Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cả nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị chơi game để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng những công nghệ hoặc các nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động) và các mạng xã hội. Bạn muốn bắt đầu với Digital Marketing? Hãy xem hết bài viết này nhé!
Digital Marketing là gì mà nhiều người đang có xu hướng chọn nó?
Digital Marketing là tổng hợp các phương thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, truyền tải thông điệp mục tiêu sử dụng Web (social, seo, sem…), mobile(sms, app..), email…,
Về bản chất Digital Marketing vẫn là Marketing, chỉ khác Marketing truyền thống ở cách vận dụng các công cụ khác nhau, các hình thức quảng bá khác nhau để đạt được mục đích truyền tải thông điệp, do vậy bạn phải luôn lưu ý phát triển các kỹ năng thuộc về bản chất của Marketing như: Các kiểu logic về nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch, thông điệp truyền tải…nếu muốn tiến xa hết mức trong Digital vui lòng đừng bỏ phần gốc.
Tại sao chọn Digital Marketing?
Đây là công việc ít phải di chuyển (không tính làm Account), tiếp xúc nhiều với máy tính, đa phần Digital Marketer đều làm việc trong môi trường khá mái thoải (thời gian làm việc dễ chịu, lương cũng được, tha hồ đề xuất ý tưởng mới…), bạn có thể làm việc gần như mọi lúc, mọi nơi….dễ làm freelance.
Bạn được là chính mình, bạn có thể trao đổi với sếp như cách bạn nói chuyện với đồng nghiệp hay bạn bè của bạn, Digital Marketing còn rất mới vì vậy đa phần bạn sẽ làm việc với những người trẻ và năng động.
Ăn mặc thoải mái, bạn có thể mặc đủ thể loại quần áo để che thân (trừ khi bạn là sale hoặc account), di giày thể thao, quần áo gọn gàng là được.
Nghe nhạc bằng headphone trong giờ làm việc cũng được nếu nghe nhạc không làm bạn mất tập trung trong công việc. Chỉ cần bảo đảm report đúng giờ là ổn cả.
Thử tìm kiếm Digital Marketing trên Google Trends các bạn sẽ thấy nhu cầu chung về Digital đang tăng rất mạnh trong thời gian qua.
Kinh Nghiệm, Cơ Hội và Thách Thức cho những ai lựa chọn Digital Marketing
Tại sao lại nói bạn sẽ có cơ hội việc làm cao hơn khi làm Digital Marketing? Do đặc thù Digital Marketing liên quan nhiều đến máy tính vì vậy chỉ cần có máy tính là gần như bạn có thể trải nghiệm được những phần việc mà bạn yêu thích.
Nhưng các bạn cũng lưu ý là do khả năng trải nghiệm quá dễ nên sẽ dẫn đến có quá nhiều kinh nghiệm trải nghiệm khác nhau, cách bắt đầu khác nhau và điều này có thể dẫn bạn đi lan man không rõ mục đích, để tránh điều này các bạn nên tiếp xúc nhiều hơn với những người trong ngành (hội thảo, event, đi chơi…).
Bắt đầu học Digital Marketing như thế nào để có thể gây dựng tương lai?
Có 2 phương pháp cơ bản là phương pháp tự học và học tại các trung tâm. Bên dưới mình sẽ phân tích chi tiết hơn để bạn thấy nên chọn phương pháp nào, nhưng trước hết mình hãy đi lướt qua các công cụ của Digital Marketing.
Những công cụ hay dùng trong Digital Marketing
- Website/landing page/blog…
- Content (nội dung) – có thể không được tính là một công cụ nhưng là phần hay dùng nhất.
- SEO (Search engine optimization – tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm).
- SEM (Search Engine Marketing – Tiếp thị trên các công cụ tìm kiếm, ví dụ như quảng cáo trên Google Adwords).
- Email Marketing (Tiếp thị tới người dùng bằng email).
- Online PR (Quan hệ công chúng trên môi trường internet).
- Quảng cáo banner online.
- Social Media Marketing (Tiếp thị và tương tác với người dùng online thông qua các mạng xã hội).
- Mobile Marketing (Mobile application, SMS, Location based…).
- Web analytics (hay dùng Google Analytics).
Học tại các trung tâm giảng dạy Digital Marketing
Nếu bạn có 3-4 triệu và bạn không có nhiều thời gian để mày mò tự học, lúc này học ở các trung tâm là cách khá nhanh để bạn tiếp cận và hiểu cách Digital Marketing hoặc một công cụ của Digital Marketing vận hành như thế nào, các bạn lưu ý là đi học chỉ đem lại những điều căn bản nhất – đừng mong đợi những gì trên lớp dạy sẽ giúp bạn tự tin làm được, muốn làm được bắt buộc các bạn phải tự tìm hiểu hoặc đọc thêm vì trên lớp thầy sẽ chỉ giảng những điểm mấu chốt.
Những lưu ý:
- Tiền mua được khóa học nhưng không mua được kiến thức – đừng bỏ tiền ra đi học hết khóa này đến khóa khác. Học khoảng 2 khóa là biết bạn có hợp không rồi.
- Bạn đi học là trả tiền để được hỏi, hỏi nhiều vào, ra khỏi lớp mà nhờ mấy ông thầy này tư vấn sẽ rất đắt tiền.
- Nên học những khóa riêng biệt cho một công cụ của Digital. Đừng tham học nguyên bộ Digital Marketing vì học quá nhiều đến lúc học xong cũng chưa rõ cái gì cả.
- Luôn làm bài tập về nhà một cách cực kỳ nghiêm túc, tự mày mò ở nhà rồi lên lớp hỏi thầy thêm.
- Cho dù bạn đi học tại các trung tâm bạn cũng phải luôn tự học thêm, khi bạn đi học thường sẽ được chia sẻ một số bí quyết rất hữu dụng cho bạn sau này.
Tự học Digital Marketing
Tự học không dễ, mình cũng từng như vậy và đã phải mất 5 năm mới nắm được một số kinh nghiệm, kiến thức nhất định , Nhưng nếu bạn có đam mê thì tự học là một cách rất hay để bạn từ từ khám phá những điều thú vị của Digital Marketing mà chỉ có tự học mới đem lại cho bạn cảm giác đó.
Steve Job’s từng phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp của đại học Standford, bài phát biểu này đã truyền cảm hứng cho mình rất nhiều, và mình tin là các bạn cũng nên tìm cho các bạn một công việc mà các bạn yêu thích để khởi đầu hoặc chuyển hướng.
Làm sao để tự học, bắt đầu từ đâu?
Mỗi người mà mình biết đều có cách tiếp cận và học khác nhau, mình khuyên các bạn hãy chọn cho mình một công cụ của Digital mà bạn thích để theo đuổi.
Nếu vẫn chưa biết bạn thích gì trong Digital Marketing – Hãy bắt đầu với việc tự làm website bằng mã nguồn mở. Sau khi làm (hiểu) được cách website (vận hành) thì coi như các bạn đã đủ đam mê và có vốn để đi tiếp rồi. Tuy nhiên nếu bạn không làm được website hãy cứ học những thứ khác từ từ biết đâu bạn có con ra con đường riêng của bạn.
Bây giờ (thường khoảng 1-6 tháng từ lúc bạn tìm hiểu về website) đã đến lúc bạn chọn cho mình một trong các công cụ của Digital để chính thức bắt đầu, hãy chọn một công cụ đem lại cho bạn khả năng được thực hành (được làm thực tế) nhiều nhất có thể.
Thang điểm về độ khó các công cụ Digital mà bạn nên biết
Theo Semtek Co,. LTD, đây là đánh giá độ khó của một công cụ và không phải là đánh giá mức độ thông minh của người đang làm các công cụ này:
- Website (3) (10) – dễ để làm một website mã nguồn mở và hiểu cách vận hành, khó khi làm những tính năng đặc biệt.
- Content (6,5) – Muốn tự học content, cách viết không khó nhưng bạn cần 1 chút năng khiếu.
- SEO (8,5) – Khó đấy nhưng học xong bạn sẽ xử lý được tất cả các công cụ còn lại rất dễ (trừ content) do khả năng tìm kiếm thông tin của bạn cũng rất siêu phàm sau khi làm seo giỏi, ngoài ra SEO cũng là đối tượng được săn đuổi rất nhiều.
- SEM (5) – Khá khó khi các bạn bắt đầu nhưng qua được mấy thứ về nghiên cứu từ khóa thì sau này sẽ dễ học.
- Email Marketing (5) (8) – Khá đơn giản để bắt đầu (5) nhưng muốn thành người giỏi (8) thì rất khó khăn và đòi hỏi phải hiểu nhiều thứ liên quan.
- Online PR (7): Cũng như content nhưng phải biết cách mở rộng quan hệ, giao lưu nhiều.
- Quảng cáo Banner (3)(8): rất dễ nếu bạn muốn mua, chạy, hiểu được nó, rất khó nếu bạn muốn tối ưu nó.
- Social Media Marketing (4)(8): Dễ tiếp cận (4) nhưng cũng khó để thành công nếu bạn không có 1 chút năng khiếu giao tiếp.
- Mobile Marketing (7) : Cần bạn hiểu nhiều về hành vi người dùng với mobile và những thứ liên quan đến copy, user experience…căng lắm :).
- Web Analytics (9): Rất khó vì nếu bạn không hiểu các công cụ khác lúc này sẽ chẳng biết thống kê cái gì, report cái gì, thế nào là tốt, thế nào là xấu…rất ít tài liệu tiếng việt, nhiều khi nhìn vào mấy đoạn code mà nản nhưng đây là phần rất rất thú vị.
Bạn nên chọn nếu:
- Bạn rất thích (hoặc rất muốn thử).
- Khả năng bạn thực hành rất cao và rất nhiều.
- Phù hợp với nguồn tài chính hiện có của bạn
- Bắt đầu với một số công cụ của Digital
Lý thuyết về Digital có rất nhiều trên mạng nhưng điểm quan trọng là phải thực hành thật nhiều, do đó trong quá trình làm đừng ngại việc làm miễn phí cho ai đó, đừng nghĩ mình bị bóc lột…cố gắng cày.
Tổng hợp các câu hỏi về nghề Digital cho những người mới
Không học chuyên ngành marketing có làm nghề digital marketing được không?
Câu trả lời là hoàn toàn có. Digital marketing yêu cầu khả năng sáng tạo, óc phân tích và nhạy bén. Những kiến thức về SEO, tối ưu hóa website, lên kế hoạch marketing online cũng như đo lường kết quả chiến lược digital marketing đều có thể học thông qua quá trình làm việc và học thêm các khóa học từ các trung tâm chuyên nghiệp bên ngoài. Việc bạn có học chuyên ngành marketing hay không không quan trọng.
Nghề digital marketing có khác với nghề marketing truyền thống?
Câu trả lời là vừa khác và vừa giống. Giống ở chỗ digital marketing chính là làm marketing trên công cụ số, cũng yêu cầu các kiến thức marketing căn bản, sự năng động của việc phân tích và đo lường. Khác ở chỗ, digital marketing đòi hỏi sự tương tác chặt chẽ với khách hàng, sự tươi mới và thay đổi liên tục do tính chất đặc thù của công cụ số, trong khi làm marketing truyền thống dường như sự tương tác ít hơn hẳn.
Nghề digital marketing có được đào tạo chính thống tại các trường đại học?
Thực tế nghề digital marketing chưa được chính thức đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, bạn có thể học digital marketing một cách chuyên nghiệp tại các cơ sở uy tín (ví dụ như Vinalink) với các khóa học từ Internet marketing, content marketing, cho đến facebook, Google Adwords… để làm trong ngành digital marketing.
Nên bắt đầu làm digital marketing từ vị trí nào?
Câu trả lời là tùy thuộc vào khả năng của bạn. Có các vị trí bao gồm: copywriter, người lên kế hoạch digital marketing, nhân viên SEO, nhân viên thiết kế… Bạn có thể bắt đầu từ vị trí dễ nhất và đơn giản nhất, sau đó rèn luyện thêm kỹ năng và kinh nghiệm với những vị trí cao hơn, phức tạp hơn. Digital marketing là một trong những nghề cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa rất nhiều yếu tố: khả năng kiên nhẫn và óc sáng tạo, hiểu biết về thế giới kỹ thuật số và các cách thức để chạm đến trái tim khách hàng tốn ít chi phí nhất.
Nên chuyên về 1 mảng digital marketing hay biết tất cả mọi thứ?
Thực tế, nghề digital marketing rất rộng, và biết về 1 thứ chuyên sâu hoặc biết tất cả mọi thứ còn tùy thuộc vào chính điều kiện nghề nghiệp cũng như sở thích của bạn. Nhưng, tốt nhất, nên biết một cách tổng quan về tất cả mọi thứ trong nghề digital marketing, sau đó chọn ra thứ bạn thích nhất và theo đuổi nó.
Các tìm kiếm liên quan đến digital marketing
- tìm hiểu digital marketing
- digital marketing khóa học
- các hình thức digital marketing
- digital marketing online
- digital marketing fpt
- digital marketing tuyển dụng
- digital marketing sách