DNS server là gì? Các loại DNS và cơ chế hoạt động của DNS server

dns server

DNS server là gì? DNS server là một thuật ngữ tiếng Anh được hiểu là hệ thống phân giải tên miền cho Internet. Hệ thống này cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về thuật ngữ này bạn nhé!

Bạn có thể hiểu hết về DNS server là gì chưa?

Trong thế giới công nghệ nói chung và thiết kế website nói riêng, DNS là khái niệm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chắc hẳn trong chúng ta, kể cả đối với những người không học chuyên sâu về công nghệ thông tin đều đã nghe tới cụm từ viết tắt này.

Vậy DNS là gì? và DNS có chức năng, cũng như ảnh hưởng gì đến hệ thống mạng mà chúng ta vẫn thường sử dụng hằng ngày. Hãy cùng SEMTEK Co,. LTD tìm hiểu ngay sau đây.

 1. Khái niệm DNS server là gì?

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name System, mang ý nghĩa đầy đủ là hệ thống phân giải tên miền. Hiểu một cách ngắn gọn nhất, DNS cơ bản là một hệ thống chuyển đổi các tên miền website mà chúng ta đang sử dụng, ở dạng www.tenmien.com sang một địa chỉ IP dạng số tương ứng với tên miền đó và ngược lại.

Thao tác này của DNS giúp liên kết các thiết bị mạng với nhau nhằm mục đích định vị và gán một địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên internet.

dns server

 2. Chức năng của DNS là gì?

Về chức năng, DNS có thể được hiểu như một “người phiên dịch” và “truyền đạt thông tin”. DNS sẽ làm công việc dịch tên miền thành một địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ như www.tenmien.com thành 421.64.874.899 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền.

Khi “dịch” như thế, trình duyệt sẽ hiểu và đăng nhập vào được. Và khi người dùng đăng nhập vào một website, thay vì phải nhớ và nhập một dãy số địa chỉ IP của hosting, thì chỉ cần nhập tên website là trình duyệt tự động nhận diện.

Mỗi máy tính trên Internet đều có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP này được dùng để thiết lập kết nối giữa server và máy khách để khởi đầu một kết nối. Bất kỳ khi nào, bạn truy cập vào một website tùy ý hoặc gửi một email, thì DNS đóng vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.

Trong vô vàn trang web trên thế giới, sẽ không có ai có thể nhớ hết từng dãy số địa chỉ IP trong mỗi lần đăng nhập. Do đó, khái niệm tên miền được đưa ra, từ đó mỗi trang web sẽ được xác định với tên duy nhất.

Tuy nhiên, địa chỉ IP vẫn được sử dụng như một nền tảng kết nối bởi các thiết bị mạng. Đó là nơi DNS làm việc phân giải tên domain thành địa chỉ IP để các thiết bị mạng giao tiếp với nhau. Đồng thời, bạn cũng có thể tải một website bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ IP thay vì nhập tên domain của website đó.

Đặc điểm của DNS server là gì và danh sách DNS tốt nhất

 1. Đặc điểm của DNS Server

Tốc độ của các DNS server đều khác nhau. Người dùng có thể dùng DNS server riêng bằng cách điền vào network connections hay DNS server mặc định của nhà cung cấp dịch vụ internet. Còn nếu dùng DNS server mặc định thì không cần.

Các DNS server có 2 nhiệm vụ là phản hồi các DNS server bên ngoài đang phân giải những cái tên bên trong miền quản lý và phân giải các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet.

Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ sở hữu cho mình một DNS Server riêng với mục đích vận hành. Vì vậy, khi tra địa chỉ IP của website trong mỗi trình duyệt web thì bắt buộc gửi URL đó tới DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ tên miền đó.

 2. Danh sách DNS server tốt nhất

  • Google Public DNS server
  • OpenDNS
  • Norton ConnectSafe
  • Comodo Secure DNS
  • Level3
  • DNS Advantage
  • OpenNIC
  • Dyn
  • Safe DNS
  • DNS.Watch
  • FreeDNS
  • Yandex DNS
  • DNS Singapore
dns server

3. Thông tin thêm về DNS server

Trong hầu hết các trường hợp, hai DNS server: server phụ và server chính được cấu hình tự động trên router hoặc máy tính khi kết nối với ISP thông qua DHCP. Người dùng có thể cấu hình 2 DNS server trong trường hợp trong một số chúng bị lỗi, sau đó thiết bị sẽ dùng server phụ.

Do chỉ phụ thuộc vào thời gian thiết bị của bạn tiếp cận DNS server nên một số DNS server có thể cung cấp thời gian truy cập nhanh hơn các máy chủ khác. Chẳng hạn, nếu DNS server của ISP gần hơn DNS server của Google, thì bạn có thể thấy rằng các địa chỉ được giải quyết nhanh hơn, bằng cách sử dụng các server mặc định từ ISP của bạn chứ không phải server của bên thứ ba.

Nếu gặp phải sự cố mạng không load được website thì đó có thể là sự cố với DNS server. Nếu DNS server không thể tìm thấy địa chỉ IP chính xác được liên kết với hostname bạn nhập, trang web sẽ không thể load. Điều này cũng có nghĩa là do máy tính giao tiếp thông qua địa chỉ IP, không phải hostname.

Cài đặt DNS server gần nhất với thiết bị là những cái đặt sẽ được sử dụng. Chẳng hạn, trong khi ISP của bạn có thể sử dụng một bộ DNS server, áp dụng cho tất cả các router được liên kết với nó, thì router của bạn có thể sử dụng một bộ cài đặt DNS server khác cho tất cả các thiết bị được kết nối với router đó.

Các loại DNS và cơ chế hoạt động của DNS server là gì?

 1. Phân loại DNS

Root Name Servers là gì?

Đây là máy chủ tên miền chứa các thông tin, để tìm kiếm các máy chủ tên miền lưu trữ (authority) cho các tên miền thuộc mức cao nhất (top-level-domain).

Máy chủ ROOT có thể đưa ra các truy vấn (query) để tìm kiếm tối thiểu các thông tin về địa chỉ của các máy chủ tên miền authority thuộc lớp top-level-domain chứa tên miền muốn tìm.

Sau đó, các máy chủ tên miền ở mức top-level-domain có thể cung cấp các thông tin về địa chỉ của máy chủ authority cho tên miền ở mức second-level-domain chứa tên miền muốn tìm. Quá trình tìm kiếm tiếp tục cho đến khi chỉ ra được máy chủ tên miền authority cho tên miền muốn tìm. Theo cơ chế hoạt động này thì bạn có thể tìm kiếm một tên miền bất kỳ trên không gian tên miền.

Một điểm đáng chú ý khác, quá trình tìm kiếm tên miền luôn được bắt đầu bằng các truy vấn gửi cho máy chủ ROOT. Nếu như các máy chủ tên miền ở mức ROOT không hoạt động, quá trình tìm kiếm này sẽ không được thực hiện.

Để tránh điều này xảy ra, trên mạng Internet hiện tại có 13 hệ thống máy chủ tên miền ở mức ROOT. Các máy chủ tên miền này nói chung và ngay trong cùng một hệ thống nói riêng đều được đặt tại nhiều vị trí khác nhau trên mạng Internet.

Local Name Servers là gì?

Server này chứa thông tin, để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho các tên miền thấp hơn. Nó thường được duy trì bởi các doanh nghiệp, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISPs)

dns server

2. Cơ chế hoạt động của DNS là gì?

Giả sử bạn muốn truy cập vào trang có địa chỉ semtek.com.vn

Bước 1:

Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền semtek.com.vn tới máy chủ quản lý tên miền cục bộ thuộc mạng của nó. Máy chủ tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ có cơ sở dữ liệu này, nó sẽ gửi trả lại địa chỉ IP của máy có tên miền nói trên.

Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền này nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất. Máy chủ tên miền ở mức ROOT này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .vn.

Bước 2:

Tiếp đó, máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền Việt Nam (.VN) tìm tên miền semtek.com.vn.

Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền vnn.vn địa chỉ IP của tên miền semtek.com.vn. Do máy chủ quản lý tên miền vnn.vn có cơ sở dữ liệu về tên miền semtek.com.vn nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ.

Bước 3:

Cuối cùng, máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng.

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • alternate dns server là gì
  • dns 8.8.8.8 là gì
  • default gateway dhcp server dns server là gì
  • mạng dns là gì
  • dns server google
  • dns nhanh
  • dns resolver là gì
  • dns zone là gì

Xem thêm:

1 những suy nghĩ trên “DNS server là gì? Các loại DNS và cơ chế hoạt động của DNS server

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *