Mỗi doanh nghiệp được thành lập đều phải cần hai nguồn vốn đó là: vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Các nguồn vốn này có thể được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, có đặc điểm khác nhau, công dụng khác nhau. Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và đâu là nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu ((Owner’s Equity) là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng gánh chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên trong doanh nghiệp. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, lúc này đơn vị phải dùng tài sản của đơn vị, trước hết ưu tiên thanh toán cho các chủ nợ, sau đó tài sản còn lại mới chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Hiểu đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ bằng tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu được thể hiện chi tiết trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Như hình trên bạn có thể thấy vốn chủ sở hữu của Vinamilk gồm tổng của các giá trị sau:
- Vốn cổ phần
- Giá trị cổ phiếu quỹ
- Chênh lệch quy đổi tiền tệ
- Quỹ đầu tư phát triển
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- Lợi ích cổ đông không kiểm soát
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty. Vốn góp ở đây có thể là tiền, ngoại tệ, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh, công nghệ hoặc tài sản khác Vốn điều lệ là cơ sở để công ty phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro đối với các thành viên góp vốn trong công ty
Vốn điều lệ và vốn góp có sự khác biệt với nhau:
Đặc điểm | Vốn điều lệ | Vốn chủ sở hữu |
Bản chất | Vốn chủ sở hữu là gì? Là tài sản mà các thành viên đưa vào công ty để trở thành chủ sở hữu của công ty đó. | Là tài sản mà thành viên sau khi đã trở thành chủ sở hữu của công ty thu lại được trong quá trình doanh nghiệp vận hành, hoạt động. |
Chủ sở hữu | Vốn điều lệ do cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp. | Vốn chủ sở hữu có thể thuộc về Nhà nước, cá nhân, tổ chức góp vốn hoặc các cá nhân, tổ chức đang nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp đó. |
Cơ chế hình thành | Vốn điều lệ được hình thành dựa vào nguồn chính là do cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp vốn trong thời gian nhất định. | Được hình thành là nguồn vốn do Nhà Nước, doanh nghiệp, cá nhân bỏ ra góp cổ phần và bổ sung tăng giảm hàng năm từ lợi nhuận của công ty. |
Nơi thể hiện | Điều lệ công ty | Báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ |
Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu là gì? Chúng ta vẫn thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:
- Vốn cổ đông
- Thặng dư vốn cổ phần
- Cổ phiếu quỹ
- Lãi chưa phân phối
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khen thưởng, phúc lợi
- Quỹ đầu tư phát triển
- Quỹ dự phòng tài chính
- Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Trong những nguồn trên thì Thặng dư vốn cổ phần và cổ phiếu quỹ chỉ áp dụng cho các công ty cổ phần
- Thặng dư vốn cổ phần: đây chính là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá phát hành cổ phiếu, chênh lệch giữa giá mua lại và giá tái phát hành cổ phiếu quỹ. Ví dụ mệnh giá cổ phiếu của công ty A là 10.000 VND. Giá thị trường của cổ phiếu công ty A là 20.000 VND. Công ty A phát hành 15.000 cổ phiếu ra thị trường. Phần thặng dư vốn cổ phần = 15.000*20.000 – 15.000*10.000 = 150.000.000 VND.
- Cổ phiếu quỹ: Khi công ty cổ phần mua lại cổ phần của chính mình và không hủy bỏ cổ phần đó thì số cổ phần này sẽ được coi là cổ phiếu quỹ.
Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?
Vốn chủ sở hữu là gì? Theo thông tư 133 của Bộ Tài chính thì doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng giảm trong các trường hợp sau:
Vốn chủ sở hữu giảm
Vốn chủ sở hữu giảm khi gặp các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp phải hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu vốn;
- Cổ phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá;
- Doanh nghiệp giải thể, chấm dứt hoạt động;
- Phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của các cấp thẩm quyền;
- Hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).
Vốn chủ sở hữu tăng
- Chủ sở hữu góp thêm vốn
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, từ các quỹ thuộc vốn của chủ sở hữu
- Cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá
- Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì? Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay có các loại hình vốn chủ sở hữu sau:
Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do đó, chủ sở hữu vốn là nhà nước.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Do đó các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn được hình thành từ các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn.
Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
Đối với doanh nghiệp liên doanh (có thể bao gồm các công ty liên doanh hoặc các xí nghiệp liên doanh): Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
Cách tính vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là gì? Trong kế toán, vốn chủ sở hữu là sự khác biệt giữa giá trị của tài sản và giá trị của các khoản nợ của một doanh nghiệp hay một chủ thể nào đó. Nó được điều chỉnh theo phương trình sau:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ: Bạn mua nhà có trị giá 20.000 đô la (một tài sản), nhưng có khoản vay nợ 5.000 đô la đối với ngôi nhà đó (nợ phải trả). Suy ra ngôi nhà đại diện cho 15.000 đô la vốn sở hữu mà chủ nhà tự có.
Vốn chủ sở hữu hoàn toàn có thể âm nếu nợ phải trả vượt quá tài sản. Đối với một công ty trong quá trình thanh lý, vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi tất cả các khoản nợ đã được thanh toán.
Như vậy Vốn chủ sở hữu là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động một cách bình thường. Hiểu được “Vốn chủ sở hữu là gì?” và xác định chính xác giá trị của Vốn chủ sở hữu sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Các nguồn vốn của chủ sở hữu
– Nếu là doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu chính là vốn hoạt động mà nhà nước cấp hoặc nhà nước đầu tư. Lúc đó thì chủ sở hữu vốn chính là nhà nước.
– Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn: Vốn sẽ được hình thành bởi những thành viên tham gia thành lập công ty cùng đóng góp. Do đó những thành viên này chính là chủ sở hữu của nguồn vốn đó.
– Nếu là công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu chính là vốn từ những cổ đông. Vì thế chủ sở hữu vốn ở đây sẽ là các cổ đông.
– Nếu là công ty hợp danh: Vốn chủ sở hữu sẽ được đóng góp từ các thành viên tham gia thành lập công ty. Và do đó những thành viên này chính là chủ sở hữu của nguồn vốn (Lưu ý công ty hợp danh thì phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể sẽ có thành viên góp vốn).
– Nếu là doanh nghiệp tư nhân: Vốn chủ sở hữu là vốn của chủ doanh nghiệp đóng góp. Và chủ sở hữu ở đây chính là chủ doanh nghiệp và họ sẽ chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản của mình.
– Nếu là doanh nghiệp liên doanh: Đây là sự liên doanh giữa các doanh nghiệp trong nước cùng nhau hoặc liên doanh cùng doanh nghiệp nước ngoài.
Ở trường hợp này thì vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn được đóng góp từ các thành viên góp vốn (là cá nhân hoặc tổ chức). Và chủ sở hữu ở đây chính là những thành viên tham gia vào việc góp vốn liên doanh. Bên cạnh đó trong quá trình kinh doanh thì có thể nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được bổ sung từ lợi nhuận thu được. Nếu xuất hiện khoản tiền chênh lệch thì sẽ được đưa vào trong tài sản chung hoặc đưa vào quỹ doanh nghiệp.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Từ khóa:
- Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
- Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu của ngân hàng
- Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm
- Vốn chủ sở hữu là gì
Nội dung liên quan:
- IDS là hệ thống gì? Hệ thống phát hiện xâm nhập IDS gồm những loại nào?
- Specialist là gì? Sự khác biệt giữa Specialist và Generalist là gì?
- Nghiên cứu marketting là gì? Các phương pháp thu thập dữ liệu trong Marketing
It is thee beszt time too make a feww plaans for thee loonger term
and it iis time tto bee happy. I’ve read thi publisdh and iif I could I wsh to suggst you feew interesting hings or suggestions.
Perhaps you can write subsequent artiles relating to this article.
I wwant tto llearn more issues about it!
Aw, this was a really good post. Finding the time and actual effortto create a really good article… but what can I say… I putthings off a whole lot and never manage to get anything done.