Nếu bạn là người mới và đang tìm hiểu Digital Marketing thì bài viết dưới đây là dành cho bạn. Hiện nay sự bùng nổ Digital Marketing ngày càng lớn. Công nghệ thay đổi làm cho Digital Marketing cũng thay đổi theo nên vì thế nếu bạn muốn tìm hiểu về Digital Marketing thì bạn nên biết tổng quan về Digital Marketing. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng thu thập thêm các kiến thức chuyên ngành sau này.
Tìm hiểu Digital Marketing với 7 kiến thức bạn cần biết trong kinh doanh
1. Thiết kế website
Trang web là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh online; có thể hiểu website như bộ mặt của cả doanh nghiệp. Từ cấu trúc, màu sắc, thiết kế cho đến bố cục, nội dung đều tác động đến thương hiệu và cảm nhận khách hàng về doanh nghiệp bạn.
Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn nhấn mạnh website phải phản ánh chính xác phong cách và tính thương hiệu của doanh nghiệp.
2. Tối ưu trên công cụ tìm kiếm (SEO) tìm hiểu Digital Marketing
Sau khi tạo xong một trang web hoàn chỉnh. Bây giờ việc tiếp theo bạn cần làm là để khách hàng tìm thấy bạn. Một trong những kiến thức về Digital Marketing đó là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Theo nghiên cứu của Hubspot , 81% người mua sắm sẽ tìm kiếm thông tin món hàng muốn mua; trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Khi khách hàng tiềm năng của bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hoặc dịch vụ; rất có thể họ sẽ tìm kiếm trên Google trước. Để được tìm thấy trong số hàng triệu kết quả tìm kiếm, trang web của bạn phải được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm (Google, Bing, v.v.)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đảm bảo website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm đầu tiên; khi nào ai đó nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào thanh tìm kiếm.
3. Quảng cáo truyền thông xã hội
Quảng cáo truyền thông xã hội là sử dụng các nền tảng truyền thông để quảng bá và bán sản phẩm / dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn nắm vững kiến thức về tiếp thị kỹ thuật số; hãy bắt đầu với tiếp thị truyền thông xã hội.
Một trong những lợi thế chính của quảng cáo trên các kênh xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, Pinterest, LinkedIn, v.v. là bạn có thể chọn đúng đối tượng mục tiêu.
Theo nghiên cứu của Hubspot, 92% chủ doanh nghiệp và nhà tiếp thị nói rằng phương tiện truyền thông xã hội rất quan trọng đối với kết quả kinh doanh của họ.
4. Quản lý truyền thông xã hội
Mạng truyền thông xã hội cho phép bạn quản lý tất cả các hồ sơ của bạn (Facebook, Instagram, Twitter,..) trên cùng một nền tảng.
Quản lý truyền thông xã hội giúp bạn tương tác trực tuyến theo cách tốt hơn.
Nói một cách đơn giản, nó hợp lý hóa theo cách bạn tham gia vào các cuộc hội thoại trên các nền tảng khác nhau – blog, mạng xã hội ( Facebook, Instagram, Twitter,..) và thậm chí cả cộng đồng trực tuyến.
5. Email Marketing
Hiện nay, 82% doanh nghiệp B2B và B2C sử dụng email marketing. Bởi vì:
- Với mỗi 1$ chi tiêu cho tiếp thị qua email marketing sẽ tạo trung bình 38$
- Trên 34% người dân trên toàn thế giới đều sử dụng email
Đó là lý do Email Marketing đang dần trở nên cạnh tranh hơn; một trong những kiến thức về Digital Marketing để tiếp cận gần với khách hàng.
Trước khi bạn tạo một chiến dịch email bạn cần hiểu rõ tâm lý của khách hàng.
Nếu gửi quá nhiều email để quảng cáo sản phẩm chỉ làm ảnh hưởng thương hiệu của bạn. Theo một nghiên cứu năm 2016 của Hubspot, 78% số người đã hủy đăng ký email vì một thương hiệu đã gửi quá nhiều email.
6. Quảng cáo PPC (Pay Per Click)
PPC là một hình thức quảng cáo tìm kiếm, bạn phải trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột đến trang web của bạn
Ngoài Google Ads, Quảng cáo Facebook cũng là một nền tảng PPC phổ biến. Đây là hai sự thật thú vị để bạn suy nghĩ lại:
64,6% số người nhấp vào quảng cáo Google khi họ đang tìm mua một thứ gì họ cần.
Trong số các công ty sử dụng quảng cáo PPC: 84% sử dụng Facebook làm nền tảng, 41% sử dụng Google và 18% sử dụng LinkedIn
7. Content Marketing
Khi nói đến những kiến thức về Digital Marketing; một trong những thứ không thể thiếu là Content Marketing.
Content Marketing là phương pháp tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị và liên quan để lôi kéo và duy trì đối tượng khách hàng một cách tự nhiên và cuối cùng dẫn khách hàng đến việc mua hàng
Bạn có thể hiểu cách tốt nhất tạo mối quan hệ với khách hàng của bạn bằng cách cung cấp cho họ nội dung có liên quan, chất lượng cao.
Vì vậy, khi khách hàng đưa ra quyết định mua một thứ gì đó, họ đã trung thành với bạn.
Tại sao cần phải tìm hiểu Digital Marketing?
Công nghệ ngày càng phát triển không ngừng nên cuộc sống của mỗi người đều có thể tiếp nhận thông tin mọi lúc mọi nơi dựa trên các thiết bị điện tử của mình. Để tận dụng được hành vi này thì Digital marketing ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phổ biến nay không xóa đi marketing truyền thống và nó sẽ hỗ trợ lẫn nhau giúp các hoạt động marketing trở nên hiệu quả nhất. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu về Digital Marketing là rất quan trong để các chiến dịch marketing sau này hiệu quả hơn.
1. Truyền thông quảng cáo với chi phí thấp
Sau khi tìm hiểu về Digital Marketing thì bạn sẽ biết được là các hoạt động như tổ chức sự kiện hay phát hàng ngàn tờ rơi với chi phí lơn sẽ không cần thiết nữa. Với sự phổ biến của Digital Marketing thì bạn chỉ cần chi một số tiền nhỏ để chạy quảng cáo trên Facebook là bạn đã có thể thực hiện các hoạt động truyền thông quảng cáo của mình.
2. Tìm hiểu Digital Marketing giúp thu thập kết quả mọi lúc
Nếu với marketing truyền thống thì bạn sẽ không hề dễ dàng thu thập được các kết quả của hoạt động truyền thông. Muốn có được những kết quả đó thì bạn phải bỏ ra thêm chi phí cho việc nghiên cứu thị trường nhưng nó cũng chỉ là những con số thống kê mang tính tương đối.
Đối với Digital Marketing là một chuyện hoàn toàn khác. Khi tìm hiểu về Digital Marketing bạn sẽ biết nó có thể cung cấp các kết quả để bạn có thể theo dõi và đo lường đánh giá trong thời gian thực. Đây là một lợi thế không nhỏ giúp bạn có thể điều chỉnh các hoạt động quảng cáo một cách kịp thời .
3. Tiếp cận được nhiều hơn và chính xác hơn
Từ những thông tin của khách hàng được Facebook hay Google thu thập được như thông tin cá nhân, hành vi sử dụng, các thiết bị cá nhân,… sẽ giúp bạn có thể tiếp cận chính xác các đổi tượng mà bạn muốn.
Ngoài ra, không chỉ giúp bạn tiếp cận chính xác đối tượng của mình hơn mà còn giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng hơn mà không cần quan tâm vấn đề địa lý. Với internet bạn có thể tiếp cận các khách hàng kể cả ở người ngoài chứ không hề hạn chế như cách làm marketing truyền thống.
4. Tìm hiểu Digital Marketing giúp tương tác với khách hàng cao hơn
Digital marketing cho phép khách hàng tương tác với bạn trong thời gian thực. Có thể hiểu đơn giản rằng khi khách hàng thấy được quảng cáo của bạn trên Facebook thì họ có thể bình luận hay nhắn tin ngay lúc đó. Điều gì giúp bạn tương tác nhiều hơn với khách hàng cũng như là thu thập được các phản hồi mọi lúc.
Tìm hiểu Digital Marketing Online
1. Search Engine Marketing
Khi tìm hiểu về Digital Marketing thì chắc bạn cũng đã biết về Marketing trên công cụ tím kiếm (SEM). Đây là hình thức thực hiện các hoạt động quảng bá và bán hàng trên công cụ tìm kiếm thông qua Search Engine Optimization và Pay Per Click.
2. Content
Content chính là công việc bạn tạo ra các nội dung để cung cấp các thông tin cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tạo ra một nội dung hấp dẫn, thu hút sẽ giúp đưa khách hàng lại gần bạn hơn và hiểu bạn hơn. Từ đó sẽ có thể tăng nhận diện cho thương hiệu và dẫn đến tăng doanh số bán hang.
Content không chỉ được xây dựng trên nội dung hấp dẫn mà còn phải đạt các tiêu chuẩn của SEO. Các nội dung sẽ được xây dựng xung quanh một từ khóa mà bạn đã nghiên cứu được từ hành vi khách hàng. Nhưng điều này sẽ đưa website của bạn lên top của công cụ tìm kiếm một cách dễ dàng hơn.
3. Social Media Marketing
Hình thức này có thể đã quá quên với những ai đang bắt đầu tìm hiểu về Digital Marketing. Marketing truyền thông mạng xã hội (SMM) là một hình thức hết sức quan trọng trong thời kỳ bùng nổ mạng xã hội như hiện nay. Các mạng xã hội đang phát triển cực mạnh như Faceook, Zalo, Instagram là một lợi thế không nhỏ để bạn đưa hình ảnh thương hiệu của mình đến với khách hàng.
Bạn không chỉ nên đăng những bài quảng cáo đơn thuần mà hãy chia sẻ với khách hàng nhiều hơn. Khi nhạn được thông tin hữu ích từ bạn, họ sẽ tương tác, chia sẻ,… và nó sẽ làm gia tăng độ tin cậy cho sản phẩm, thương hiệu của bạn.
4. Display
Hình thức này được gọi đơn giản là Tiếp thị liên kết. Với việc đưa hỉnh ảnh sản phẩm, thương hiệu lên các trang website hay kênh quảng bá trực tuyến. Khi khách hàng truy cập website của bạn và mua hàng thông qua hình thức này thì bạn sẽ phải trả hoa hồng cho các đối tác.
5. Email Marketing
Email marketing là hình thức marketing trực tiếp khi bạn gửi các thông điệp và thông tin đến trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên đây là một cao dao hai lưỡi nên bạn cân nhắc sử dụng. Khi khách hàng chấp nhận thì các thông tin của bạn gửi sẽ rất hiệu quả. Còn khi họ không đồng ý thì hình thức này sẽ làm ảnh hưởng đến khách hàng và tạo hình ảnh xấu cho thương hiệu.
Các tìm kiếm liên quan:
- Tìm hiểu Digital Marketing là gì
- Digital marketing
- Digital Marketing là gì brandsvietnam
- Các hình thức Digital Marketing
- Sách Digital Marketing
- Học Digital Marketing ở đâu
- Content marketing
Nội dung liên quan:
- CIO là gì? Những kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần có của CIO
- Token là gì? Tìm hiểu các dạng token và cách hoạt động của chúng
- Làm sao tự học Digital Marketing cho sinh viên và người đi làm?
- Smtp là gì ? Tìm hiểu tổng quan về giao thức smtp server
- Giới thiệu các hình thức MMO nên và không nên tham gia cho mọi người