Phần mềm ERP được ví như như “xương sống” trong hoạt động quản lý điều hành một doanh nghiệp. Ứng dụng hệ thống ERP giúp các bộ phận phối hợp công việc ăn ý, giảm 70% các quy trình làm việc thủ công. Giải pháp ERP được ví như “cánh tay đắc lực” giúp lãnh đạo đưa ra chiến lược kinh doanh kịp thời, sáng suốt dựa trên nguồn dữ liệu chính xác và minh bạch. Vậy ERP system là gì? ERP system đã làm như thế nào để giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn?
ERP system là gì?
ERP System là gì? ERP system là một khái niệm xuất hiện khá thường xuyên trong thời gian gần đây ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm về ERP system vẫn còn khá mơ hồ, mỗi người hiểu mỗi ý hoặc chưa hiểu trọn vẹn về nó. Thật vậy, có một số người nói công ty họ đang ứng dụng hệ thống ERP nhưng thật ra chỉ là một module nhỏ trong ERP, hay có thể là nhiều phần mềm chức năng khác nhau tùy biến và kết hợp với nhau một cách khá lỏng lẻo.
Vậy ERP system là gì? Những ưu điểm lợi ích mà hệ thống này mang lại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về vấn đề này.
ERP system là tên viết tắt của Enterprise Resource Planning System – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Để hiểu một cách rõ ràng về ERP system là gì trước hết cần hiểu được ý nghĩa từng khái niệm trong hệ thống này.
Còn với Hệ thống ERP nó có thể tích hợp thông tin từ tất cả các phòng ban và chức năng trên một doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất có thể phục vụ nhu cầu riêng lẻ và đa dạng của các phòng ban khác nhau. Nó phục vụ cho nhu cầu về nhân sự, tài chính, nhà kho, cung ứng và bất kỳ bộ phận khác nhau mà quá trình kinh doanh cần phải có.
Mặc dù mọi bộ phận trong bất kỳ công ty nào đều có phần mềm được tối ưu hóa và đáp ứng nhu cầu của bộ phận cụ thể đó, nhưng ERP có vai trò tổng hợp đầy đủ và cung cấp thông tin mà một hệ thống của một bộ phận cụ thể không thể làm được.
ERP có thể được xem là cầu nối trong việc cung cấp thông tin và các quá trình tích hợp các chức năng nâng cao một cách hiệu quả nhất của tất cả các hoạt động. Triển khai ERP chắc chắn sẽ làm thay đổi lớn đối với hầu hết các tổ chức và với một khoảng đầu tư không hề nhỏ. Tuy nhiên, khi triển khai hệ thống ERP doanh nghiệp sẽ thấy được hiệu quả tất thì thông qua các kết quả mà ERP có thể mang lại cho doanh nghiệp mình như tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian, chi phí, gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Và một điều đặc biệt ở các mô hình kinh doanh lớn như các tập đoàn thì việc sử dụng Hệ thống ERP sẽ giúp cho việc quản trị các công ty con với nhiều lĩnh vực khác nhau một cách dễ dàng hơn. Vì ERP không chỉ đơn thuần là một hệ thống độc lập của một công ty mà nó có thể kết nối nhiều dữ liệu của nhiều công ty khác nhau của một tập đoàn hoặc cải thiện sự cần thiết của việc chia sẻ thông tin B2B hiện nay.
- Enterprise (doanh nghiệp)
Đây chính là đối tượng sử dụng của ERP system. ERP system liên kết các bộ phận, phòng ban chức năng trong doanh nghiệp vào trong một hệ thống máy tính duy nhất giúp các cán bộ nhân viên, cán bộ quản lý lẫn lãnh đạo có thể dễ dàng và kịp thời truy cập sử dụng, kiểm tra, kiểm soát trong giới hạn quyền của mình.
- Resource (nguồn lực)
Nguồn lực gồm nhân lực, vật lực và tài chính. Tuy nhiên, hiểu một cách chính xác trong ERP system thì Resource là tài nguyên, là tất cả phần cứng, phần mềm, dữ liệu của hệ thống mà con người có thể truy cập và sử dụng được. Và một khi doanh nghiệp đã ứng dụng ERP system vào trong hoạt động của mình tức là phải biến tất cả các nguồn lực đó thành tài nguyên. Bằng cách nào?
Bằng cách nào?
- Phải làm cho tất cả bộ phận, phòng ban đều có thể khai thác nguồn lực của doanh nghiệp để phục vụ cho công việc, trách nhiệm của mình.
- Lập kế hoạch và xây dựng quy trình khai thác nguồn lực hiệu quả, nhịp nhàng và chặt chẽ.
- Thường xuyên cập nhật một cách chính xác, kịp thời các thông tin và tình trạng nguồn lực của doanh nghiệp.
Nói một cách tổng quan về việc chuyển hóa tài nguyên của doanh nghiệp thành nguồn lực chính là quá trình chuẩn hóa dữ liệu. Quá trình này cần được những đối tác có chuyên môn kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thực hiện. Việc khai thác sử dụng ERP system thành công hay không được quyết định bởi nguồn lực này.
- Planning (hoạch định)
Là khả năng hoạch định chiến lược, kế hoạch trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Planning trong ERP system hỗ trợ doanh nghiệp tính toán, dự báo, lập kế hoạch trong sản xuất, thu mua, cung ứng, xây dựng chính sách giá, chiết khấu,…một cách hiệu quả và chặt chẽ nhất, hạn chế tối đa những sai sót, nhầm lẫn trong xử lý nghiệp vụ.ERP là gì
Là một phần mềm tin học tổng thể được dùng trong các doanh nghiệp. Là một sản phẩm đa chức năng với 3 vai trò chính là lưu trữ, kết nối quản trị và hoạch định ý tưởng quản lý cho doanh nghiệp.
ERP system là một giải pháp công nghệ thông tin hiện đại thay thế các phần mềm chức năng riêng lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng,…Chỉ cần một ERP system, doanh nghiệp có thể xây dựng một mô hình làm việc tự động hóa chuyên nghiệp, xuyên suốt từ A – Z, từ cấp lãnh đạo quản lý đến nhân viên ở mỗi bộ phận phòng ban.
ERP system mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Với những module đa chức năng trong mọi khâu hoạt động, ERP System là gì? ERP system một khi được triển khai thành công và vận hành một cách trơn tru sẽ mang lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động của doanh nghiệp như:
Kiểm soát thông tin khách hàng
Vì dữ liệu của ERP đều nằm chung ở một nơi nay mọi nhân viên trong công ty đều có thể truy cập và xem thông tin khách hàng, một số người có quyền thì có thể đổi cả thông tin mà không lo sợ hồ sơ khách hàng không được cập nhật xuyên suốt các bộ phận khác nhau. Ngay cả một ông CEO cũng có thể dễ dàng xem ai mua cái gì ở đâu và bao nhiêu tiền.
Tăng tốc quá trình sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ
ERP có thể phục vụ như một công cụ giúp tự động hóa một phần hoặc tất cả quy trình sản xuất, từ việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến ra thành phẩm, quản lý đầu ra đầu vào, đóng gói và nhiều thứ khác. Vì chỉ sử dụng một hệ thống máy tính duy nhất nên công ty có thể tiết kiệm thời gian, giảm chi phí, tăng năng suất và giảm lượng nhân sự cần thiết. Người quản lý có thể xem tất cả mọi thông số của công ty trong một giao diện hợp nhất, không phải nhảy từ khu vực này sang khu vực khác chỉ để kiếm vài con số.
Kiểm tra chất lượng, quản lý dự án
ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra và theo dõi.tính đồng nhất trong chất lượng sản phẩm, đồng thời lên kế hoạch và phân bổ.nhân lực một cách hợp lý tùy nhu cầu dự án. Mình được biết là ERP còn có thể tự động kiểm tra.trong cơ sở dữ liệu xem nhân viên nào có thế mạnh nào.rồi tự gán họ vào từng tác vụ của dự án, người quản lý không phải mất nhiều thời gian cho công đoạn này.
Kiểm soát thông tin tài chính
ERP sẽ giúp tổng hợp hết mọi thứ liên.quan đến tài chính lại một nơi và số liệu chỉ có một phiên bản mà thôi,.hạn chế tiêu cực cũng như những đánh giá sai lầm của người quản lý.về hiệu năng của doanh nghiệp. ERP cũng có thể giúp tạo ra các bản báo cáo.tài chính theo những chuẩn quốc tế như IFRS,.GAAP, thậm chí cả theo tiêu Kế toán Việt Nam cũng được luôn.
Chuẩn hóa thông tin erp system là gì?
ERP giúp chuẩn hóa thông tin.hành chính nhân sự và tiền lương: với các công ty lớn nhiều chi nhánh ở nhiều khu vực địa lý,.lượng nhân sự lớn được quản lý bởi một phòng nhân sự ở trụ sở chính thì.việc theo dõi công, tiền lương, chế độ thưởng phạt,.chế độ tiền lương và phúc lợi từ một module chức năng trong ERP system.sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu suất sản xuất
Với nguồn thông tin quản trị được cập nhật chính xác,.rõ ràng sau khi chuẩn hóa sẽ giúp cho các nhân viên bộ phận.kế hoạch sản xuất có thể nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém.hiệu quả trong quy trình sản xuất trước đó,.rút kinh nghiệm cho một quy trình sản xuất mới hiệu quả.và đạt hiệu suất kinh kế cao hơn.
Giảm lượng hàng tồn kho
Chức năng quản lý kho của ERP system giúp doanh nghiệp xác định và nắm bắt nhanh chóng lượng hàng tồn kho để từ đó có những chiến lược thúc đẩy giải phóng hàng tồn, giảm nhu cầu lưu động vốn, từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh.ERP giúp tăng khả năng quản lý trong doanh nghiệp
Tối ưu hóa việc xử lý đơn đặt hàng của khách hàng: đây là ưu điểm lớn nhất của hệ thống ERP, với một quy trình đặt hàng, giao dịch xử lý thống nhất,nhịp nhàng xuyên suốt giữa các bộ phận kinh doanh, chăm sóc khách hàng, kho và vận đơn giúp đáp ứng nhu cầu mua hàng nhanh chóng hơn, khắc phục tình trạng bỏ sót đơn hàng, gây phiền lòng và giảm uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Bạn nên sử dụng hệ thống quản lý doanh nghiệp nào?
Giải pháp tích hợp đầy đủ với nhiều chức năng kinh doanh. Phù hợp với các doanh nghiệp và tập đoàn lớn vì các giải pháp này tốn nhiều ngân sách và tốn kém cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ứng dụng dọc (SalesForce, Trello, HubSpot)
Các giải pháp linh hoạt và thân thiện với người dùng, tập trung vào 1 quá trình hoặc quy trình kinh doanh. Các quy trình kinh doanh không được tích hợp với nhau, đồng thời khả năng tự động hóa cũng bị hạn chế. Do đó, các ứng dụng này thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm vì giá thành thấp.
Odoo ERP → Kết hợp tất cả các lợi ích
Kết hợp tất cả các lợi ích tốt nhất của các hệ thống ERP lớn & các ứng dụng dọc → phạm vi chức năng & tự động hóa lớn cùng với tính linh hoạt và giá thành phù hợp với ngân sách.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về ERP system là gì, lợi ích mà hệ thống này mang lại cho doanh nghiệp như thế nào. Hãy tiếp tục cập nhật website SEMTEK để có được nhiều hơn nữa thông tin về ERP system trước khi quyết định triển khai nó cho doanh nghiệp mình.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Tìm kiếm liên quan
- phần mềm erp là gì
- hệ thống erp là gì
- odoo là gì
- erp viết tắt của từ gì
- ERP System là gì
- erp sap là gì
- crm system là gì
- erp la gì wiki
Nội dung liên quan
- Marketing 7P là gì? Nâng cao hiệu quả cho Marketing dịch vụ như thế nào?
- Cách thực hiện sơ đồ SWOT hiệu quả nhanh chóng
- Brand Name là gì ? Những cốt lõi nhất của một thương hiệu – Brand Name