Tìm hiểu content Marketing và cách xây dựng chiến lược nội dung

content marketing

Content Marketing là gì và có vai trò như thế nào? 

Content Marketing là một loại hình vô cùng phổ biến, loại hình này có mặt ở hầu hết các hình thức Marketing và đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược tiếp thị, quảng bá. Vậy Content Marketing là gì? Nó khác với content thường ra sao và tầm ảnh hưởng như thế nào? Tất cả sẽ được Semtek Co,. LTD giải đáp ngay dưới đây.

Content Marketing được hiểu là một chiến lược marketing tập trung vào việc tạo, phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán để thu hút và duy trì đối tượng mục tiêu đã được xách định từ trước – và cuối cùng, để thúc đẩy các hành động tiếp theo của khách hàng theo chủ ý của người làm nội dung.

Một số định nghĩa khác về Content Marketing

Dưới đây là hàng loạt các định nghĩa về content marketing khác. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các quan điểm và góc nhìn dưới đây để hiểu sâu hơn về bản chất của khái niệm này:

  • “Content marketing là một quy trình làm marketing trong doanh nghiệp, sản xuất và phân phối các nội dung liên quan và có giá trị nhắm thu hút, lôi kéo, tương tác với tệp khách hàng tiềm năng được thấu hiểu và xác định rõ ràng.” – Joe Pulizzi, Content Marketing Institute
  • “Content marketing là việc sản xuất và chia sẻ các nội dung có giá trị một cách miễn phí, nhằm thu hút và chuyển đổi người đọc thành khách hàng, và khách hàng thành khách hàng thường xuyên. Loại nội dung bạn chia sẻ cần có tính liên quan tới sản phẩm hoặc dịch vụ, nói theo một cách khác, bạn đang “educate” người đọc để họ hiểu, yêu thích và tin tưởng về doanh nghiệp.” – Brian Clark, Copyblogger
  •  “Content marketing là công việc giải quyết các vấn đề giống nhau của khách hàng bằng sản phẩm của bạn thông qua các nội dung bạn tạo ra và phân phối.” – Jay Acunzo, Unthinkable
  • “Content marketing là chiến lược sản xuất và phân phối thông tin nhằm xây dựng lòng tin, sự uy tín giữa các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.” – Neil Patel, Crazy Egg & Hello Bar.

Tầm quan trọng của Content Marketing trong kinh doanh

Vị tỷ phú đại tài Bill Gates đã từng nói: “Content is king” (nội dung là vua), đủ để thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của loại hình này. Vậy Content Marketing có tầm ảnh hưởng quan trọng như thế nào?

1. Cung cấp đầy đủ thông tin

Bất cứ content nào được xây dựng nên đều chứa những thông tin cần thiết về một vấn đề, dịch vụ hay sản phẩm nào đó mà cá nhân doanh nghiệp muốn chia sẻ nó đến với khách hàng trên website. Content Marketing có thể đa lĩnh vực từ sức khỏe, làm đẹp, thời trang đến cả đồ điện tử, phụ kiện, sản phẩm tiêu dùng,…

Từ việc cung cấp thông tin, các content sẽ giúp google hiểu được về thông tin và hoạt động trên website của doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp đánh giá độ tin cậy và tính hữu ích của trang web để google thực hiện đẩy trang hiển thị lên top đầu khi người dùng tìm kiếm.

2. Tăng lượng Traffic

Tăng lượng Traffic ở đây được hiểu là quá trình tăng lượng người dùng tìm đến trang web của bạn thông qua các công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là google. Content càng hấp dẫn, bổ ích sẽ càng thu hút nhiều người dùng truy cập. Đồng thời, tối ưu trải nghiệm người dùng và mang tới sự hiệu quả trong chiến lược content marketing.

3. Tăng authority cho doanh nghiệp

Content Marketing có thể biến các doanh nghiệp trở thành các chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực mà mình cung cấp. Một content chất lượng sẽ hiểu và mang lại giá trị mà khách hàng cần. Từ đó thúc đẩy các khách hàng thường xuyên quay trở lại trang web của doanh nghiệp giúp tên tuổi cá nhân, doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tạo độ tin tưởng tuyệt đối cho người dùng.

4. Tăng tỉ lệ chuyển đổi – conversion rate

Content Marketing tạo dựng lòng tin của khách hàng, là yếu tố quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng tìm hiểu và đăng ký sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Đặc biệt, khi đã có sự tin tưởng, khách hàng sẵn sàng để lại các thông tin cá nhân, thông tin liên hệ như họ và tên, email, số điện thoại,… để nhận thêm các thông báo và tin tức về sản phẩm.

5. Tránh thuật toán Google Panda

Một điều đặc biệt của Content Marketing đó chính là tránh thuật toán Google Panda. Các content chất lượng sẽ luôn được google “ưu ái” và đặt lên top đầu của trang tìm kiếm. Tuy nhiên, với những bài viết có nội dung kém chất lượng, ít thông tin và không mang lại nhiều giá trị cho người dùng sẽ bị google thẳng tay loại bỏ ra khỏi các trang đầu.

Ngoài ra, các website có thể dính các án phạt của Google Panda nếu mắc phải một trong những lỗi sau đây:

  • Nội dung trên trang mỏng, ít thông tin (Thin content)
  • Trùng lặp nội dung quá nhiều (Duplicate content)
  • Copy nhiều nguồn, spam nội dung (Content farming)
  • “Xào” content của các trang web khác, dẫn tới nội dung rác (Spin content)
  • Chất lượng nội dung thấp, không mang lại nhiều giá trị
  • Thiếu authority, không có độ tin tưởng cao
  • Nội dung chứa quá nhiều quảng cáo

Content Marketing chắc chắn không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị, quảng bá. Một content hay, hấp dẫn sẽ giúp tăng hiệu quả truyền thông của doanh nghiệp, tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng và gia tăng doanh số. Với những chia sẻ của WeHelp, hãy áp dụng Content Marketing đúng cách để phát huy được hết các lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn.

Làm thế nào để xây dựng chiến lược content marketing siêu đẳng?

1. Xác định mục tiêu

Mục tiêu của bạn là gì khi phát triển một kế hoạch cho content marketing? Tại sao bạn muốn sản xuất loại nội dung này?.

Việc biết rõ mục tiêu trước khi bắt đầu lập kế hoạch sẽ giúp bạn dễ dàng xác định những gì tốt nhất cho chiến lược content của mình.

2. Tiến hành nghiên cứu chân dung khách hàng

Để xây dựng một chiến lược content marketing thành công, bạn cần xác định rõ đối tượng mục tiêu của mình – còn được gọi hồ sơ khách hàng – buyer persona.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mới bắt đầu với công việc marketing. Bằng cách xác định rõ đối tượng mục tiêu, bạn có thể tạo ra nội dung có giá trị và phù hợp hơn khiến họ sẽ muốn đọc và tạo ra được chuyển đổi.

3. Tối ưu và đo lường hiệu quả của content marketing

Hầu hết mọi người sẽ bắt đầu công việc content marketing với các bài đăng trên trang blog, nhưng hiện tại có vô vàn các định dạng nội dung khác để bạn trải nghiệm.

Ví dụ: nếu bạn đã phát ngán với việc thực hiện các bài đăng trên blog hàng tuần, việc tạo một ebook để chắt lọc tất cả các bài đăng trên blog của bạn cũng là một ý tưởng không tồi. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số loại nội dung khác nhau mà bạn có thể sử dụng thêm trong danh sách.

Ngoài ra, liên tục cập nhật lại các nội dung cũ cũng là một điểm cộng trong mắt của công cụ tìm kiếm lẫn người đọc. Hãy chăm sóc các bài đăng trên website của mình thật kỹ càng nhé.

4. Chọn lựa hệ thống quản lý nội dung

Việc có một hệ thống nơi quản lý tập trung các nội dung của mình là điều vô cùng quan trọng. Một số chức năng cơ bản của quản lý nội dung bao gồm tạo nội dung, xuất bản nội dung và phân tích nội dung. Bạn có thể sử dụng WordPress cho công việc này nhé.

5. Xác định loại nội dung bạn muốn xây dựng

Có rất nhiều các định dạng nội dung khác nhau mà bạn có thể bắt tay vào thực hiện, dưới đây là một số định dạng phổ biến thường gặp:

Bài viết trên blog

Việc đăng bài blog trên chính website của bạn là một phương pháp vô cùng hiệu quả để có thể thu hút thêm những lượt truy cập mới.

Bài đăng phải cung cấp các nội dung có giá trị cho người đọc khiến họ có xu hướng chia sẻ bài đăng trên các trang mạng xã hội hay trên các trang web khác. Các bài đăng trên blog nên có độ dài từ 1.000 đến 2.000 từ, nhưng hãy thoải mái thử nghiệm để xem người đọc của bạn thích bài viết dài hay ngắn hơn nhé.

Ebooks

Ebooks là một trong những phương pháp tạo được tệp khách hàng tiềm năng và theo dõi bạn vô cùng hiệu quả. Ebooks thường được thiết kế dài hơn, nội dung sâu hơn và được xuất bản ít thường xuyên hơn so với các bài đăng trên blog.

Ebooks là bước tiếp theo trong quy trình inbound marketing: Sau khi đọc một bài đăng trên blog (chẳng hạn như bài này), khách truy cập có thể muốn biết thêm thông tin.

Đây là nơi mà CTA phát huy tác dụng, điều hướng người đọc đến trang đích nơi họ có thể điền thông tin liên hệ của mình và tải xuống ebook để tìm hiểu thêm các thông tin có giá trị. Đổi lại, doanh nghiệp có một khách hàng tiềm năng mới để đội ngũ bán hàng liên hệ.

Case Studies

Case Studies là cơ hội tuyệt vời để kể câu chuyện về một khách hàng nào đó đã thành công bằng cách hợp tác với chính bạn. Case Studies có lẽ là loại content marketing linh hoạt nhất bởi nó có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bài đăng blog, ebook, podcast … thậm chí là một infographic.

Mục tiêu của bạn khi xây dựng nội dung về 1 case studies để tạo dựng được niềm tin của người đọc vào những giá trị bạn cung cấp là sự thật.

Infographics

Infographics là một loại nội dung giúp bạn sắp xếp và trực quan hóa dữ liệu theo cách hấp dẫn hơn so với việc viết một đoạn văn dài để miêu tả. Đây là định dạng nội dung tuyệt vời để sử dụng nếu bạn muốn chia sẻ nhiều dữ liệu thông tin phức tạp theo cách rõ ràng và dễ hiểu nhất có thể.

Videos

Video là một phương tiện nội dung hấp dẫn cao nhất có thể được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội và website.

Video đòi hỏi đầu tư thời gian và tài nguyên lớn hơn rất nhiều các nội dung bằng văn bản, nhưng nhờ đó mà video có khả năng được chia sẻ bởi người xem cao hơn 40 lần so với các loại nội dung khác.

Social Media

Việc sở hữu nền tảng đa kênh để phân phối nội dung là vô cùng quan trọng, bạn có thể sẽ phải cân nhắc tới việc liên tục chuyển đội nhiều định dạng khác nhau cho cùng 1 loại nội dung.

Việc sở hữu các kênh mạng xã hội có nhiều tương tác sẽ giúp nội dung của bạn có thể tiếp cận tới nhiều người hơn. Các trang mạng xã hội mà doanh nghiệp thường sử dụng bao gồm:

  • Facebook
  • Instagram
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Pinterest
  • Snapchat
  • YouTube (về cơ bản thì đây vẫn là một trang mạng xã hội)

Khi tạo bất cứ một tài khoản doanh nghiệp trên mạng xã hội nào ở trên, điều quan trọng là bạn phải xác định mình cần đăng loại nội dung mà những người theo dõi bạn muốn xem.

Ví dụ, trên Instagram, người dùng muốn ảnh, video và thiên nhiều về đồ họa mà liên quan tới các sự kiện nổi bật gần đây của bạn.

Trên Facebook, bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc quyết định nên đăng gì lên trang fanpage của mình: Bạn không chỉ có thể chia sẻ bài đăng trên blog và nội dung trang web của mình mà còn có thể đăng video lên Facebook, quảng cáo sản phẩm và các bài đăng mang tính viral.

Mặc dù mục tiêu của các trang social như Instagram hay Snapchat là tạo sự kết nối mật thiết hơn với khách của bạn, nhưng mục tiêu của bạn trên các nền tảng như Facebook hay Twitter là mở rộng đối tượng đó, hướng lưu lượng truy cập đến trang web của bạn.

6. Xuất bản và phân phối nội dung

Quy trình content marketing không chỉ dừng lại ở bước sản xuất, mà sau đó còn là bước phân phối nội dung của bạn tới những người cần chúng.

Email marketing cũng là một trong những cách “growth – hacking” vô cùng hiệu quả để tăng traffic cho website của bạn.

Những sai lầm tệ hại trong Content Marketing cần tránh

Khi thế giới kinh doanh tiếp tục phát triển cùng với thời đại Internet, Blog Content đã trở thành một công cụ đắc lực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhỏ đang mắc rất nhiều sai lầm có thể tránh được, và họ đang bỏ lỡ nhiều cơ hội để tận dụng tối đa nội dung đang có.

content marketing

1. Xác định sai đối tượng mục tiêu

Xác định sai đối tượng mục tiêu đồng nghĩa với việc nội dung mà bạn tạo ra không phù hợp với đối tượng của mình. Mà nó chỉ là những nội dung, chủ đề mà bạn cảm thấy thú vị. Với mỗi đối tượng khác nhau bạn cần phải tạo nội dung khác nhau. Và đương nhiên, nếu không nhắm đúng đối tượng mục tiêu là chính là sai lầm khi viết Content Marketing. Bạn có thể phân khúc đối tượng khách hàng theo:

  • Những khách hàng không biết rằng họ cần bạn.
  • Đối tượng cần bạn nhưng không biết đến sự tồn tại của bạn.
  • Cần bạn, biết bạn nhưng chưa đủ tin tưởng.
  • Biết về bạn, muốn mua hàng, kinh doanh cùng bạn. Nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục…

2. Đặt quá nhiều tính năng sản phẩm trong nội dung

Đây là lỗi đầu tiên rất phổ biến khi viết content quảng cáo cho sản phẩm. Ngay cả các copywriter có kinh nghiệm cũng thường dễ mắc phải. Không phải khách hàng nào cũng muốn biết “tất tần tật” mọi thứ về sản phẩm. Đôi khi có những thông tin về sản phẩm mà nó quá “chuyên môn”, họ đọc vào cũng không hiểu được. Hoặc đơn giản hơn là nếu thấy nội dung quá dài thì khách hàng cũng lười đọc thôi.

Trước khi bạn bắt đầu viết về sản phẩm của mình, hãy phác thảo một danh sách toàn diện các tính năng và lợi ích. Trong đó, tính năng hay lợi ích nào sẽ là giải pháp giúp giải quyết được vấn đề. Và điều đó chính là những gì khách hàng của bạn quan tâm nhất. Thông thường, mỗi dòng liệt kê tính năng chỉ nên dài khoảng 400 từ đổ lại. Đây là độ dài hợp lý để khách hàng có thể đọc hết trước khi họ bắt đầu lướt qua bài viết của bạn.

3. Dùng từ vô nghĩa, dư thừa

Xu hướng content marketing hiện nay chính là ngắn gọn, súc tích và đánh trúng vào trọng tâm vấn đề. Tâm lý khách hàng ngày càng thiếu kiên nhẫn hơn so với trước. Vì thế bạn cần đi thẳng vào nội dung, kết quả mà họ muốn biết. Tránh dùng các từ ngữ lan man, dư thừa, không mang lại giá trị lợi ích.

Thay vì viết văn vẻ, hoa mỹ thì bạn hãy học cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề ngay. Dùng những từ vô nghĩa chỉ khiến khách hàng mất tập trung và thời gian. Ngược lại, nên tận dụng tối đa những dữ liệu mang tính thực tế và chứng minh.

4. Không có sự khác biệt, cá tính content marketing/span>

Ngày nay, để kết nối với độc giả, bạn cần một chút văn phong cá tính, độc đáo giữa vô vàn các copywriter khác. Hãy tự đặt mình vào vị trí là một nhân viên bán hàng thực sự. Và bạn đang trò chuyện, tư vấn với khách hàng. Bạn sẽ xưng hô như thế nào, dùng những từ ngữ gì để phù hợp. Khách hàng của bạn có hiểu được không.

Trước khi bạn xác định giọng điệu của mình, hãy xem xét bạn đang viết cho ai. Cố gắng hình dung một người mua và xem xét cách bạn nói chuyện với họ trong cuộc sống thực. Đó chính là cách mà bạn thu hút người mua tiềm năng.

5. Sai chính tả, ngữ pháp

Không một copywriter chuyên nghiệp nào có thể hoàn thành bài viết chỉnh chu chỉ trong một lần mà không có chỉnh sửa, kiểm tra lại. Trừ khi bạn là người siêu phàm, nếu không bạn cần chỉnh sửa cẩn thận nội dung của mình. Hãy chắc chắn rằng bài viết của bạn không bị mắc lỗi chính tả hay sai ngữ pháp. Một bài viết dù có hay đến mấy nhưng chỉ cần mắc bất cứ một lỗi chính tả nào đều khiến cho nó bị đánh giá thấp.

Hãy chăm chút và hoàn hảo từ những bước cơ bản nhất. Sử dụng dấu chấm, dẩu phẩy hợp lý. Cắt những từ không cần thiết. Giảm số lượng tính từ không có ý nghĩa. Đọc văn bản của bạn nhiều lần vì điều này giúp dễ dàng phát hiện lỗi chính tả và ngữ pháp. Thậm chí tốt hơn là bạn nên yêu cầu một đồng nghiệp đọc lại văn bản của bạn cho bạn. Họ sẽ giúp bạn tìm ra những lỗi chính tả nhanh chóng hơn so với chính bản thân bạn ngồi dò lỗi.

6. Không phản hồi ý kiến khách hàng

Không phản hồi cho khách hàng bạn tạo ra những content có ích, khách hàng cũng như các độc giả thấy thích thú và comment trên các mạng xã hội hoặc trên website của bạn là họ yêu thích content của bạn. Lúc này bạn cần trả lời từng comment một của khách hàng.

Bằng cách phản hồi từng comment của người đọc các bạn đã quảng bá công ty và sản phẩm của bạn một cách cá nhân nhất đến khách hàng. đừng bỏ qua việc phản hồi này khi các bạn đã tạo ra một content rất có giá trị.

Các tìm kiếm liên quan đến content marketing
  • content marketing hay
  • tự học content marketing
  • content marketing cần những gì
  • ví dụ về content marketing
  • tài liệu content marketing
  • content marketing mẫu
  • content marketing tuyển dụng
  • vai trò của content marketing

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *