Workstation là gì? Các thành phần cơ bản cần có trong Workstation

workstation

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự rộng lớn của các ngành nghề cũng như nhu cầu sử dụng của các đối tượng khác nhau là rất lớn. Và để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau, các sản phẩm công nghệ từ đó cũng sinh sôi ra rất nhiều kèm theo đó là những khái niệm / định nghĩa. Ở một thế giới khác, có một thứ gọi là Workstation, là con lai giữa máy tính cá nhân và Server. Vậy Workstation là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Workstation là gì ?

Workstation hay máy trạm làm việc có thể hiểu đơn giản là những máy tính có cấu hình mạnh và độ ổn định cao được sử dụng trong các lĩnh vực đồ họa kỹ thuật cơ khí, kiến trúc, xây dựng, làm phim 3D, xử lí âm thanh, hình ảnh, biên tập phim… Mặc dù nhiều người vẫn có thói quen dùng máy desktop để thực hiện những công việc nói trên và ngày nay cấu hình của máy desktop cũng mạnh hơn trước rất nhiều nhưng việc sử dụng workstation vẫn rất cần thiết bởi những lí do sau đây :

1. Cấu hình và hiệu năng cao:

Đây là ưu điểm dễ nhận ra nhất giữa workstation và desktop vì các workstation thường có cấu hình cao để đảm nhiệm khối lượng tính toán lớn, xử lí đồ họa chuyên nghiệp kèm theo một không gian lưu trữ dữ liệu rộng lớn, an toàn và có thể truy xuất nhanh chóng.

2. Chuyên nghiệp:

Workstation được thiết kế hướng đến các ứng dụng chuyên biệt và luôn được kiểm tra trong những điều kiện nghiêm ngặt nhất (chứ không đơn giản là láp ráp các linh kiện rời rạc sẵn có như dòng máy desktop phổ thông) bảo đảm mang đến cho người dùng một sự kết hợp hoàn hảo giữa phần cứng và phần mềm.

3. Workstation có độ tin cậy cao:

Workstation có độ tin cậy cao hơn PC do được trang bị những phần cứng cao cấp như bộ nhớ có tính năng kiểm tra lỗi ECC, nguồn công suất lớn, hệ thống giải nhiệt hiệu quả cao để duy trì tính ổn định khi workstation hoạt động liên tục trong thời gian dài.

4. Workstation dễ nâng cấp:

Đa số workstation đều được thiết kế ở dạng tool-less nên việc tháo lắp, nâng cấp, thay thế linh kiện hoàn toàn có thể thực hiện nhanh chóng bằng tay mà không cần dùng đến những dụng cụ tháo lắp.

Các thành phần cơ bản của Workstation

1. CPU (chỉ xét dòng CPU của Intel)

Trong lĩnh vực cơ khí, workstation dùng để thiết kế, phân tích, kiểm nghiệm độ bền của sản phẩm; mô phỏng quá trình lắp ráp, hoạt động của máy móc và lập trình gia công CNC… Để xử lí được khối lượng công việc nói trên một cách nhanh chóng và hiệu quả, các workstation thường không dùng những CPU phổ thông (Core 2 Duo, i Series) mà được trang bị bộ vi xử lí Xeon với những ưu điểm vượt trội về tốc độ, bộ nhớ đệm và các công nghệ cao cấp như ECC RAM Support, Intel Demand Based Switching…

Ngoài những ưu điểm về phần cứng, dòng CPU Xeon còn được nhiều hãng cung cấp phần mềm độc lập (Independent Software Vendors – ISV) như AutoDesk, PTC, Dassault Systèmes tiến hành thử nghiêm và đưa ra những chứng thực về mức độ hiệu quả trong từng ứng dụng cụ thể. Đây cũng là một yếu tố giúp người dùng có cơ sở để lựa chọn CPU phù hợp nhất với công việc trong hiện tại và tương lai.

Hiện tại, Intel có 5 dòng CPU Intel Xeon hướng đến việc cung cấp cho các worstation bao gồm các dòng Xeon E3-1200, Xeon E5-1600, Xeon E5-2600, Xeon 3600 và Xeon 5600. E3-1200 là dòng CPU dựa trên kiến trúc Sandy Bridge 32nm, tích hợp công nghệ đồ họa Intel HD Graphic P3000 và tiêu thụ ít điện năng. Nó được dùng trong các workstation cơ bản để chạy những ứng dụng không có yêu cầu cao về xử lí đồ họa.

Hai dòng Xeon 3600 và 5600 dành cho những workstation trung cấp và cao cấp. Chúng không tích hợp công nghệ đồ họa như dòng Xeon E3 mà thay vào đó là những công nghệ tăng cường khả năng tính toán và trao đổi dữ liệu. Đối tượng mà hai dòng CPU này hướng đến là những phần mềm CAD/CAM và đặc biệt là những phần mềm CAE dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn như Ansys, Moldex3D … Xeon E5-1600 & E5-2600 là hai dòng CPU mới dựa trên kiến trúc Sandy Bridge-EP vừa được Intel phát hành trong quí I năm 2012 để thay thế cho hai dòng 3600 & 5600 (kiến trúc Nehalem 32nm).

2. Mainboard

Có cùng chức năng với những mainboard sử dụng trong các dòng máy tính phổ thông nhưng mainboard thiết kế cho workstation có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:

workstation

  • Sử dụng các chipset cao cấp như x58, 5520, C602
  • Cho phép gắn nhiều CPU
  • Hỗ trợ nhiều kênh nhớ hơn, số lượng khe cắm RAM và dung lượng RAM cũng lớn hơn
  • Tích hợp chipset cấu hình RAID và hỗ trợ nhiều chuẩn giao tiếp ổ cứng SATA, SAS, SSD
  • Linh kiện có chất lượng cao hơn để bảo đảm workstation có thể hoạt động ổn định trong thời gian dài
    Mainboard dành cho workstation không phổ biến trên thị trường linh kiện máy tính. Nếu muốn tìm mua chúng, người dùng sẽ không bắt gặp những thương hiệu quen thuộc như Gigabyte, ASUS, MSI mà thay vào đó là những tên tuổi hơi lạ như Supermicro, Tyan. Tuy ít được biết đến nhưng đây mới chính là những workstation được đánh giá cao nhất trên thế giới.

3. RAM (Random Access Memory)

Nguyên tắc càng nhiều càng nhanh thì càng tốt vẫn đúng đối với bộ nhớ dành cho workstation. Ngày nay, hầu hết các workstation đều được trang bị bộ nhớ tối thiểu 4GB DDR3 SDRAM 1333/1066/800MHz và có thể mở rộng lên tới 32GB hoặc thậm chí 768GB. Tuy nhiên người dùng nên cân nhắc việc nâng cấp dung lượng RAM khổng lổ nói trên vì giá của chúng không hề rẻ. Ví dụ, để nâng cấp lên 96GB DDR3 1333GHz cho workstation Dell Precision T7500 người dùng phải trả thêm 6720USD trong khi giá của workstation tiêu chuẩn với bộ nhớ 6GB DDR3 chỉ có 1849USD !

Một đặc điểm quan trọng nhưng ít người để ý đến là giá trị của những thanh RAM dành cho workstation không chỉ nằm ở dung lượng hay tốc độ mà còn ở tính năng ECC – Error Correcting Code. Nhờ tính năng này mà lỗi trong quá trình truyền tải dữ liệu có thể được khắc phục kịp thời để duy trì máy hoạt động liên tục, không bị treo hay xuất hiện lỗi màn hình xanh. Theo tài liệu do Intel công bố, ECC RAM có thể khắc phục đến 99.9998% lỗi liên quan đến bộ nhớ, giúp workstation hoạt động liên tục, ổn định trong thời gian dài.

Trong quá trình sử dụng workstation, một số người dùng có nhu cầu nâng cấp RAM để cải thiện hiệu suất làm việc của nó. Công việc này khá đơn giản tuy nhiên cần xem xét thật cẩn thận những thông số có liên quan như đặc tính kỹ thuật và dung lượng RAM hiện có, loại RAM được mainboard hỗ trợ, số khe cắm RAM trên mainboard, vị trí cắm RAM để đạt dung lượng và tốc độ như yêu cầu.

Nếu cần RAM dung lượng lớn, tốt nhất là đặt hàng từ nhà sản xuất workstation vì những thanh RAM dung lượng lớn hơi khó tìm tại Việt Nam và nếu có, chưa chắc đã tương thích và hoạt động tốt với workstation hiện có.

4. Graphic card

Card đồ họa là một linh kiện rất quan trọng đối với các ứng dụng.chạy trên workstation. Mức độ đòi hỏi sức mạnh đồ họa của các ứng dụng này có thể chia thành 4 cấp :.Professional 2D, Entry 3D, Midrange 3D và High-end 3D và những giải pháp đồ họa chuyên.nghiệp này được cung cấp bởi hai nhà sản xuất lớn là NVIDIA và AMD. Những năm trước NVIDIA có phần chiếm ưu thế hơn với dòng sản phẩm.nổi tiếng Quadro nhưng gần đây, AMD cũng bắt đầu quay trở.lại và tung ra một loạt sản phẩm FirePro mới cạnh tranh với.NVIDIA trong cả bốn phân khúc.

workstation

Các card đồ họa chuyên nghiệp này mặc dù sử dụng chung GPU với các dòng card đồ họa phổ thông nhưng trình điều khiển được viết khác hoàn toàn và được kiểm tra cũng như tối ưu hóa trên từng hệ thống đồ họa riêng biệt để mang lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng. Cũng chính vì điều này nên việc dùng những công cụ đánh giá hiệu suất card đồ họa phổ thông sẽ không thể phản ánh chính xác sức mạnh của những card màn hình chuyên nghiệp. Và tất nhiên, những dòng card màn hình phổ thông dù cao cấp ng không thể cho ra kết quả như dòng card màn hình chuyên nghiệp đã làm.

Người viết bài đã từng dùng workstation HP Z600 với card đồ.họa NVIDIA Quadro 2000 để mô pcũhỏng quá trình điền đầy khuôn của dòng nhựa.lỏng bằng phần mềm Moldex3D. Kết quả khác biệt hoàn toàn so với khi dùng những card màn hình phổ thông. Với card NVIDIA Quadro 2000, hình ảnh dòng nhựa rất mịn và chảy liên tục.đều đặn không hề bị giựt, đứt quãng. Điều này chưa hề làm được với những card màn hình.phổ thông dù chúng cũng có thể tạo ra những.hình ảnh nước chảy, lửa cháy hết sức mượt mà trong game.

5. Ổ cứng

Vì để phục vụ công việc nên hai yêu cầu cơ bản của ổ cứng trong.workstation là truy xuất nhanh và lưu trữ an toàn. Hai yêu cầu này được đáp ứng bằng cách gắn từ hai ổ cứng.trở lên và cấu hình RAID cho chúng. Tùy theo tính chất công việc,.người dùng có thể cấu hình RAID 0 để tăng tốc truy xuất dữ liệu; cấu hình RAID 1 để tạo bản sao lưu dự phòng hoặc kết hợp cả hai.(RAID 10) để có được cả hai ưu điểm nói trên. Những mainboard dành cho workstation đều tích hợp sẵn.chipset hỗ trợ các kiểu RAID thông thường như RAID 0,1,10,5. Tuy nhiên nếu muốn nâng cao hiệu suất, .người dùng có thể đầu tư thêm card RAID của những hãng khác như Adaptec.

Về chủng loại HDD, hiện nay có 3 loại ổ cứng được dùng trong workstation. Loại đầu tiên là ổ cứng truyền thống chuẩn SATA có dung lượng lưu trữ lớn nhất,.giá thành rẻ nhất nhưng tốc độ đọc ghi dữ liệu thấp nhất. Loại thứ hai là ổ cứng SAS (Serial Attached SCSI) có tốc.độ nhanh hơn nhưng dung lượng lưu trữ thấp hơn loại đầu tiên.

Cuối cùng là ổ cứng SSD (Solid State Drive) có tốc độ cao nhất.nhưng dung lượng lưu trữ thấp nhất và giá thì cực kì cao. Để đạt hiệu năng cao nhất,.người dùng có thể kết hợp ổ cứng SSD với ổ cứng SATA: dùng ổ SSD để cài đặt hệ điều hành và chạy ứng dụng,.dùng ổ cứng SATA truyền thống để lưu trữ dữ liệu. Cuối cùng, cũng như RAM, nếu người dùng muốn nâng cấp.ổ cứng, điều đầu tiên cần làm là kiểm tra khả năng hỗ trợ.các loại ổ cứng của mainboard. Những thông số này dễ dàng tìm được trong các tài liệu đi kèm với workstation.

6. Màn hình trong workstation

Đi kèm với các workstation thường là một màn hình LCD có kích thước từ.19” đến 24” ở dạng bình thường hoặc dạng wide screen với các chuẩn kết nối thường gặp như.VGA/DVI/Display port. Nếu cần mở rộng không gian làm việc hoặc làm việc với nhiều phần mềm,.người dùng có thể chọn mua thêm một màn hình thứ hai. Tất cả các card đồ họa chuyên nghiệp đều hỗ trợ xuất.tín hiệu ra nhiều màn hình và giá của một màn hình LCD cũng không quá đắt so với toàn bộ chi phí.đầu tư cho một workstation. Trước khi mua, người dùng cần xem lại số lượng cổng xuất tín hiệu trên.card đồ họa và mua thêm adapter chuyển đổi nếu cần thiết.

7. Bàn phím và chuột

Không có yêu cầu đặc biệt cho hai thiết bị này. Hầu hết các ứng dụng CAD/CAM/CAE đều làm việc tốt với bàn phím bình thường.và một con chuột 3 nút với nút cuộn (scroll) ở giữa.

workstation

Ngoài chuột truyền thống, người dùng có thể lựa chọn một thiết.bị khác để nâng cao sự linh hoạt khi làm việc, đó là 3DConnexion. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này là có thể vừa xoay vừa phóng to/thu nhỏ.các đối tượng giúp người dùng quan sát chúng dễ dàng hơn.

Lời kết

Như đã phân tích ở trên, máy trạm Workstation thực chất cũng như.một máy tính thông dụng chúng ta thường sử dụng. Nhưng chúng sở hữu các linh kiện phần cứng cũng như.phần mềm của những Server. Vì thế chúng rất bền bỉ và mạnh mẽ trong các tác vụ.nặng đặc thù của từng lĩnh vực cụ thể, có thể hoạt động 24/24. Tuy nhiên mức giá để sở hữu một chiếc Workstation.không hề rẻ chút nào, có thể ngang với một Server tầm trung. Đó là những gì chúng ta cần tìm hiểu về Workstation. Chúc các bạn đầu tuần vui vẻ và thành công.

Tìm kiếm liên quan

  • Workstation nghĩa là gì
  • Workstation là gì
  • Workstation laptop là gì
  • Workstation PC

Nội dung liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *