Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vì sao doanh nghiệp cần phải xây dựng?

văn hóa doanh nghiệp

Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp (viết tắt VHDN) là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó chi phối hành vi của mỗi thành viên trong một doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thông riêng của mỗi doanh nghiệp.

VHDN bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi, là giá trị của cá nhân hay tổ chức, được thể hiện qua hành động, sở thích, lối sống của từng cá nhân trong đó, tập hợp những giá trị cốt lõi này để hướng dẫn những hành vi nội bộ của một tổ chức, mang đến một nét riêng biệt của tổ chức đó với những tổ chức khác.

VHDN thường được gắn liền với giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh trong một doanh nghiệp, những giá trị cốt lõi để định hướng nên một VHDN gồm:

1. Sự thành thực

Trung thực, không gian dối trong cả công việc, mối quan hệ với đồng nghiệp, cam kết thực hiện những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện.

2. Sự tự giác

Thể hiện ở mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức.

3. Sự khôn khéo

Biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất.

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo…  Những giá trị này sẽ là nền tảng định hướng cho VHDN.

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hóa.doanh nghiệp là một tài sản của doanh nghiệp bởi nó giúp: giảm xung đột; điều phối và kiểm soát; tạo động lực làm việc; tạo lợi thế cạnh tranh; v.v..

1. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp giảm xung đột

VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

2. Văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp điều phối và kiểm soát

VHDN điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc…Khi phải ra một quyết định phức tạp, nó giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét.

3. VHDN sẽ giúp tạo động lực làm việc

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình làm. Bên cạnh đó, còn giúp tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hòa đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.

4. Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?

1. Đối với người tìm việc

Khi đã hiểu VHDN là gì, chúng ta càng nhận thức được tầm quan trọng của nó. Nói về vai trò của VHDN, trước tiên bạn hãy tự hỏi bản thân:

  • Bạn muốn làm việc cho công ty nào?
  • Tập đoàn đa quốc gia quan tâm đến nhân viên của mình, hay một công ty non trẻ đối xử với nhân viên của mình một cách tệ hại?
  • Và bạn nghĩ công ty nào sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để bạn thành công về mặt lâu dài?

Văn hóa công ty rất quan trọng đối với nhân viên vì người lao động có nhiều khả năng tận hưởng thời gian của họ tại nơi làm việc khi họ phù hợp với VHDN. Nhân viên có xu hướng thích làm việc khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những người ở nơi làm việc. Họ có xu hướng phát triển mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp và thậm chí còn năng suất hơn. Mặt khác, nếu bạn làm việc cho một công ty nơi bạn không phù hợp với văn hóa.doanh nghiệp, bạn có thể sẽ có ít niềm vui hơn từ công việc của mình.

2. Đối với chính doanh nghiệp

Trau dồi văn hóa doanh nghiệp không chỉ quan trọng trong việc gắn kết và giữ chân nhân viên của mình. Mà còn góp phần trong việc vạch ra các kế hoạch chi tiết cho một doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ. Dưới đây là những lợi ích khi đối với các tổ chức mà văn hóa doanh nghiệp đã mang lại:

Thương hiệu là tất cả, đó là một sự thật

Trong thời đại và báo chí, các trang web tin tức đang phát triển mạnh như vũ bão, các vụ bê bối truyền thông đã đưa ra những dấu hiệu cho sự sơ suất kinh doanh lớn và nhỏ. Những sự khủng hoảng trên đã dạy cho các doanh nghiệp những bài học trong cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp để lan tỏa thương hiệu của mình. Như vậy, từ cơ sở lan tỏa thương hiệu, lấy lòng tin từ người dùng là vô cùng dễ dàng và lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng vì thể mà có cơ hội được gia tăng.

Văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng đối với người sử dụng lao động

Bởi vì những người lao động phù hợp với văn hóa doanh nghiệp có khả năng không chỉ hạnh phúc hơn mà còn làm việc hiệu quả hơn. Khi một nhân viên phù hợp với văn hóa, họ cũng có khả năng muốn làm việc cho công ty đó lâu hơn. Do đó, nhà tuyển dụng có thể cải thiện năng suất và giữ chân nhân viên thông qua văn hóa công sở mạnh mẽ.

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Để tạo thành một văn hóa doanh nghiệp thì trước hết bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:

1. Yếu tố tầm nhìn

Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện, từ đó bao quát ra những mục tiêu xa hơn, và định hướng bước đi rõ ràng hơn cho doanh nghiệp của mình.

Ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn do đó sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa được ví như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.

2. Yếu tố giá trị cốt lõi

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp, giá trị chính là thước đo tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Rất nhiều doanh nghiệp tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: Nhân viên, khách hàng, sự chuyên nghiệp…

Một công ty lớn như Google, giá trị cốt lõi của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng mà ai cũng biết đến “Đừng trở thành cái ác – Don’t be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.

3. Yếu tố thực tiễn

Có một sự thật rằng các giá trị chỉ trở nên quan trọng khi chúng được tôn trọng trong một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố “con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi” thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.

Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm” và “tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến hành ấy, nó trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn.

4. Yếu tố con người

Có lẽ yếu tố quan trọng nhất chính là con người, thử nghĩ xem nếu không có con người thì ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? và ai sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó?

Đó là lý do tại sao các công ty lớn trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Theo Charles Ellis một nhà văn nổi tiếng chia sẻ “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.

5. Yếu tố truyền tải câu chuyện lịch sử

Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo, và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.

Như thương hiệu Coca-Cola nổi tiếng, họ đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy.

Hay những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã dần dần tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành công nhất trên thế giới hiện nay.

Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.

6. Yêu tố môi trường làm việc “mở”

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất thì môi trường làm việc phải có lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự, tinh thần thoải mái, đó là lý do tại sao cầm một môi trường làm việc “mở”, không gian mở, con người cởi mở, tinh thần thoải mái thì hiệu suất công việc cũng tăng lên.

Các tìm kiếm liên quan đến văn hóa doanh nghiệp

  • ví dụ về văn hóa doanh nghiệp
  • môn văn hóa doanh nghiệp
  • vai trò của văn hóa doanh nghiệp
  • phát triển văn hóa doanh nghiệp
  • văn hóa doanh nghiệp việt nam
  • các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
  • tài liệu văn hóa doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *