Domain là gì? Phải thừa nhận rằng một domain (tên miền) ấn tượng và độc đáo là điều mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn khi xây dựng website cho mình. Tuy nhiên, để lựa chọn được một tên miền ưng ý lại không hề dễ dàng chút nào. Bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn tên miền thật hoàn hảo và đạt chuẩn. Đảm bảo người dùng sẽ phải nhớ đến thương hiệu của bạn lâu dài.
Các điều cơ bản cần biết xoay quanh về Domain là gì?
1. Định nghĩa Domain là gì?
Domain là gì? Tên miền hoặc domain là tên của một website hoạt động trên internet, tên miền có tác dụng để thay thế một địa chỉ IP dài và khó nhớ thành một “Domain Name” hay “Tên Miền” dễ nhớ.
Ví dụ như Hostinger.vn, Google.com, Facebook.com là tên miền của các công ty Internet. Khi một công ty (hoặc một người) mua một tên miền, họ có thể chỉ định server nào mà tên miền trỏ tới.
2. Ai có thể đăng ký Domain?
- Tên miền quốc gia có quy định đăng ký riêng đối với từng quốc gia.
- Tên miền quốc tế thì không có hạn chế nào về đối tượng đăng ký tên miền. Tất cả cá nhân, tổ chức, không phân biệt thuộc quốc gia nào đều có thể đăng ký một hoặc nhiều tên miền quốc tế.
3. Ai có thể quản lý Domain?
- Tên miền quốc tế và tên miền quốc gia cấp 1 do tổ chức Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) quản lý. ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.
- Tên miền quốc gia cấp thấp hơn do cơ quan quản lý tên miền của từng nước quản lý.
- Ở Việt Nam, tên miền Việt Nam do cơ quan quản lý tên miền quốc gia VNNIC quản lý.
- Khách hàng đăng ký là người có toàn quyền sở hữu tên miền.
4. Một số đặc điểm tên miền
- Tên miền không được vượt quá 63 ký tự (đã bao gồm phần đuôi .com, .net, .org, .info).
- Tên miền chỉ bao gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), các số (0-9) và dấu (-). Khoảng trắng và các ký tự đặc biệt khác đều không hợp lệ.
- Không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu (-).
- Tên miền của bạn không cần bắt đầu bằng http:// hoặc www hay http://www.
Các loại Domain phổ biến hiện nay domain là gì
Khi mua tên miền bạn cần tìm hiểu một số loại thông tin tên miền thông dụng. Tùy vào từng mục đích mà bạn lựa chọn tên miền sao cho phù hợp. Dưới đây là các tên miền quốc tế phổ biến nhất hiện nay cũng như ý nghĩa của từng loại tên miền để bạn nắm rõ:
1. Tên miền .com
Đây là loại tên miền phổ biến nhất bạn thường thấy ở các trang như google.com, facebook.com. Commercial nghĩa là thương mại, phù hợp với mọi đối tượng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
2. Tên miền .net domain là gì
Phổ biến tiếp theo sau tên miền .com là tên miền .net. Đây là viết tắt của từ network. Tên miền này dùng cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ về website và internet. Bên cạnh đó cũng có nhiều trang web khác cũng sử dụng tên miền .net cho trang của mình.
3. Tên miền .gov
Chính là từ viết tắt của goverment – chính phủ. Website chính thức của chính phủ hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ mới sở hữu tên miền này. Tùy thuộc vào khu vực và quốc gia sẽ có thêm tên miền viết tắt của nước đó như .gov.vn.
4. Tên miền .org
Đây là tên gọi viết tắt của từ organization hay còn gọi là tổ chức. Những tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ,… đều sử dụng tên miền này.
5. Tên miền .edu
Còn đây là viết tắt của từ education nghĩa là giáo dục. Những trang web liên quan đến giáo dục đều sở hữu tên miền .edu.
6. Tên miền .info
.info là tên viết tắt của từ information – thông tin. Những trang web sở hữu tên miền .info đa phần là kho dữ liệu khổng lồ. Do đó các website này thường lưu trữ các thông tin và tài nguyên nhất định.
7. Các tên miền khác
Và còn rất nhiều tên miền quốc tế khác để bạn lựa chọn cho phù hợp với ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty bạn
Tìm hiểu tổng quan Transfer Domain là gì?
Transfer domain hay tên miền là quá trình di chuyển domain từ nhà cung cấp này tới một nhà cung cấp khác. Bạn hình dung nó giống như bạn chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao. Transfer tên miền là giữ nguyên domain và thông tin chủ sở hữu. Chỉ đổi nhà cung cấp thôi nhé!
Ví dụ domain khanplus.com của mình hiện nay đang quản lý bởi Namecheap. Trong tương lai có thể mình muốn đổi nhà cung cấp cho nó, có thể là GoDaddy ví dụ vậy, khi đó mình sẽ thực hiện transfer domain.
Lý do Transfer Domain là gì?
Việc thay đổi nhà cung cấp domain là quyền của chủ sở hữu domain. Cũng giống như chủ thuê bao di động có quyền thay đổi nhà mạng. Có nhiều lý do để bạn quyết định đổi nhà cung cấp domain:
- Bạn không thích chính sách hoặc dịch vụ của nhà cung cấp hiện tại, ví dụ như support kém, quan liêu, biểu giá lừa đảo, giao diện khó sử dụng, v.v… Mình nghe nhiều người than phiền về các nhà cung cấp Việt Nam.
- Mặc dù nhà cung cấp hiện tại cũng ok, nhưng bạn phát hiện ra nhà cung cấp khác còn ngon hơn, khuyến mãi nhiều hơn, dịch vụ & tính năng tốt hơn. Cỏ luôn xanh hơn ở bên kia ngọn đồi, haha. Ví dụ mình rất thích dịch vụ WhoisGuard free suốt đời ở Namcheap.
- Bạn có nhiều domain ở nhiều nhà cung cấp khác nhau và muốn gôm nó về một mối cho dễ quản lý.
- Có trường hợp bạn mua hosting họ sẽ yêu cầu bạn transfer domain tới đó để sử dụng được hosting ở đó. Nói thiệt là với yêu cầu kiểu này thì giống tự bóp d*i, mất tự do, mình bye nó ngay và luôn với yêu cầu kiểu này.
- Trường hợp hi hữu là nhà cung cấp domain hiện tại phá sản. Tình huống này chắc khó xảy ra.
Những điều cần lưu ý khi Transfer Domain là gì?
Cần lưu ý những điều dưới đây để chuẩn bị tránh gây mất thời gian khi transfer tên miền.
Trả phí cho nhà cung cấp mới
Thường mức phí transfer này thấp hơn phí gia hạn và đóng theo năm tựa như mức phí gia hạn. Bạn phải trả nó cho nhà cung cấp mới và được thời gian sử dụng thêm 1 năm giống như thời gian gia hạn.
Tên miền phải được 60 ngày tuổi mới được transfer
Tức là từ lúc đăng ký tên miền mới hoàn toàn cho đến lúc transfer phải được 60 ngày thì mới có quyền transfer sang nhà cung cấp khác. Không nên cập nhật thông tin tên miền như (email, tên, …) vì phải sau thời điểm cập nhật 60 ngày mới được transfer.
Thời điểm transfer tên miền thường phải nằm trong thời gian gia hạn (một số nhà cung cấp tại Việt Nam có thể không cho transfer 30 ngày trước khi hết hạn). Với tên miền hết hạn thì tùy thuộc vào chính sách nhà cung cấp.
Cần phải unlock tên miền và lấy mã EPP Code (Authentication Code, Auth Code)
Vì đây là yêu cầu bắt buộc nên nếu bạn có ý định transfer tên miền thì phải chuẩn bị nó từ sớm để khi đến thời điểm transfer thì có thể thực hiện ngay, tránh tốn thời gian cho thủ tục unlock và lấy mã EPP.
Nên sử dụng Nameserver trung gian khi transfer
Việc này sẽ giúp cho các truy cập vào website không bị gián đoạn, bạn không bị mất khách hàng.
Tắt chức năng ẩn thông tin tên miền (nếu có)
Khi transfer tên miền bạn cần phải xác thực chủ sở hữu tên miền đó, nếu thông tin này bị ẩn đi thì dĩ nhiên bạn không thể transfer được. Thường thì một số nhà cung cấp tại Việt Nam mặc định ẩn tính năng này nên bạn phải yêu cầu họ hiện lên trước khi thực hiện transfer tên miền.
Bạn nên kiểm tra thông tin chủ sở hữu tên miền để đảm bảo người đó là bạn, thông tin cá nhân của bạn là chính xác đặc biệt là email (đảm bảo là bạn có quyền truy cập vào email này).
Các tìm kiếm liên quan:
- domain là gì wiki
- domain server là gì
- domain name là gì
- domain là gì toán
- subdomain là gì
- ip/domain la gi
- tên miền là gì tin học 10
- dns là gì
Nội dung liên quan:
- VPS là gì? Những lợi ích khi sử dụng VPS Việt Nam giá rẻ
- Sales executive là gì? Những kỹ năng một Sales executive giỏi cần nắm vững
- 301 redirect là gì? Các chuyển hướng redirect 301 thường gặp
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?