketing | Email Server
Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 098 300 9285
Email: quang.nguyen@semtek.com.vn
Website: https://www.semtek.com.vn/
Các tìm kiếm liên quan
- Đoạn thị trường mục tiêu là gì
- Thị trường mục tiêu là gì ví dụ
- Lựa chọn thị trường mục tiêu là gì
- Ví dụ về thị trường mục tiêu
- Tại sao doanh nghiệp phải xác định thị trường mục tiêu
- Tại sao phải lựa chọn thị trường mục tiêu
- Đặc điểm của thị trường mục tiêu
- Xác định thị trường mục tiêu
Nội dung liên quan:
- Lỗi 404 là gì? Tìm nguyên nhân và cách khắc phục lỗi 404
- Thiết kế Website chuẩn SEO là gì? Những tiêu chí nào quan trọng?
- DMCA protected là gì? Hướng dẫn cách đăng ký DMCA đơn giản, nhanh chóng