Hướng dẫn cách tối ưu tốc độ wordpress chi tiết

tối ưu tốc độ wordpress

Bạn đã biết cách tối ưu tốc độ wordpress bằng chính trình duyệt của mình chưa? Hãy đọc ngay bài viết sau đây và áp dụng ngay cho website của mình nhé!

Vì sao cần tối ưu tốc độ wordpress

Tốc độ tải trang web là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc SEO website và sự tương tác với người dùng. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng chú ý đến điều này. Có thể họ chưa nhận thấy sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó tới chính thứ hạng website cũng như hoạt động kinh doanh, quảng bá website của mình.

tối ưu tốc độ wordpress

1. Tối ưu tốc độ wordpress có lợi cho SEO

Đầu tiên phải kể đến, một trong những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá thứ hạng hiệu quả website chính là thông qua tốc độ tải trang. Tốc độ tải trang nhanh theo chuẩn của của google giúp người dùng có những trải nghiệm tốt đồng nghĩa với việc thứ hạng website của bạn cũng được google đánh giá cao.

Dễ hiểu thôi, google luôn hướng tới người dùng, mà người dùng luôn muốn các website load nhanh hơn khi truy cập và tốc độ mong muốn không qua 3 giây. Vậy nên, khi website load chậm sẽ đồng nghĩa với việc người dùng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao khiến webiste bị đánh giá là không hữu ích với người dùng và website bánh tụt thứ hạng là điều dễ hiểu.

2. Khả năng kinh doanh và quảng bá website bị ảnh hưởng

Theo một nghiên cứu từ Mỹ, 51% người mua sắm trực tuyến tại Mỹ tuyên bố nếu tốc độ một trang web quá chậm họ sẽ không muốn mua hàng.

Một website truy cập chậm sẽ gây ra những trải nghiệm “nghèo nàn” cho người dùng, và những trang web như vậy xứng đáng với sự tụt hạng trong bảng xếp hạng.

Thời gian tải đầy đủ tất cả các trang không chỉ là 1 yếu tố ảnh hưởng tới việc xếp hạng tìm kiếm mà nó còn là thước đo để đánh giá hiệu suất của toàn bộ website nói chung và công việc kinh doanh và quảng bá doanh nghiệp nói riêng.

Nguyên nhân khiến website wordpress chậm tối ưu tốc độ wordpress

1. Cài quá nhiều plugin

Plugin là những gói mở rộng bổ sung và hoàn thiện hơn các tính năng tuyệt vời của WordPress. Những việc lạm dụng quá nhiều plugin cũng là một nguyên nhân khiến tốc độ tải website wordpress chậm hơn. Plugin được cài vào hoạt động dựa trên cơ chế móc nối vào các hàm trong nhân của WordPress. Việc móc nối quá nhiều hàm như vậy khiến WordPress phải thực hiện quá nhiều tác vụ trước khi hiển thị được nội dung của website.

2. Hình ảnh chưa được tối ưu

Hình ảnh cũng là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tải website. Nếu như hình ảnh của bạn chưa được tối ưu sẽ làm website chậm đi rất nhiều.

3. Sử dụng các plugin phiên bản cũ

Plugin cũ tức là chưa được cập nhật, chưa được tối ưu nên hiệu suất làm việc của nó không được cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trang website tải chậm.

4. Sử dụng các Widget bên ngoài

Cũng như việc sử dụng plugin thì việc sử dụng các Widget bên ngoài cũng có thể khiến website không được tối ưu tốc độ wordpress. Không giống như các Widget mặc định của WordPress, các Widget này có thể sử dụng các tài nguyên bên ngoài nên nó sẽ mất thời gian để tải thêm những nội dung này để hiển thị lên máy người dùng. Nếu các Widget này bị hỏng thì trình duyệt vẫn phải sử lý cho đến khi timeout.

5. Lượng truy cập cao và quá nhiều dữ liệu

Việc này hiển nhiên sẽ ảnh hướng lớn đến tốc độ load của website của bạn còn có thể khiến website chết server vì không thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu cùng lúc. Lượt truy cập quá cao, dẫn đến không đủ CPU và RAM để xử lí hoặc số lượng kết nối quá nhiều. Việc này thường xảy ra với các website lớn. WordPress chạy chậm là điều không tránh khỏi khi lượng truy cập quá cao.

6. Bị tấn công DDos/Botnet

Đây cũng là tình trạng tăng lượng truy cập cao một cách đột ngột, nhưng đây là hành vi có chủ ý và bị chơi xấu từ các đối thủ khác.

7. Sử dụng phiên bản WordPress quá thấp

Mỗi bản WordPress được cập nhật là một bản vá lỗi cho hệ thống WordPress. WordPress cũ luôn tìm ẩn những lỗi bảo mật mà có thể nhà phát triển cũng không hề biết tới. Ngoài ra còn những phần chưa được tối ưu, đó là lí do WordPress luôn đưa ra những bản cập nhật mới, mà lần nào trong Change log của nhóm phát triển, chúng ta đều thấy nhắc đến Performance tức hiệu suất của WordPress.

8. Theme chưa được tối ưu

Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến Website WordPress tải chậm. Với những theme chưa được tối ưu tức là theme của bạn có thể chứa mã độc hoặc dùng những thứ tốn tài nguyên hệ thống như jQuery, hình ảnh… . Chúng tôi khuyên bạn sử dụng càng ít jQuery càng tốt, giúp tăng tốc WordPress lên rất nhiều.

Chi tiết cách tối ưu tốc độ WordPress

Chúng tôi sẽ liệt kê một số plugin và viết một số đề xuất cho người dùng WordPress đang tìm kiếm trợ giúp tối ưu WordPress trong bài viết này.

Lưu ý: Các plugin này chỉ giải quyết vấn đề tối ưu giao diện người dùng. Nếu website của bạn vẫn mất nhiều thời gian để tải, một máy chủ được cải tiến hoặc tối ưu hóa mã back-end là điều sẽ tạo ra sự khác biệt thực sự. Tìm hiểu thêm về Dịch vụ lưu trữ WordPress của chúng tôi.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt All-in-One WP Migration.

Điều quan trọng là bạn sao lưu cài đặt WordPress của mình trước khi tối ưu hóa (và thường xuyên!). All-in-One WP Migration cung cấp một cách đơn giản và hiệu quả để sao lưu toàn bộ cài đặt WordPress của bạn, bao gồm cơ sở dữ liệu, plugins, theme, uploads và hơn thế nữa..

Bước 2: Chia tỷ lệ hình ảnh (Tùy chọn).

Trong WordPress, bạn có thể chèn hình ảnh có kích thước nhỏ hơn dựa theo các kích thước sẵn có.

Bước 3: Tối ưu tốc độ wordpress với hình ảnh bằng Smush.

Cài đặt và kích hoạt WP Smush đẻ tối ưu hóa và nén hình ảnh cho website WordPress. Hãy đảm bảo chức năng “Auto-Smush Images on upload” đã được bật. Từ nay, các hình ảnh upload lên WordPress của bạn sẽ được WP Smush tối ưu hóa.

Tiếp theo, click vào “BULK SMUSH NOW” để tiến hành tối ưu hình ảnh đang có sẵn trong thư viện. Với phiên bản miễn phí, bạn chỉ được thao tác tối ưu 50 file ảnh / click.

Bước 4: Cài đặt và kích hoạt WP Fastest Cache.

Sau khi cài đặt, bạn sẽ thấy “WP Fastest Cache” nằm tại sidebar của Dashboard WordPress.

Tiến hành kích hoạt các cài đặt sau:

  • Cache System: Cho phép bộ nhớ đệm để phân phối các trang nhanh hơn.
  • Preload: Bạn sẽ nhận được một cửa sổ bật lên cho biết bộ đệm nào cần lưu trữ.
  • Logged-in Users: Hiển thị trang không lưu thực tế khi đã đăng nhập.
  • Minify HTML: Nén giảm kích thước tệp HTML.
  • Minify CSS: Nén giảm kích thước tệp CSS.
  • Combine CSS: Gộp các tệp CSS thành 1 file duy nhất, để giảm thiểu số lượng request.
  • Combine JS: Gộp các tệp JS thành 1 file duy nhất, để giảm thiểu số lượng request.
  • Gzip: Nén các tập tin tải xuống.
  • Browser Caching: Cache trình duyệt.

Bước 5: Phân tích trang web của bạn.

Phân tích lại website (thông qua GTmetrix.com) và xem sự khác biệt về hiệu suất!

Bạn sẽ thấy sự cải thiện trong các số liệu sau:

  • Fully loaded time/Onload time (Thời gian tải đầy đủ / Thời gian tải).
  • Total Page Size (Tổng kích thước trang).
  • Requests (Yêu cầu).
  • Google Page Speed / YSlow scores (Điểm số PageSpeed / YSlow):
  • Serve scaled images (Phục vụ hình ảnh thu nhỏ).
  • Optimize images (Tối ưu hóa hình ảnh).
  • Leverage browser caching (Tận dụng bộ nhớ đệm trình duyệt).
  • Minify CSS/HTML (Giảm thiểu CSS / HTML).
  • Enable gzip compression (Cho phép nén gzip).
  • Make fewer HTTP requests (Thực hiện ít yêu cầu HTTP hơn).

Điểm số của bạn có thể thay đổi! Do tính chất khác nhau của việc cài đặt WordPress, plugin, theme và môi trường lưu trữ (hosting), có thể không ảnh hưởng đáng kể đến tất cả các số liệu trên. Nhưng, những thứ như tài nguyên của bên thứ ba (tiện ích Facebook, nhúng YouTube, v.v.) và quảng cáo vẫn có thể ảnh hưởng lớn đến điểm số này.

Các tìm kiếm liên quan đến tối ưu tốc độ wordpress

  • tối ưu tốc độ website
  • dịch vụ tối ưu website wordpress
  • tối ưu wordpress toàn tập
  • tối ưu hóa woocommerce
  • tối ưu woocommerce
  • tăng tốc wordpress trên localhost
  • tăng tốc website wordpress 100
  • 23 cách tăng tốc website wordpress chạy load chậm chi tiết nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *