Firewall giúp kiểm soát luồng thông tin giữa Intranet và Internet, chúng phát hiện và phán xét những hành vi được truy cập và không được truy cập vào bên trong hệ thống, đảm bảo tối đa sự an toàn thông tin. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.
Thiết bị tường lửa (Firewall) là gì?
Thiết bị tường lửa (Firewall) là hàng phòng vệ chống lại những kẻ hay đi xâm nhập trộm giúp ngăn chặn ý đồ xâm nhập xấu vào máy tính và hạn chế những gì đi ra khỏi máy nếu chưa được cho phép. Tường lửa (Firewall) được định nghĩa một cách đúng nhất là một hệ thống an ninh mạng.
Chúng hoạt động như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Tức là chúng sẽ kiểm soát các thông tin các truy cập đến nguồn lực của mạng, lúc này chỉ có những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa thì mới được truy cập vào mạng, còn lại sẽ bị từ chối.
Thiết bị tường lửa (Firewall) sẽ đảm bảo rằng máy tính được bảo vệ từ hầu hết các mối tấn công nguy hại phổ biến. Và máy tính nào khi kết nối tới Internet cũng cần có firewall, điều này giúp quản lý những gì được phép vào mạng và những gì được phép ra khỏi mạng
firewall1. Thiết bị tường lửa (Firewall) hoạt động như thế nào?
Về cơ bản thì thiết bị tường lửa (Firewall) là tấm lá chắn giữa máy tính của bạn giữa Internet, giống như một nhân viên bảo vệ giúp bạn thoát khỏi những kẻ thù đang muốn tấn công bạn. Khi tường lửa hoạt động thì có thể từ chối hoặc cho phép lưu lượng mạng giữa các thiết bị dựa trên các nguyên tắc mà nó đã được cấu hình hoặc cài đặt bởi một người quản trị tường lửa đưa ra.
Có rất nhiều tường lửa cá nhân như Windows firewall hoạt động trên một tập hợp các thiết lập đã được cài đặt sẵn. Như vậy thì người sử dụng không cần lo lắng về việc phải cấu hình firewall như thế nào. Nhưng ở một mạng lớn thì việc cấu hình tường lửa là cực kỳ quan trọng để tránh khỏi các hiểm họa có thể có xảy trong mạng.
2. Nhiệm vụ chính của thiết bị tường lửa (Firewall)?
Firewall hỗ trợ máy tính kiểm soát luồng thông tin giữa intranet và internet, Firewall sẽ quyết định dịch vụ nào từ bên trong được phép truy cập ra bên ngoài, những người nào bên ngoài được phép truy cập vào bên trong hệ thống, hay là giới hạn truy cập những dịch vụ bên ngoài của những người bên trong hệ thống, mình lấy ví dụ như giới hạn trang Facebook, tất cả những người trong hệ thống sẽ không thể truy cập vào được mạng xã hội này.
Sau đây là một số nhiệm vụ chính của thiết bị tường lửa (Firewall):
- Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ truy cập ra bên ngoài, đảm bảo thông tin chỉ có trong mạng nội bộ.
- Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ bên ngoài truy cập vào trong.
- Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
- Hỗ trợ kiểm soát địa chỉ truy cập (bạn có thể đặt lệnh cấm hoặc là cho phép).
- Kiểm soát truy cập của người dùng.
- Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu trên mạng.
- Xác thực quyền truy cập.
- Hỗ trợ kiểm soát nội dung thông tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng.
- Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số Port ( hay còn cổng), giao thức mạng.
- Người quản trị có thể biết được kẻ nào đang cố gắng để truy cập vào hệ thống mạng.
- Tường lửa hoạt động như một Proxy trung gian.
- Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật.
- Cân bằng tải: Bạn có thể sử dụng nhiều đường truyền internet cùng một lúc, việc chia tải sẽ giúp đường truyền internet ổn định hơn rất nhiều.
- Tính năng lọc ứng dụng cho phép ngăn chặn một số ứng dụng mà bạn muốn. Ví dụ như Facebook Messenger, Skype, Zalo…
3. Những tùy chọn triển khai thiết bị tường lửa (Firewall)
Công nghệ ngày càng phát triển và công nghệ tường lửa cũng ngừng cải tiến và tạo ra những tùy chọn triển khai tường lửa khác nhau. Cụ thể như:
Tường lửa có trạng thái
Tường lửa có trạng thái giúp kiểm tra lưu lượng truy cập, liên quan đến trạng thái hoạt động và đặc điểm kết nối mạng để cung cấp tường lửa toàn diện hơn.
Tường lửa thế hệ tiếp theo
Tường lửa thế hệ tiếp theo bổ sung thêm vô số tính năng mới, bao gồm phân tích sâu các gói, phát hiện xâm nhập, ngăn và kiểm tra lưu lượng được mã hóa.
firewallFirewall dựa trên proxy
Tường lửa dựa trên proxy như một cổng nối giữa những người dùng cuối đến nguồn dữ liệu khi được yêu cầu. Và lưu lượng này sẽ lòng qua proxy nhằm bảo vệ máy tránh khỏi tiếp xúc với các mối đe dọa bằng cách che giấu danh tính của họ.
Tường lửa ứng dụng web
Tường lửa ứng dụng web bảo vệ máy chủ ứng dụng khỏi các mối đe dọa trên mạng lưới rộng hơn.
Phần cứng tường lửa
Phần cứng tường lửa được coi như là một máy chủ đơn giản có thể hoạt động như một router giúp kiểm tra và lọc lưu lượng và chúng chạy trên phần mềm tường lửa.
firewallPhần mềm tường lửa
Phần mềm tường lửa là nơi các chính sách và tính năng được cấu hình, chúng có thể thực hiện phân tích và phản hồi lại các mối đe dọa.
Kiểm tra trạng thái
Giúp chặn lưu lượng truy cập không mong muốn đã biết đến máy tính của bạn.
Diệt virus
Tường lửa có thể phát hiện virus, bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hại nhờ vào các bản cập nhật các mối đe dọa mới nhất
Hệ thống phòng chống xâm nhập (Intrusion Prevention Systems – IPS)
Hệ thống phòng chống xâm nhập sử dụng nhiều biện pháp bảo mật chi tiết hơn để ngăn chặn các mối đe dọa không mong muốn xâm nhập vào tấn công vào mạng công ty
Phân tích sâu các gói (DPI)
DPI có khả năng phân tích lưu lượng truy cập chi tiết, đặc biệt là các tiêu đề của các gói và dữ liệu lưu lượng, nên có thể được sử dụng để theo dõi lưu lượng gửi đi. Chúng đảm bảo thông tin và ngăn chặn mất dữ liệu
Kiểm tra SSL
Kiểm tra SSL để kiểm tra lưu lượng được mã hóa có mối đe dọa hay không, chúng là một phần quan trọng trong hệ hệ thống tường lửa mới.
Sandboxing
Sandboxing có khả năng nhận lưu lượng hoặc mã không xác định nhất định để xem chúng có vấn đề gì hay không.
4. Tường lửa có vai trò như nào?
Firewall giúp kiểm soát luồng thông tin giữa Intranet và Internet, chúng phát hiện và phán xét những hành vi được truy cập và không được truy cập vào bên trong hệ thống, đảm bảo tối đa sự an toàn thông tin.
Tính năng chính của dòng thiết bị này có thể được tóm tắt ở những gạch đầu dòng dưới đây:
– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ truy cập ra bên ngoài, đảm bảo thông tin chỉ có trong mạng nội bộ.
– Cho phép hoặc vô hiệu hóa các dịch vụ bên ngoài truy cập vào trong.
– Phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ bên ngoài.
– Hỗ trợ kiểm soát địa chỉ truy cập (bạn có thể đặt lệnh cấm hoặc là cho phép).
– Kiểm soát truy cập của người dùng.
– Quản lý và kiểm soát luồng dữ liệu trên mạng.
– Xác thực quyền truy cập.
– Hỗ trợ kiểm soát nội dung thông tin và gói tin lưu chuyển trên hệ thống mạng.
– Lọc các gói tin dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và số Port ( hay còn cổng), giao thức mạng.
– Người quản trị có thể biết được kẻ nào đang cố gắng để truy cập vào hệ thống mạng.
– Firewall hoạt động như một Proxy trung gian.
– Bảo vệ tài nguyên của hệ thống bởi các mối đe dọa bảo mật.
– Cân bằng tải: Bạn có thể sử dụng nhiều đường truyền internet cùng một lúc, việc chia tải sẽ giúp đường truyền internet ổn định hơn rất nhiều.
Một số sản phẩm Firewall
1. Software Firewalls
Thiết bị tường lửa mềm hay còn gọi là Firewall mềm, đây là loại Firewall được tích hợp trên hệ điều hành, nó bao gồm các sản phẩm như: SunScreen firewall, Check Point NG, IPF, Linux’s IPTables, Microsoft ISA server …
firewallƯu điểm:
- Firewall mềm thường đảm nhận nhiều vai trò hơn firewall cứng, nó có thể đóng vai trò như một DNS server hay một DHCP server.
- Việc thay đổi và nâng cấp thiết bị phần cứng là tương đối dễ dàng và nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Firewall mềm được cài đặt trên một hệ điều hành do đó không thể loại trừ khả năng có lỗ hổng trên hệ điều hành đó được. Khi lỗ hổng được phát hiện và bạn thực hiện cập nhật bản vá lỗi cho hệ điều hành đó thì bạn nên nâng cấp bản vá cho Firewall luôn, nếu không rất có thể Firewall sẽ hoạt động không ổn định.
- Firewall mềm thường có hiệu suất thấp hơn Firewall cứng.
2. Appliance Firewalls
Hay còn gọi là Firewall cứng. Đây là loại Firewall cứng được tích hợp sẵn trên các phần cứng chuyên dụng, thiết kề này dành riêng cho Firewall. Một số Firewall cứng như Cisco PIX, WatchGuard Fireboxes, NetScreen firewall, SonicWall Appliaces, Nokia firewall…
Ưu điểm:
- Cung cấp hiệu suất tổng thể tốt hơn so với Firewall mềm vì hệ điều hành của firewall cứng được thiết kế để tối ưu cho firewall.
- Tính bảo mật cao hơn và tổng chi phí thấp hơn so với Firewall mềm.
Nhược điểm:
Nó không được linh hoạt như Firewall mềm. Bạn sẽ không thể nào mà tích hợp thêm các chức năng và quy tắc như trên firewall mềm được. Ví dụ như chức năng kiểm soát thư rác đối với tường lửa mềm thì bạn chỉ cần cài đặt chức năng này như một ứng dụng, nhưng đối với Firewall cứng thì đòi hỏi bạn phải có thiết bị phần cứng hỗ trợ cho chức năng này.
3. Integrated firewalls
Hay còn gọi là Firewall tích hợp. Ngoài chức năng cơ bản của Firewall ra thì nó còn đảm nhận các chức năng khác ví dụ như VPN, phát hiện và chống xâm nhập từ bên ngoài, lọc thư rác, chống lại virus…
Ưu điểm:
Sử dụng Firewall tích hợp là đơn giản hóa thiết kế mạng bằng cách giảm lượng thiết bị mạng cũng như giảm chi phí quản lý, giảm gánh nặng cho các chuyên viên quản trị, ngoài ra nó còn tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng nhiều thiết bị cho nhiều mục đích khác nhau.
Nhược điểm:
Ưu điểm thì là như vậy, tuy nhiên việc tích hợp nhiều chức năng trên cùng một thiết bị sẽ dẫn đến việc khó khăn hơn trong khắc phục sự cố.
Các tìm kiếm liên quan:
- firewall cứng
- firewall cisco
- thiết bị firewall
- firewall win 10
- thiết bị firewall là gì
- thiết bị tường lửa
- firewall app blocker
- phần mềm firewall cho server
- tường lửa (firewall) không có tác dụng với phishing email
Nội dung liên quan:
- Chức năng hệ thống CRM là gì?
- Banner là gì? Cách làm banner quảng cáo đẹp hiệu
- Brochure là gì? Sự khác nhau giữa Profile, Catalogue và Brochure