Chỉ số roi là gì?

chỉ số roi là gì

Chỉ số ROI là gì?  là chỉ số tài chính phổ biến nhằm mục đích phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Việc hiểu đúng bản chất cũng như ý nghĩa của ROI, là một trong những điều kiện cơ bản để đo lường hiệu quả đồng vốn đầu tư, cho các chi phí như quảng cáo, chạy adwords, chi phí marketing online khác. Vậy chỉ số roi là gì? Ý nghĩa thực sự của chỉ số này như thế nào? Cùng SEMTEK tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Tìm hiểu chỉ số ROI là gì?

1. Chỉ số ROI là gì?

ROI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh với return on investment. Mang ý nghĩa là tỉ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu. Hiểu một cách đơn giản hơn thì, ROI chính là chỉ số đo lường những gì bạn thu được so với những gì đã bỏ ra. ROI là thuật ngữ quan trọng trong marketing đặc biệt là SEO.

ROI là một thước đo để các doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của mình hoặc so sánh giữa hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. Có thể coi đây là chỉ số đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư quyết định. Số tiền này được đánh giá có liên quan đến đến các khoản chi phí đầu tư. Kết quả ROI được biểu hiện dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

ROI = (doanh thu từ đầu tư- chi phí đầu tư) / chi phí đầu tư

Trong đó

  • Doanh thu từ đầu tư là số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp
  • Chi phí đầu tư là số tiền ban đầu mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành đầu tư.

2. Ý nghĩa của chỉ số ROI là gì?

ROI giúp các doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của công cụ marketing, đặc biệt và marketing online. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể nhận thấy được hiệu quả đầu tư và sử dụng nguồn vốn chi trả các chi phí có liên quan.

Ngoài ra, tác dụng cụ thể của việc đầu tư cũng được thể hiện hiện qua chỉ số ROI. Một chỉ số ROI cao cho biết rằng, doanh nghiệp đã có chiến lược đầu tư rõ ràng, đầu tư đúng hướng. Việc bỏ ra các chi phí đầu tư đã thu lại được nguồn doanh thu rất tích cực. Chỉ số này, đặc biệt có ý nghĩa trong đầu tư ngắn hạn.

Bên cạnh đó, cách tính ROI rất đơn giản. Nhà đầu tư có thể tự tính toán và đưa ra cái nhìn tổng quan nhất cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Việc biểu hiện dưới dạng tỉ lệ phần trăm giúp các nhà đầu tư có thể so sánh một cách tương đối qua các năm, để nhận thấy những tín hiệu tích cực trường đầu tư.

3. Vì sao cần đo lường chỉ số ROI?

Việc đo lường chỉ số ROI rất quan trọng, bạn sẽ biết được số tiền mà bạn kiếm được từ quảng cáo là bao nhiêu. Ngoài ra việc đo lường ROI còn giúp bạn:

  • Kiểm soát tính hiệu quả những chiến lược Marketing
  • Định hướng chiến lược phát triển
  • Tạo dựng và tối ưu chiến lược
  • Giúp bạn tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

Ví dụ: Bạn có một chiến dịch đang tạo ra ROI cao hơn những chiến dịch còn lại, dựa vào chỉ số ROI và bạn có thể áp dụng nhiều ngân sách hơn cho những chiến dịch thành công hoặc bạn có thể chi ít ngân sách hơn cho những chiến dịch đang hoạt động không tốt.

4. Ưu điểm của ROI

  • ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO
  • Rõ ràng, thể hiện cụ thể tác dụng của việc đầu tư
  • Đặc biệt tích cực trong đầu tư ngắn hạn
  • Cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan
  • Dễ so sánh
  • Tính toán đơn giản

5. Nhược điểm

  • Không thể hiện tầm nhìn dài hạn
  • Đôi khi việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối
  • Không thể hiện nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao
  • Cần các công cụ (tools) phụ trợ để hiệu quả hơn (cụ thể hơn)
  • Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không

Cách tăng chỉ số ROI là gì? 

1. Xác định mục tiêu cần đạt được

Một chiến lược content tốt và đem lại được hiệu quả tối ưu khi nó đi theo những mong muốn của khách hàng. Căn cứ về mục tiêu cần đạt được của doanh thu bán hàng và sử dụng các tỷ lệ chuyển đổi từng giai đoạn, bạn sẽ đặt ra được mục tiêu traffic cho chính doanh nghiệp mình.

2. Tập trung tạo dựng content giá trị

Việc có được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung và phân bổ nội dung phù hợp cho từng giai đoạn. Người dùng ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những mục đích tìm kiếm khác nhau. Từ đó bạn hãy tạo dựng những content chuyên nghiệp để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Nội dung trong content cần phải hướng dẫn và phân tích một cách chi tiết, bổ sung lượng kiến thức mới và chuyên sâu có giá trị cho người dùng.

3. Tái sử dụng content

Hãy tách ra từ 3 đến 4 bài post nhỏ từ một bài blog lớn, post lên các trang mạng xã hội. Cách làm này sẽ điều hướng traffic của người dùng về bài viết lớn trong website.

4. Chọn kênh phân phối

Bạn có thể lựa chọn rất nhiều các kênh phân phối như Facebook, YouTube, Instagram, twitter,… Hãy tập trung vào tối đa 3 kênh để thu hút lượng truy cập cho website. Tốt nhất là bạn nên sử dụng Google analytics để lựa chọn kênh phân phối hiệu quả.

Ứng dụng chỉ số ROI là gì?

Có thể nhiều người cảm thấy thuật ngữ này có vẻ khá xa lạ, nhưng thực chất nó được sử dụng rất nhiều trong ngành Marketing. Là một phương pháp hữu dụng để có thể xác định được đâu là chiến dịch đang mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu nhất của chỉ số ROI.

1. Làm báo cáo hiệu quả công việc 

Sử dụng chỉ số ROI để xác định hiệu quả của từng cá nhân, team hay phòng ban ở trong một khoảng thời gian ngắn, hiệu quả họ đạt được đang ở mức nào. Dựa vào kết quả đó mà bạn có thể lên những kế hoạch để chỉnh đốn lại nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn.

Ví dụ: Đối với cá nhân có thể sử dụng chỉ số ROI để xem cá nhân đó có đạt đủ KPI của tháng hay không. Nếu chỉ số ROI càng cao chứng tỏ cá nhân đó đang làm việc rất tốt, còn nếu chỉ số ROI thấp thì bạn cần hướng dẫn và đốc thúc họ làm việc chăm chỉ hơn.

2. Báo cáo hiệu quả kinh doanh 

Việc sử dụng ROI trong làm báo cáo quả kinh doanh mang lại rất nhiều hiệu quả. Từ việc đo lường chỉ số ROI bạn có thể xác định được chiến dịch đang hoạt động có mang lại lợi nhuận hay không.

Bạn có thể sử dụng ROI để đo lường các chỉ số kinh doanh hiện tại hoặc quá khứ để có những hướng điều chỉnh cụ thể và chính xác nhất.

Ví dụ: Khi bạn dùng ROI để tính chỉ số kinh doanh, nếu chỉ số ROI ở hiện tại thấp hơn chỉ số ROI ở quá khứ đồng nghĩa với việc chiến lược kinh doanh hiện tại của bạn đang gặp vấn đề, và bạn cần phải chỉnh đốn lại, nếu không bạn sẽ còn lỗ nhiều hơn.

3. Đo lường hoạt động quảng cáo 

Đôi khi chỉ số ROI có thể được tính bằng công thức khác để áp dụng cho các hoạt động đo lường hiệu suất khác nhau. Bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể dùng ROI để tính hiệu suất.

Ví dụ: Doanh nghiệp của bạn đặt quảng cáo ở những trang báo nổi tiếng với mức giá là $1000 mỗi năm và mang lại 100 khách hàng tiềm năng. Trong 100 khách hàng tiềm năng ấy thì có 10 người trở thành khách hàng và lợi nhuận ròng của mỗi khách hàng mang lại là $120 sau khi đã tính chi phí của doanh nghiệp. Giá trị của mỗi khách hàng tiềm năng sẽ là $12 (lợi nhuận ròng sẽ là $1200/100 khách hàng tiềm năng), và ROI của bạn cho những quảng cáo là 120% (Lợi nhuận ròng $1200/$1000 chi phí quảng cáo) x 100.

Công thức:

(Tổng doanh thu – tổng chi phí)/Chi phí quảng cáo x 100 = ROI quảng cáo %.

Cách tính ROI SEO website hiệu quả

Nhìn chung, sẽ có 3 bước chính để bạn thực hiện:

  • Bước 1: Để tính toán ROI của SEO từ nhiều góc độ, chúng ta sẽ bắt đầu bằng cách xem xét Tỷ lệ click (CTR) cho mỗi từ khóa xếp 20 vị trí hàng đầu trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Từ đó mà ta có thể ước tính được sự tăng trưởng organic traffic vào website nếu bạn nằm trong trang đầu tiên của Google.
  • Bước 2: Kế đó, chúng ta sẽ đo lường giá trị của organic traffic từ SEO tạo ra so với chi phí mà bạn tốn kém cho Adword nếu muốn kéo cùng một lượng traffic đó.
  • Bước 3: Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau tính toán ROI của lượng organic traffic này. Tôi sẽ cho bạn công thức cụ thể để bạn tự tính toán ROI SEO của chính mình luôn nhé.

Vậy nếu bạn nhận được 1,000,000đ với chi phí 500,000đ, thì tính toán ROI của bạn sẽ trông như sau:

(1,000,000 – 500,000) / 500,000 = 100% ROI

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *