Chat bot là gì? Sự khác biệt giữa nền tảng trí tuệ nhân tạo và Chatbot

chat bot là gì

Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm nền tảng tạo chatbot trí tuệ nhân tạo với nền tảng trí tuệ nhân tạo. Một phần là vì chưa nắm rõ khái niệm về hai nền tảng này, một phần khác là vì hai nền tảng này có nhiều điểm tương tự nhau. Hãy cùng SEMTEK tìm hiểu chat bot là gì, sự khác biệt giữa nền tảng trí tuệ nhân tạo và Chatbot nhé .

Tìm hiểu về Chatbot trí tuệ nhân tạo

1. Phần mềm Chat bot là gì?

Chat bot là gì? Về bản chất, Chatbot là một “hậu duệ” của trí tuệ nhân tạo AI. Công cụ này hoạt động trên nền tảng có sẵn như HaraFunnel và giao tiếp với khách hàng theo những kịch bản (Business Logic) đã được định ra từ trước bằng cách Chatting. Hiểu một cách đơn giản hơn, Chatbot là một phần mềm mà bạn sẽ chat với nó vì một mục đích đó hoặc đơn giản chỉ đề giải trí.

Phần mềm Chatbot ra đời song song với việc những doanh nghiệp hoặc người bán hàng sẽ có thêm một trợ lý ảo của riêng mình.

“Nó” sẽ thay bạn chăm sóc khách hàng từ lúc họ nhắn tin hỏi sản phẩm/dịch vụ, tư vấn và chốt deal.

Thực chất, phần mềm Chatbot đã xuất hiện từ những năm 1960. Nếu bạn đã từng sử dụng AIM hoặc một nền tảng chat khác, chắc chắn bạn đã từng trò chuyện với chatbot như Samrter Child. Hoặc với những 8X, 9X chắc chắn sẽ không quên App Simsimi, một chú gà thông ming có thể chat với bạn cả giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thời điểm đó, Chatbot chỉ được sử dụng vào mục đích giải trí chứ không hề tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. chatbot trí tuệ nhân tạo

chat bot là gì

2. Ứng dụng chat bot trong thực tế

Về mặt lý thuyết, khả năng của chatbot gần như là vô hạn.

Nó chỉ bị giới hạn bởi sự sáng tạo mà thôi.

Các doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới và Việt Nam đều đang ứng dụng chatbot trong công việc kinh doanh.

Dưới đây là một số ví dụ về các trường hợp sử dụng chatbot:

  • Tra cứu thông tin: Dự báo thời tiết, tỷ giá ngoại tệ…
  • Booking: Đặt vé máy bay, đặt hẹn lịch tư vấn, khám bệnh….
  • Tư vấn khách hàng: Sản phẩm nào còn trong kho, sản phẩm nào phù hợp, các câu hỏi thường gặp, tặng phiếu ưu đãi, lập báo giá
  • Chăm sóc khách hàng: Báo cáo trạng thái đơn hàng, cập nhật thông tin sản phẩm mới
  • Trò chơi: Quiz, bốc thăm trúng thưởng chatbot trí tuệ nhân tạo
  • Đào tạo: Đào tạo nội bộ, đào tạo nhân viên mới
  • Nhân sự: Phỏng vấn trực tuyến
  • Marketing: Tự động thu thập Lead

3. Lợi ích của chat bot là gì? trí tuệ nhân tạo

Việc ứng dụng chatbot vào bán hàng trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích to lớn, cụ thể như sau:

chat bot là gì

Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng

Dựa trên các cơ sở dữ liệu thu thập được từ lịch sử giao dịch trước đó. Chatbot có khả năng ghi nhớ mọi thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích,… Như vậy, ngay từ khi nhận diện được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot sẽ có thể trả lời chính xác. Sau đó đưa ra các tư vấn mua sắm phù hợp cho từng cá nhân. Những tư vấn này dựa trên những sở thích, xu hướng mà họ quan tâm.

Giảm thiểu chi phí chatbot trí tuệ nhân tạo

Chatbot có thể thay thế con người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ từ giới thiệu sản phẩm, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến chốt đơn hàng, xin feedback,… từ đó, giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí trả cho nhân viên sale, chăm sóc khách hàng. Theo nghiên cứu Juniper Research đến năm 2022, chatbot sẽ có thể giúp các công ty tiết kiệm được khoảng 8 tỷ USD ngân sách dành cho việc chăm sóc khách hàng.

Phản hồi khách hàng nhanh chóng

Con người sẽ có lúc cần nghỉ ngơi nhưng chatbot thì không. Một chatbot có thể hoạt động 24/7 xuyên suốt 365 ngày. Chatbot còn tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng tự động, nhanh chóng. Điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và nâng cao tỷ lệ chốt đơn, từ đó tăng doanh số dễ dàng hơn.

Khác biệt giữa nền tảng trí tuệ nhân tạo và Chat bot là gì?

1. Nền tảng trí tuệ nhân tạo là gì?

Chat bot là gì? Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (tiếng Anh: Artificial Intelligence – AI) là trí tuệ do con người tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo dùng để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. chatbot trí tuệ nhân tạo

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Các nền tảng trí tuệ nhân tạo phổ biến nhất là: Microsoft Azure Machine Learning, Google Cloud Prediction API, TensorFlow, Infosys Nia, Wipro HOLMES, API.AI, Premonition, Rainbird, Ayasdi, MindMeld, Wit, Vital A.I, KAI, Receptiviti, Meya, IBM Watson,…

chat bot là gì

2. Nền tảng trí tuệ nhân tạo có thể làm gì?

Các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Facebook, Amazons, … sử dụng AI với trong nhiều ứng dụng của mình như: lọc email spam, phân tích hình ảnh, phân tích dữ liệu người dùng, tạo ra các chatbot tự động, chỉ đường, nhận dạng hình ảnh, nhận dạng giọng nói, gương mặt, xử lý ngôn ngữ tự nhiên,… và còn vô vàn ứng dụng khác được khai thác từ các AI.

3. Nền tảng tạo chat bot là gì? chatbot trí tuệ nhân tạo

Một nền tảng tạo chatbot là một ứng dụng mà qua đó người ta có thể xây dựng một chương trình tự động trả lời tin nhắn cho web, ứng dụng của họ hoặc cho các nền tảng nhắn tin phổ biến. Một số nền tảng tạo chatbot có trình hỗ trợ kéo và thả cho người dùng không có khả năng lập trình. Trong khi các lập trình viên sử dụng Machine Learning để đảm bảo chatbot có khả năng trả lời các câu hỏi đã học trước mà còn học hỏi từ mọi tương tác. Việc bao gồm các API và SDK cũng là điển hình cho việc xây dựng chatbot của doanh nghiệp.

Những nền tảng tạo chatbot nào phổ biến nhất?

Có thể kể tên một số nền tảng tạo chatbot phổ biến như: Dialogflow, Chatfuel, ManyChat, ChattyPeople, Messnow, Harafunnel, Ahachat, Botsify, Manybot,….

Trong đó, hơn 200.000 chatbot đã được tạo ra bằng cách sử dụng Chatfuel (tính đến tháng 6/2018) và chúng phục vụ hơn 145 triệu người dùng trên toàn cầu.

Quy trình xây dựng chatbot

1. Khảo sát và xây dựng Chat bot

Khảo sát chatbot trí tuệ nhân tạo

Là bước đầu để xác định chatbot phục vụ cho đối tượng khách hàng là những ai. Bạn nên có một khảo sát về độ tuổi, giới tính và sở thích mua hàng của nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn đang hướng đến. Bạn có thể dựa vào Facebook Page Insights nếu xây dựng chatbot Messenger trên Facebook. Nếu xây dựng chatbot cho website, bạn có thể dựa vào các thông tin thu thập trong Google Analytics và định hướng chạy quảng cáo của bạn (nếu bạn sử dụng Facebook Ads và/hoặc Google Adwords để tìm kiếm, tiếp cận khách hàng).

Sau khi có định hướng rõ ràng về sản phẩm và phương pháp tiếp cận khách hàng cụ thể, bạn sẽ bắt tay vào xây dựng một chatbot của riêng mình.

Xây dựng chatbot là gì?

Là quá trình xác định sự tương tác giữa người dùng và chatbot. Người thiết kế chatbot sẽ xác định tính cách chatbot, các câu hỏi sẽ được hỏi cho người dùng và tương tác tổng thể. Nó có thể được xem như là một tập hợp con của một bộ câu hỏi mang tính định hướng tiêu dùng với các lựa chọn giới hạn. Để tăng tốc quá trình này, người thiết kế có thể sử dụng các công cụ xây dựng chatbot chuyên dụng, cho phép xem trước ngay lập tức cách mà chatbot tương tác.

Một phần quan trọng trong xây dựng chatbot cũng tập trung vào việc kiểm tra người dùng. Kiểm tra người dùng có thể được thực hiện theo các hướng dẫn để thử nghiệm các giao diện chatbot được xây dựng.

chat bot là gì

2. Lựa chọn nền tảng và công cụ xây dựng chatbot

Quá trình xây dựng, thử nghiệm và triển khai chatbots có thể được thực hiện trên các nền tảng phát triển chatbot. Một số nền tảng rất phổ biến hiện nay vì chúng được cho phép sử dụng miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chatbot cho mục đích kinh doanh thì nên sử dụng WIT.AI được phát triển và hoạt động trên Messenger Flatform hoặc API.AI được hỗ trợ với Google Cloud Platform.

Rất nhiều công cụ xây dựng chatbot miễn phí được xây dựng dựa trên hai nền tảng này. Một số công cụ rất nổi tiếng và có nhiều nhà thiết kế chatbot tin tưởng sử dụng như SnachBot, Chatfuel, Harafunel, … Khi bạn đã có định hướng cụ thể và công cụ xây dựng chatbot, bạn có thể sử dụng chúng để bắt đầu tạo ra cho mình một bot chat rồi đấy. chatbot trí tuệ nhân tạo

3. Xây dựng kịch bản và triển khai chatbot

Quá trình xây dựng kịch bản chatbot có thể được chia thành hai nhiệm vụ chính: hiểu được ý định của người dùng và tạo ra câu trả lời thôi thúc người dùng chọn câu trả lời đó.

Nhiệm vụ đầu tiên liên quan đến việc hiểu người dùng muốn tìm gì. Hiện nay, người dùng tương tác với bot dưới dạng văn bản tự do hoặc câu lệnh thoại. Một kịch bản được đưa ra để xác định người dùng sẽ tương tác như thế nào với hệ thống. Trong kịch bản sẽ có các câu hỏi và các đáp án để người dùng lựa chọn. Chatbot kết hợp AI hoàn toàn có thể đọc thông tin người dùng gửi đến bằng cách lọc các từ khóa và phản hồi lại.

Chatbot phản hồi như thế nào?

Nhiệm vụ thứ hai liên quan đến các phản hồi mà chatbot sẽ tạo ra và đưa ra kết quả, gợi ý cho người dùng. Các câu trả lời được bot đưa ra chính là câu hỏi sau khi người dùng chọn một lựa chọn trong những đáp án của câu hỏi trước đó. Ví dụ như:

Đây là sơ đồ của một phần trong kịch bản chatbot. Tuy nhiên, đây chỉ là một mẫu chatbot đơn giản nhất sử dụng cấu trúc menu/buttons để đưa ra những lựa chọn cho người dùng. Nếu bạn muốn biết thêm về các loại chatbot phức tạp hơn có khả năng trò chuyện với người dùng với ngôn ngữ tự nhiên hoặc tích hợp công nghệ hiệu ứng camera, chatbot xử lý âm thanh, … thì hãy theo dõi những bài viết mới nhất của sieuchatbot.com nhé.

Sau khi hoàn tất kịch bản, bạn triển khai và cài đặt bot trên Messenger hoặc lên bất kỳ ứng dụng chat nào mà bạn muốn. Quá trình cài đặt rất nhanh, chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn có thể tạo ra một chatbot bán hàng đơn giản trên Fanpage, Website của mình rồi đấy.

4. Phân tích và Theo dõi chatbot trí tuệ nhân tạo

Việc phân tích sẽ tạo cho bạn một cơ sở dữ liệu khách hàng để bạn tích hợp thêm các chức năng chăm sóc khách hàng. Ví dụ như việc chúc mừng sinh nhật khách hàng, gửi thông báo các chương trình khuyến mại hay đơn giản chỉ là tự động đưa ra các lựa chọn yêu thích khi khách hàng truy cập và đặt đơn hàng mới.

Việc sử dụng chatbot cũng cần được được theo dõi để phát hiện các lỗi hoặc vấn đề tiềm ẩn. Theo dõi và phân tích các đoạn chat cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng (đặc biệt với người mua hàng). Việc phân tích không chỉ dừng lại ở bước thống kê xem sản phẩm nào được chọn mua nhiều nhất hay nhóm tuổi khách hàng của bạn là bao nhiêu,… Nó còn là tiền đề cho giai đoạn bảo trì và cải tiến chatbot sau này.

5. Bảo trì và Cải tiến

Để duy trì tốc độ trò chuyện với việc thay đổi sản phẩm và dịch vụ của công ty, các nền tảng phát triển chatbot truyền thống yêu cầu bảo trì liên tục. Điều này có thể giúp bạn đảm bảo hệ thống chatbot luôn hoạt động trơn tru và ít xảy ra lỗi. Việc cập nhật các kịch bản bán hàng mới cũng sẽ được đảm bảo không gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc chatbot mà bạn đã xây dựng trước đó.

Tuy nhiên, việc bảo trì có thể sẽ tiêu tốn của bạn một khoản phí dịch vụ tương đối. Để loại bỏ hoặc giảm thiểu các chi phí này, một số công ty khởi nghiệp đang thử nghiệm Trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển các chatbot tự học, chatbot tương tác bằng ngôn ngữ tự nhiên của con người. Đặc biệt là trong các ứng dụng Dịch vụ khách hàng, các AI tiên tiến có khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra những câu trả lời như một nhân viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm.

Tìm kiếm liên quan:

  • chatbot facebook
  • các loại chat bot là gì
  • lập trình chatbot
  • các trang chatbot
  • công cụ chatbot
  • chatbot miễn phí
  • các chatbot hiện nay
  • messnow

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *