Workshop là những buổi trao đổi kiến thức, kỹ năng về một chủ đề bất kì thuộc một lĩnh vực nhất định. Để hiểu hơn về khái niệm workshop là gì cũng như quy trình để tổ chức một buổi workshop thành công. Hãy cùng SEMTEK theo dõi bài viết này nhé!
Hiểu rõ hơn về định nghĩa workshop là gì?
1. Workshop là gì?
Workshop là gì? Workshop là một buổi hội thảo, một buổi thảo luận nhóm để trao đổi các ý tưởng, thảo luận về các cuộc biểu tình và ứng dụng của kỹ thuật, kỹ năng, v.v… một buổi workshop là một chương trình giáo dục duy nhất diễn ra trong thời gian ngắn, thường chỉ diễn tra trong khoảng 45 phút, nhiều thì diễn ra trong 2 ngày.
Hầu hết các hội thảo có một số tính năng chung:
- Một buổi Workshop thường nhỏ, thường từ 6 đến 15 người tham gia, cho phép mọi người đều có thể tập chung vào cùng một vấn đề cần thảo luận một cách hiệu quả.
- Một workshop thường được thiết kế cho những người đang làm việc cùng nhau hoặc làm việc trong cùng một lĩnh vực.
- Chúng được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm thực sự trong chủ đề đang thảo luận.
Đây chỉ là một số đặc điểm cơ bản, trong thực tế chúng ta không giới hạn thành viên trong một buổi workshop, số lượng người sẽ phụ thuộc vào đơn người tổ chức, đơn vị tổ chức, không gian tổ chức workshop.
2. Workshop ở Việt Nam
Hiện nay, workshop ngày càng nhiều và đa dạng. Bạn có thể tìm thấy những buổi workshop cho bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào: Công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, marketing, giải trí… Mỗi khi xuất hiện một vấn đề nổi bật, đều có các workshop được mở ra để chuyên gia cùng bàn bạc, trao đổi với những người tham gia.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, workshop chưa thật sự phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê, phần lớn workshop đều đến từ các bạn sinh viên hay các tổ chức phi chính phủ.
Đây là một điều đáng tiếc khá lớn. Vì nếu một doanh nghiệp biết tận dụng workshop, xem workshop như một chiến lược Marketing, ví dụ cung cấp được cho khách hàng kiến thức họ cần và đưa ra giải pháp của bên mình thì sẽ tạo uy tín và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng hơn rất nhiều!
Các hình thức tổ chức đang được ưa chuộng của Workshop là gì?
1. Tổ chức Workshop truyền thống
Trước đây, các sự kiện workshop training học sinh, sinh viên hay đội ngũ nhân sự của công ty thường chỉ diễn ra trong hội trường hoặc phòng họp lớn của doanh nghiệp. Người điều phối workshop để định hướng mục tiêu trao đổi thông tin kiến thức luôn là chuyên viên cấp cao, hoặc một cá nhân có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực liên quan, và phải có tư tưởng trung lập.
Người ghi chép trong Workshop giữ vai trò tài liệu hóa tất cả các quyết định và thông tin đã trao đổi, cũng như lưu lại những hạng mục chưa hoàn thiện cần tối ưu giải pháp. Cơ sở vật chất được trang bị để tổ chức workshop bao gồm các thiết bị cơ bản: bàn ghế hội họp, máy chiếu, bảng viết,…
Khi nhu cầu được học hỏi và cập nhật thông tin, xu hướng và kiến thức ngày càng cao, các sự kiện Workshop được sáng tạo hóa theo hình thức hiện đại và mở rộng tới các ngành nghề nghệ thuật cũng như quy mô lớn hơn hình thức truyền thống.
2. Tổ chức Workshop hiện đại
Hình thức tổ chức Workshop hiện đại ra đời, khởi nguồn cho xu hướng – “ vừa trải nghiệm sự kiện cao cấp, vừa cập nhật kiến thức đắt giá” workshop là gì
Phân tích các điểm khác biệt của workshop truyền thống và hiện đại, độc giả có thể nhận ra sự chuyển mình rất lớn của ngành tổ chức sự kiện đã ảnh hưởng tích cực tới sự sáng tạo của các nhà tổ chức sự kiện Workshop!
Tổ chức Workshop là chiến lược Marketing thu hút khách hàng
Tệp khách tham dự của Workshop chính là khách hàng và đối tác của công ty. Mục đích của sự kiện sẽ cung cấp cho khách hàng kiến thức, thông tin họ cần và đưa ra giải pháp từ đó tạo dựng uy tín và thuyết phục được khách hàng sử dụng và mua sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó, tại các buổi sự kiện worskhop, khách tham dự sẽ có cơ hội tham quan và trải nghiệm nhiều sản phẩm của công ty và trải nghiệm không gian sự kiện được đầu tư thiết kế chuyên nghiệp.
Quy mô tổ chức Workshop có thể lên đến 500 khách hoặc hơn
Khi mở rộng tệp khách tham dự sự kiện workshop, số lượng các đối tượng tiềm năng như khách hàng, đối tác và nội bộ công ty có thể lên tới 500 khách. Đối với sự kiện quy mô lớn, cần chọn địa điểm tổ chức workshop phù hợp như các trung tâm yến tiệc hội nghị để được trang bị cơ sở vật chất hiện đại. Khi tổ chức workshop với số lượng khách lớn, các đơn vị tổ chức cần thiết kế sân khấu sự kiện, hệ thống trình chiếu màn hình rộng (màn hình LED là một sự lựa chọn phù hợp), hiệu ứng âm thanh ánh sáng linh hoạt phù hợp với chương trình.
Cần lưu ý rằng, khi quy mô Workshop lớn, số lượng khách mời nhiều thì việc chọn địa điểm tổ chức Workshop phù hơp với quy mô là rất quan trọng.
3. Những yếu tố làm nên thành công cho buổi Workshop là gì?
Tổ chức Workshop thì ai cũng có thể thực hiện được nhưng để có một buổi workshop hiệu quả thì phải có thêm nhiều yếu tố, phải kể đến đó là:
- Những người tham gia có liên quan hoặc hiểu biết về vấn đề sẽ thảo luận
- Mục tiêu cho buổi workshop phải được xác định trước
- Những phương thức tương tác cũng cần xác định trước
- Những công việc, giai đoạn trong buổi hội thảo cần phải được lên kế hoạch
- Có một người giỏi điều phối và dẫn dắt buổi workshop
Có thể nói rằng, một buổi tổ chức hội thảo hiệu quả sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đầu tiên giữa các bên liên quan sẽ tăng sự tin tưởng với nhau, tất cả mọi người đều nâng cao sự hiểu biết, các bên sẽ tiếp thu được giá trị nhất định về buổi workshop.
Ngoài ra người điều phối buổi workshop đó tốt nhất phải có kinh nghiệm, họ là người có tư tưởng trung lập. Tuy nhiên, nếu là một thành viên trong cùng dự án trong buổi workshop đều có thể thay thế người điều phối chính.
Lợi ích nhận được sau những buổi Workshop là gì?
- Tham gia workshop các bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích về chủ đề kiến thức của buổi workshop đó như:
- Có thêm kiến thức từ những nhà diễn giả ở những buổi Workshop sẽ mang lại cho các bạn.
- Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
- Học hỏi kiến thức mới và đưa ra những câu hỏi để có lời giải đáp từ những cái đang còn vướng mắc.
- Nâng cao các kỹ năng cần thiết nhất cho các bạn.
- Ngoài ra một buổi workshop còn mang đến cho các bạn rất nhiều các kiến thức bổ ích khác.
Các bước thực hiện thành công cho buổi Workshop là gì?
Bước 1: Chuẩn bị
Bước đầu tiên này cũng khá quan trọng, nếu chuẩn bị tốt sẽ tạo điều kiện cho việc tiến hành workshop thành công. Vì vậy để chuẩn bị cho buổi workshop, các bạn tiến hành một số công việc sau:
- Xác định rõ mục đích và kết quả đầu ra cho buổi workshop.
- Xác định các bên liên quan cần tham gia workshop.
- Xác định người ghi chép và người điều phối buổi workshop.
- Tạo ra một chương trình nghị sự.
- Xác định phương thức để ghi lại.
- Lên kế hoạch cho buổi workshop.
- Mời các đối tượng liên quan tham dự workshop.
- Sắp xếp phòng tổ chức workshop, máy chiếu, các trang thiết bị cần thiết cho buổi Workshop.
- Gửi chương trình hoặc các kịch bản nếu có đến những người tham dự chuẩn bị giúp tăng hiệu quả trong buổi workshop.
- Nếu có thể thì nên tiến hành phỏng vấn các đối tượng tham dự trước khi tham gia workshop.
Bước 2: Xác định vai trò của từng đối tượng
Để tiến hành một workshop thành công thì các bạn cần xác định rõ công việc và trách nhiệm của từng đối tượng. workshop là gì
- Nhà tài trợ: là người hậu thuẫn cho workshop nhưng có thể không phải là người tham dự phiên làm việc và không chịu trách nhiệm cho kết quả đầu ra.
- Người điều phối: là người điều hướng cho workshop, giới thiệu các mục tiêu và chương trình của buổi workshop, hướng các thành viên tham dự theo cấu trúc và quy tắc của workshop, giữ các hoạt động bám theo mục tiêu và kết quả kỳ vọng đầu ra, ….
- Người ghi chép: từ định dạng đã được xác định trước, theo dõi các mục hoặc vấn đề mà chưa thực hiện trong buổi workshop.
- Người quản lý thời gian: là người theo dõi thời gian dành cho các hạng mục theo agenda của workshop.
- Người tham dự: bao gồm các đối tượng liên quan và các chuyên gia trong lĩnh vực. Đây là những người cung cấp dữ liệu, những quan điểm của mình, lắng nghe những quan điểm của người khác, cùng thảo luận vấn đề trong Workshop.
Bước 3: Thực hiện workshop
Người điều phối sẽ là người tuyên bố mục đích của buổi workshop, các quy tắc, các thông tin liên quan đến buổi workshop… Nhiều người có kinh nghiệm sẽ có nhiều lối dẫn dắt thu hút người tham dự hơn. Và trong suốt workshop, người điều phối sẽ duy trì sự tập trung bằng cách xác nhận thường xuyên các hoạt động của buổi workshop.
Một số quy tắc được đặt ra trong buổi workshop như:
- Tôn trọng các quan điểm của người khác
- Tất cả mọi người kỳ vọng được đóng góp
- Thảo luận cần được giới hạn trong khung thời gian đã được thiết lập
- Thảo luận về vấn đề, chứ không thảo luận về con người
- Một sự đồng thuận với các quyết định được đưa ra
Bước 4: Tổng kết workshop là gì
Sau workshop, người điều phối tiếp tục làm việc với các mục đã thảo luận, ghi nhận trong workshop, hoàn thành các tài liệu liên quan, đưa chúng đến người tham dự và các bên liên quan về mục đã được hoàn thành.
Lợi ích của Workshop
Nhắc đến Workshop, nhiều người cho rằng đây chỉ là các buổi trao đổi thông tin. Do vậy, đến với Workshop có lẽ chỉ để nghe chuyên gia chia sẻ. Tuy nhiên, với cấu trúc hai phần tách biệt, bạn sẽ nhận được nhiều hơn mong đợi khi đến với các buổi Workshop.
Phát huy khả năng làm việc nhóm
Tại các buổi Workshop, trao đổi, chia sẻ kiến thức,… bạn không chỉ lắng nghe đơn thuần mà còn được tham gia thảo luận, thực hành trực tiếp. Các hoạt động kết nối những người có chung sở thích, đam mê,… sẽ giúp bạn phát huy tối đa khả năng làm việc nhóm.
Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là phần không thể thiếu trong các buổi Workshop. Tuy nhiên, nếu bạn không tập trung và tóm lược thông tin sẽ rất khó để đặt ra câu hỏi đúng trọng tâm. Kỹ năng lắng nghe và phân tích vấn đề của bạn cũng được mở rộng trong quá trình tập trung lựa chọn và đặt câu hỏi.
Thúc đẩy khả năng tư duy, sáng tạo
Việc phải tiếp nhận lượng thông tin lớn trong khoảng thời gian ngắn của Workshop giúp bạn nâng cao tư duy. Trí tưởng tượng, sự sáng tạo trong bạn cũng sẽ có những thay đổi tích cực khi đón nhận chia sẻ gần gũi và nguồn cảm hứng mới mẻ từ chuyên gia, diễn giả,…
Kênh quảng bá tiết kiệm, hiệu quả
So với các hình thức Marketing hiện nay, Workshop được xem là kênh quảng bá tiết kiệm với doanh nghiệp. Tại các buổi hội thảo quảng cáo, nhãn hàng vừa có thể tiếp cận với khách hàng, vừa thấu hiểu những mong muốn, nguyện vọng của họ thông qua phần trao đổi gần gũi.
Các tìm kiếm liên quan:
- cách làm workshop là gì
- cách tổ chức workshop
- mục đích của workshop
- hình thức workshop
- chủ đề workshop
- taking part in an art workshop là gì
- kinh nghiệm tổ chức workshop
- chương trình workshop
Nội dung liên quan:
- Guideline là gì? Yếu tố xây dựng thành công của doanh nghiệp
- Sale Admin là gì? Các tố chất cần có của một sales admin
- Insight là gì? Các bước xác định insight của khách hàng
Xin chào,
Tôi đang quan tâm đến việc tổ chức workshop về giáo dục. Không biết bên phía công ty có cung cấp dịch vụ này ko?