Tổng quan cho người đang tìm hiểu cPanel là gì?
cPanel là một trình quản lý Hosting, quản lý File dựa trên nền tảng hệ điều hành Linux chủ yếu sử dụng để lưu trữ web thông qua công cụ giao diện đồ họa. cPanel sử dụng một cấu trúc 3 tầng với phân quyền quản lý khác nhau, (root/admin, đại lý – reseller và tài khoản Hosting cho người dùng cuối). Hiện nay cPanel đang là công cụ mạnh nhất, cung cấp nhiều tiện ích cho người dùng nhất. Tuy nhiên nó sẽ là “rườm rà” với những người mới sử dụng hoặc ít có nhu cầu.
Ngoài các giao diện, cPanel cũng có dòng lệnh và truy cập API dựa trên cho phép các nhà cung cấp bên thứ ba phần mềm, lưu trữ web, tổ chức, và các nhà phát triển để tự động hóa các quy trình quản lý hệ thống tiêu chuẩn.
cPanel có 2 phiên bản dành cho máy chủ vật lý và máy chủ ảo. phiên bản trên máy chủ vật lý đắt hơn trên VPS.
Hỗ trợ ứng dụng dựa trên nền tảng bao gồm Apache , PHP , MySQL , PostgreSQL , Perl , và BIND (DNS). Email hỗ trợ dựa trên bao gồm POP3 , IMAP và SMTP dịch vụ. cPanel được truy cập thông qua https trên cổng 2083 (user) cổng 2087 dành cho admin và reseller Hosting.
1. Add-ons – Phần mở rộng
Phần mở rộng này thường do Khách hàng tự viết hoặc 1 bên thứ 3 viết và bán lại cho khách hàng có nhu cầu. Một số addon miễn phí, còn lại đa phần là có phí. Đáng chú ý nhất là addon tự động cài đặt, update mã nguồn phổ biến: Installatron , Fantastico , SimpleScripts, Softaculous , và WHMSonic (SHOUTcast / radio Control Panel Add-on). Các mã nguồn được hỗ trợ là WordPress , SMF , phpBB , Drupal , Joomla! , Tiki Wiki CMS Groupware , Geeklog , Moodle , MagicSpam WHMCS, ZamFoo…
cPanel quản lý một số gói phần mềm riêng rẽ với các hệ thống điều hành cơ bản, áp dụng nâng cấp cho Apache, PHP, MySQL, Exim, FTP và các gói phần mềm có liên quan tự động. Điều này đảm bảo rằng những gói được giữ up-to-date và tương thích với cPanel.
2. WHM (WebHost Manager)
WebHost Manager là một trang web dựa trên công cụ được sử dụng bởi các quản trị viên máy chủ và các đại lý để quản lý lưu trữ tài khoản trên một máy chủ web . WHM chạy trên cổng 2086 và 2087.
Cũng như là truy cập bởi người quản trị root, WHM cũng có thể set quyền truy cập cho người dùng và các đại lý bán lẻ (reseller). Tài khoản Reseller trên cPanel có ít tính năng hơn tài khoản root. root có thể set từng quyền riêng rẽ cho reseller. Thường Reseller bị giới hạn các quyền can thiệp trực tiếp đến máy chủ. Từ WHM, người quản trị máy chủ có thể thực hiện các hoạt động bảo trì, nâng cấp Apache & PHP, cài đặt Perl Modules…
Hướng dẫn sử dụng cPanel chi tiết
1. Đăng nhập cPanel
Để đăng nhập vào tài khoản cPanel (quyền user) các bạn đăng nhập theo đường dẫn dạng http://IP:2082 hoặc https://IP:2083
Ví dụ:
hoặc
Đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng chính tên miền của bạn để đăng nhập vào cPanel (với điều kiện, tên miền của bạn đã trỏ về IP Server)
Ví dụ:
hoặc
Nhập tên truy cập và mật khẩu của bạn
Để giúp những người mới bắt đầu biết cách sử dụng cPanel, hướng dẫn sau sẽ chỉ đề cập đến năm thao tác phổ biến nhất mà bạn sẽ thường xuyên thực hiện với cPanel.
2. Cài đặt WordPress với c Panel
Để cài đặt WordPress qua cPanel, tất cả những gì bạn cần làm là tìm mục autoinstaller và click chọn WordPress.
Sau đó, làm theo các bước hướng dẫn cài đặt, sử dụng WordPress.
3. Thêm mới tài khoản mail trong c Panel
cPanel giúp dễ dàng tạo một địa chỉ email cho riêng bạn, sử dụng domain duy nhất của bạn.
Để bắt đầu, hãy tìm tùy chọn Email Account trong mục Email. Nhập địa chỉ mail mà bạn muốn lập cũng như mật khẩu và click Create Account.
Sau đó, bạn có thể truy cập tài khoản webmail ngay từ cPanel hoặc thiết lập tài khoản mail mới để làm việc với ứng dụng email độc lập.
4. Tạo Subdomain trên c Panel
Thêm domain/subdomain mới với cPanel
cPanel cho phép bạn tạo hai loại tên miền: domain và subdomain.
- Addon Domains là những tên miền hoàn toàn độc lập, ví dụ: wiki.matbao.net
- Subdomain, chúng được thêm vào tên miền của bạn, ví dụ: matbao.net/baiviet/
Để thêm cả hai loại domain, hãy tìm tùy chọn có liên quan trong mục Domain.
5. Upload và quản lý file với cPanel
- Để truy cập, tìm tùy chọn File Manager trong mục File.
- Bạn click vào File Manager để chuyển sang một giao diện mới giúp bạn thực hiện.
- Đến các vị trí khác nhau bằng cách sử dụng cây thư mục ở bên trái.
- Quản lý các tệp riêng lẻ trong giao diện trung tâm.
- Thực hiện các tác vụ khác nhau, bao gồm tải lên và chỉnh sửa tệp, trên thanh top bar.
6. Backup web với cPanel
Miễn là site của bạn không quá lớn (một số host áp đặt giới hạn), bạn luôn có thể backup web của mình theo cách thủ công từ dashboard của cPanel.
Để bắt đầu, tìm tùy chọn Back up hoặc Back up Wizard trong mục Files. Sau đó, làm theo trình hướng dẫn để hoàn thành back up.
7. Tính năng của c Panel là gì?
cPanel hỗ trợ gần như tất cả các tính năng cần thiết cho người quản trị website. Tuỳ vào từng nhà cung cấp, cPanel sẽ có những tính năng khác nhau, tuy nhiên cPanel nào cũng có những tính năng cơ bản sau:
- Cài đặt và quản lý ứng dụng: Cài đặt các ứng dụng, các mã nguồn mở phổ biến một cách nhanh chóng như: WordPress, Joomla, Drupal,…
- Quản lý domain: Thêm, xóa, tạo subdomain, chuyển hướng,…
- Quản lí file: Thêm, xóa, đổi tên, nén,… các tập tin, bảo mật cho thư mục, backup, tạo và quản lý tài khoản FTP,…
- Quản lí mail: Quản lý các tài khoản, tạo, xáo trộn các tạo khoản POP3; thay đổi mật khẩu, định mức tài nguyên sử dụng; quản lí hệ thống trả lời tự động, bộ lọc, danh sách từ chối.
- Quản lí cơ sở dữ liệu database: Hỗ trợ khởi tạo và quản lý database MySQL, PostgreSQL. Hỗ trợ tích hợp với phpMyAdmin
- Bảo mật: Quản lý các chứng chỉ SSL/TLS, quản lý whitelist/backlist truy cập, quản lý truy cập SSH tới server.
- Thống kê và logs
Tất tần tật ưu điểm của cPanel là gì?
1. Là phần mềm dễ sử dụng và ổn định
cPanel có giao diện đơn giản với tài liệu hướng dẫn cụ thể ngay trong màn hình, vì vậy ngay cả với người mới sử dụng cũng có thể làm được. Ngoài ra, phần mềm cPanel còn có tính ổn, nó có thể tự theo dõi và nếu phát hiện một dịch vụ nào bị sự cố, nó sẽ tự động khởi động lại dịch vụ đó.
Vấn đề về thời gian không là gì với cPanel
Các phản hồi lại người dùng diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt, ưu điểm trong thiết kế “File Manager” cho phép bạn nhanh chóng có thể upload, thêm, sửa, xóa,… trên host một cách dễ dàng không gây phiền phức cho người sử dụng.
2. Có công nghệ tiên tiến và bảo mật cao
cPanel có khả năng tự cập nhật, bạn luôn được update những công nghệ sớm nhất. Tuy nhiên bạn cũng có thể điều chỉnh việc update hoặc vô hiệu hóa một tính năng cụ thể thì chỉ cần click chuột bỏ chọn trong giao diện EasyApache. Ngoài ra, cPanel có thể chống lại các mối đe dọa hiện nay như XSRF (“sea surfing”) và các cuộc tấn công XSS. Đặc biệt, WHM Security Center cho phép bạn dễ dàng cấu hình các thiết lập bảo mật khác nhau.
3. Hỗ trợ toàn cầu và thân thiện với người dùng
cPanel luôn dẫn đầu trong việc hỗ trợ dịch vụ 24/7 về Control Panel Web Hosting. Bạn chỉ cần gửi yêu cầu tại website hỗ trợ của cPanel mà không cần có bất kỳ sự xác nhận nào ngoài IP của máy chủ mà bạn đã mua License.
Ngoài ra, cPanel có giao diện rất dễ sử dụng và đơn giản, cung cấp tính năng mạnh mẽ cho các nhà phát triển web nhưng nó cũng cô lập họ thực hiện bất kỳ nhiệm vụ có ảnh hưởng đến người dùng khác trên máy chủ.
4. Giờ đây là phần mềm chạy trên cả di động
Quản trị hệ thống hoàn toàn có thể quản lý cPanel và WHM qua điện thoại thông minh (SmartPhone). Nó sẽ tự động hiển thị một giao diện thân thiện với điện thoại di động khi bạn truy cập từ một thiết bị di động.
Vậy các nhược điểm hiện nay của cPanel là gì?
Bên cạnh các ưu điểm vượt trội là thế , cPanel vẫn còn tồn tại những nhược điểm cần cải thiện nhưng không phải ai cũng biết như sau:
1. Nhiều tính năng không cần thiết
cPanel có những tính năng mà những người quản trị có thể sẽ không bao giờ đụng đến gây lãng phí tài nguyên.
2. Dễ vô tình thay đổi các thông số quan trọng
Được thiết kế nhằm mang đến trải nghiệm tuyệt vời nhất nhưng đó lại là nhược điểm lớn nhất của cPanel, bạn sẽ dễ ấn nhầm làm thay đổi những thông số quan trọng và rất khó lấy lại được.
3. Một số host chạy bản c Panel cũ
Hiện nay cPanel đã có bản nâng cấp mới nhất, nhưng đến tay người tiêu dùng thì vẫn còn khá ít, đa phần những người sử dụng lâu thường vẫn còn giữ giao diện cũ và ngại thay đổi.
4. Tốn kém hơn
Vì thường cPanel không đính kèm trong các gói hosting miễn phí nên bạn phải đầu tư về tài chính nếu muốn sử dụng chương trình này.
Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cPanel. Đôi khi việc quản trị máy chủ cũng là trở ngại nếu bạn không có chuyên môn IT. Vì thế thuê dịch vụ quản trị máy chủ (WHM – Web hosting manager), họ sẽ đảm bảo tối ưu hóa cho website bạn tốt hơn.
Ngoài những thông tin mà chúng tôi cập nhật trong bài viết này. Vẫn còn rất nhiều thú vị và bất ngờ để giúp bạn hiểu Cpanel là gì. Vậy nên đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào được đăng tải trên website của chúng tôi bạn nhé! Chắc chắn chúng sẽ không làm bạn thất vọng đâu.
Các tìm kiếm liên quan đến cpanel
- cpanel free
- cpanel login
- cpanel là gì
- đăng nhập cpanel
- cpanel-main
- cpanel hostinger
- cpanel wordpress
- cpanel email