Thương hiệu là gì? Điều gì góp phần tạo nên thương hiệu

thuơng hiệu

Thương hiệu là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, một sản phẩm hay dịch vu với đầy đủ các khía cạnh: mô tả nhận diện (brand identities), giá trị (brand values), thuộc tính (brand attributes), cá tính (brand personality). thương hiệu ràng buộc với người tiêu dùng qua mối quan hệ thương hiệu-người tiêu dùng (brand-consumers relationship).

Thương hiệu là gì?

thương hiệu

Về mặt nhận diện, đây là cái tên hay dấu hiệu giúp nhận biết một sản phẩm.

Một thương hiệu thành công đánh dấu một sản phẩm là có lợi thế cạnh tranh bền vững.

Microsoft, IBM, BMW, Coca Cola , Shell …là những ví dụ điển hình về thương hiệu doanh nghiệp, Louis Vuiton, GUCCI, Dove, Tide… là những ví dụ điển hình về thương hiệu sản phẩm.

Một thành phần phi vật thể nhưng là thành phần thiết yếu của doanh nghiệp

Một khi mà các sản phẩm đã đạt đến mức độ hầu như không thể phân biệt được bằng tính chất, đặc điểm và lợi ích công dụng thì đây là yếu tố duy nhất tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm, nói lên sự tin tưởng và sự an toàn.

Bên Mỹ, người ta thống kê bình quân trong một ngày người tiêu dùng tiếp xúc với khoảng 6 ngàn hoạt động quảng cáo, và mỗi năm có tới hơn 25 ngàn sản phẩm mới ra đời.

Sống trong một thế giới như vậy, brand là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn, nó giúp người tiêu dùng vượt qua mọi sự lựa chọn vốn ngày càng đa dạng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ.

Nhiều người đã từng nghe về những cuộc thử nghiệm nếm Pepsi-coca và Coca-cola mà kết quả cho thấy khi nếm sản phẩm “mù” rất ít người nhận ra sự khác biệt giữa hai loại coca, nhưng khi được hỏi với sản phẩm có nhãn thì đến 65% người tiêu dùng cho là mình thích Coca-cola hơn. Đây là một trong những yếu tố chỉ định những giá trị mà chúng tôi xếp vào loại giá trị phi vật thể.

Thương hiệu được hình thành như thế nào?

Trước khi nói chuyện xây dựng thương hiệu ta cần tìm hiểu xem nó được hình thành như thế nào. Như chúng ta đã định nghĩa ở trên, nó là cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm, một công ty, một dịch vụ.

Cảm nhận ấy hình thành qua thời gian, điều nầy có nghĩa là một sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mới và khách hàng chưa biết, chưa có khái niệm gì thì chưa có thể gọi là một thương hiệu.

Khách hàng hình thành cảm nhận về một sản phẩm, một công ty (và từ đó hình thành thương hiệu) qua những tương tác dưới đây:

1. Trải nghiệm sản phẩm dịch vụ thương hiệu

Trãi nghiệm của khách hàng là những gì khách hàng cảm nhận được sau khi mua một sản phẩm về sử dụng, hoặc sau khi sử dụng một dịch vụ. Với thị trường B2B, trãi nghiệm của khách hàng hình thành qua quá trình làm ăn với một công ty đối tác.

2. Tương tác, tiếp xúc với nhân viên

Cảm nhận của khách hàng về một thương hiệu cũng hình thành từ những gì còn đọng lại qua những lần tiếp xúc với nhân viên, người đại diện cho thương hiệu để tương tác với khách hàng. Điều nayy lý giải khái niệm đại sứ thương hiệu.

3. Các hoạt động marketing và truyền thông

Hoạt động marketing là những gì thương hiệu chủ động thực hiện để tác động, hay tạo ra cảm nhận của khách hàng, những cảm nhận tích cực

Thương hiệu mạnh là gì?

thương hiệu

Nói thương hiệu là những cảm nhận, làm sao nhận ra thương hiệu?

1. Những tính năng, lợi ích của sản phẩm

Giá trị xuất phát từ sự vượt trội về chất lượng, của lợi ích mà sản phẩm mang lại.

Hãy lấy một chiếc áo hàng hiệu làm ví dụ: Trước hết sản phẩm nầy phải được thiết kế đẹp, chất lượng nguyên phụ liệu cũng như là kỹ thuật may phải làm hài lòng người mặc, và cả người không mặc cũng nhận thấy điều nầy.

2. Những giá trị vô hình

Bên cạnh những giá trị hữu hình, dễ nhìn thấy, những giá trị cảm xúc vô hình đóng một vai trò quan trọng trong quan hệ với khách hàng.

Giá trị cảm xúc khó tạo ra nhưng khi đã tạo ra được rồi thì thường bền lâu.

Chiếc áo này phải do một nhà sản xuất (hoặc nhà thiết kế) có uy tín tạo ra, mà chỉ cần nhìn vào đây thôi, người ta có thể hình dung ra sự sang trọng, sự tinh tế, tính đẳng cấp, hoặc những cá tính đặc trưng của nó.

Người ta mơ ước, mong muốn được sở hữu nó.

3. Một hệ thống nhận diện đặc trưng

Hệ thống nhận diện bao gồm logo, tông màu, font chữ, bao bì, vật dụng, thiết kế cửa hàng… được thiết kế phù hợp góp phần làm tôn vinh những giá trị vô hình và hữu hình của sản phẩm và nhà sản xuất, giúp nhận diện thương hiệu được dễ dàng, nổi bật khi đứng cạnh những sản phẩm khác.

4. Dưới đây là những lợi thế của một thương hiệu mạnh trong quan hệ

72% khách hàng nói họ chấp nhận trả 20% cao hơn khi họ chọn mua thương hiệu mà họ yêu thích.

50% khách hàng chấp nhận trả 25% cao hơn và 40% khách hàng chịu trả đến 30% cao hơn.

25% khách hàng nói giá không là vấn đề đối với họ một khi họ đã tín nhiệm và trung thành.

Hơn 70% khách hàng nói là một trong những yếu tố mà họ cân nhắc khi chọn mua một sản phẩm, dịch vụ

Hơn 50% thương vụ thực sự là do sự lựa chọn thương hiệu.

30% số thương vụ là dựa trên sự giới thiệu của đồng nghiệp.- 50% người tiêu dùng tin rằng sự thành công của một thương hiệu mạnh là lợi thế đối với việc đưa ra thị trường thêm sản phẩm mới và họ sẵn sàng dùng thử sản phẩm mới mà họ đã tín nhiệm.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng thương hiệu uy tín

thương hiệu

Trong nền kinh tế cạnh tranh ngày nay, tạo dựng thương hiệu uy tín là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà lãnh đạo.

Mọi người có xu hướng mua hàng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ các thương hiệu đáng tin, có những giá trị tốt và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng.

Dưới đây là những điều cần lưu ý:

1. Có trọng tâm

Những doanh nghiệp thành công luôn biết “tập trung vào chuyên môn”! Họ có mục đích kinh doanh rất cụ thể và giá trị của tổ chức cũng rất rõ ràng. Ngay cả những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cũng được xác định rõ ràng.

Trong lúc doanh nghiệp tăng trưởng và mở rộng, có thể sẽ cần thay đổi định vị để đảm bảo tính tương thích trong thông điệp kinh doanh và chủ đích của doanh nghiệp.

2. Điều doanh nghiệp thật sự muốn đạt được là gì?

Thông điệp và hình ảnh luôn phải minh bạch và rõ ràng. Một khi brand và công việc kinh doanh tiến triển, việc liên tục mài giũa và cải thiện thông điệp muốn truyền tải là rất cần thiết.

Luôn ý thức nâng cao những điểm đặc biệt và hướng đến sự khác biệt để người tiêu dùng biết chính xác những gì họ nên kỳ vọng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp.

3. Đóng góp thương hiệu

Chúng ta thường nghe đến câu ngạn ngữ “Cho là nhận” và điều ấy đúng trong kinh doanh.

Càng đóng góp nhiều vào cộng đồng, doanh nghiệp càng nhận lại nhiều hơn.

Lập chiến lược để đóng góp lại cho xã hội và đảm bảo các hoạt động ấy phù hợp với nền tảng khách hàng cốt lõi của doanh nghiệp.

4. Duy trì niềm tin

Niềm tin chỉ có thể xây dựng và củng cố từng bước một thông qua thời gian. Vì thế hãy bắt đầu với nơi doanh nghiệp đang đứng và những gì doanh nghiệp hiểu rõ.

Hãy mài giũa những kỹ năng và mở rộng năng lực lãnh đạo của tổ chức. Đấy chính là những bước đi đầu tiên và nền móng để gia tăng niềm tin trong doanh nghiệp.

5. Thống nhất thương hiệu

Quản lý công việc kinh doanh nhằm đảm bảo mọi thứ doanh nghiệp đang làm đều hướng đến cùng một thông điệp.

Chẳng hạn, về bản chất nếu brand mang tính công nghệ cao, có lẽ doanh nghiệp sẽ không muốn kết nối công việc kinh doanh với các hoạt động đậm chất nghệ thuật như múa ba lê hay dàn nhạc giao hưởng.

Thiếu tính nhất quán sẽ khiến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bối rối và mất niềm tin.

Liên hệ

Địa chỉ: 2N Cư xá phú Lâm D, P.10, Q6, HCM

Hotline: 098 300 9285

Email: quang.nguyen@semtek.com.vn

Các tìm kiếm liên quan:

  • thương hiệu mạnh là gì
  • vai trò của thương hiệu
  • thương hiệu toàn cầu là gì
  • giới thiệu thương hiệu
  • đặc điểm của thương hiệu

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *