Giao thức SMTP là gì? Các hình thức hoạt động của Giao thức SMTP

giao thức smtp

Giao thức smtp (tiếng Anh: Simple Mail Transfer Protocol – giao thức truyền tải thư tín đơn giản) là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet. Nó thiết lập kênh kết nối giữa mail client và mail server, và thiết lập kênh liên lạc giữa mail server gửi và mail server nhận. Email sẽ được đẩy từ mail client lên mail server và từ mail server nó sẽ được server này gửi đi đến mail server nhận.

Giao thức smtp là gì? Máy chủ SMTP là gì và cách thức hoạt động

1. Định nghĩa giao thức SMTP

Simple Mail Transfer Protocol (viết tắt là SMTP) là hệ thống giao thức có nhiệm vụ nhận hay truyền tải dữ liệu trong email của người dùng. Hệ thống chỉ nhận và gửi thư điện tử email thông qua thiết bị có kết nối mạng Internet. Những thiết bị nhận và gửi email được gọi là máy chủ SMTP, mỗi máy chủ đều liên kết tới cổng mạng Internet 25 – cổng TCP.

Đã có nhiều khách hàng nói rằng không cần biết máy chủ SMTP là gì, sử dụng như thế nào vẫn có thể gửi, nhận email thì đúng vậy, người dùng không xài SMTP vẫn sử dụng email bình thường. Tuy nhiên, đối với những email có chứa file hay video dung lượng lớn thì khó gửi được hoặc có khi không cho phép gửi, người dùng cần SMTP giúp giảm thời gian chuyển dữ liệu và cấp quyền gửi dữ liệu dung lượng lớn

giao thức smtp
giao thức smtp

2. Lịch sử

Giao thức trước đó của SMTP trong Arpanet là Mail Box Protocol (RFC 278) có từ tháng 7 năm 1971 và sau đó là FTP Mail (RFC 458) từ tháng 2 năm 1973. Với sự xuất hiện của Internet từ ARPANET vào khoảng năm 1980, Jon Postel đề nghị tách riêng nó ra khỏi sự phụ thuộc của việc vận chuyển thư điện tử từ dịch vụ FTP (RFC 772) và SMTP được công bố theo RFC 821 vào năm 1982.

Vào đầu những năm 1980, nó đã trở thành một bổ sung cho UUCP, được sử dụng chủ yếu cho các máy tính kết nối định kỳ dùng cho việc lưu hành e-mail. SMTP đã trở thành tiêu chuẩn cho các máy tính nối liên tục với mạng.

SMTP là một giao thức dùng nền văn bản (ASCII) và tương đối đơn giản. Trước khi một thông điệp được gửi, người ta có thể định vị một hoặc nhiều địa chỉ nhận thông điệp – những địa chỉ này thường được kiểm tra về sự tồn tại trung thực của chúng). Việc kiểm thử một trình chủ SMTP là một việc tương đối dễ dàng, dùng chương trình ứng dụng “telnet”

3. Bảo an trong SMTP và thư nhũng lạm

Một trong những giới hạn của bản thiết kế SMTP gốc là việc nó không cung cấp một phương tiện nào để chứng thực (authentication) người gửi khi chúng ta cần. Chính vì thế mà phần mở rộng SMTP-AUTH đã được thiết kế và bổ sung.

Mặc dầu đã có phần chứng thực người gửi bổ sung, nhũng lạm thư điện tử vẫn còn là một vấn đề lớn, khó giải quyết. Việc sửa đổi giao thức SMTP một cách triệt để, hoặc thay thế giao thức toàn bằng một cái khác, là một việc không dễ gì thực hiện được, vì sự thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến mạng lưới truyền thông của những máy chủ SMTP khổng lồ, đã và đang được dùng. Internet Mail 2000 là một trong những bản dự thảo đề cập đến vấn đề này.

Vì lý do trên, một số đề nghị về việc dùng các giao thức bên lề để hỗ trợ hoạt động của SMTP đã được công bố. Nhóm nghiên cứu chống thư nhũng lạm (Anti-Spam Research Group) của Lực lượng chuyên trách nghiên cứu liên mạng (Internet Research Task Force – viết tắt là IRTF) hiện đang làm việc trên một số dự thảo về chứng thực thư điện tử (E-mail authentication) và một số những dự thảo khác liên quan đến việc cung cấp một cơ chế chứng thực nguồn gửi với tính năng: tuy đơn giản song linh hoạt, tuy ở mức độ hạng nhẹ song có khả năng khuếch trương.

4. Hệ thống hoạt động của SMTP

Khi doanh nghiệp gửi một email nào đó, hệ thống SMTP sẽ tự động dựa vào tên địa chỉ email đó và chuyển thông báo tới cho máy chủ SMTP. Sau khi SMTP server nhận được tín hiệu, tín hiệu sẽ được trao đổi giữa máy chủ SMTP và máy chủ DNS để tìm ra tên miền gốc tại Hostname trong máy chủ SMTP.

Sau các bước trên, máy chủ thực hiện bước kiểm tra liệu thông tin người dùng với thông tin email có trùng khớp hay không, nếu trùng khớp thì doanh nghiệp sẽ nhận hay gửi dữ liệu có dung lượng lớn thông qua email và nhận các thư điện tử bằng phần mềm.

Nhằm đề phòng trường hợp máy chủ SMTP và máy chủ DNS có thể không trao đổi với nhau, những tín hiệu không được phản hồi ấy sẽ gửi tới server trung gian. Server trung gian vẫn nhận được tín hiệu gốc và bắt đầu truyền qua nhiều máy chủ khác cho tới khi gửi tới Server gốc. Hệ thống phụ sẽ chạy hết công suất cùng thời gian tối đa trước khi tín hiệu bị thông báo là hết hạn và không sử dụng được nữa.

5. Thông tin khác về SMTP cho mọi doanh nghiệp

Vào đầu năm 1980, giao thức SMTP bắt đầu được mọi doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên vào thời gian đầu, hệ thống SMTP đơn giản chỉ là ứng dụng trong hệ thống UUCP (hệ thống sao chép dữ liệu của máy Unix sang máy Unix khác) giúp hệ thống này trao đổi thư từ điện tử dễ dàng hơn so với các thiết bị đương thời khác. Hiện nay, SMTP đã là một giao thức độc lập và hoạt động rất tốt nếu thiết bị gửi hoặc nhận email có kết nối Internet liên tục.

SMTP có thể xem là khái niệm hoàn hảo nhất gần giống với email. Tất cả những công việc của SMTP đều cần thông qua email và liên quan mật thiết tới email. Ngoài ra, giao thức SMTP bao gồm 25 cổng giao thức hệ thống TCP giúp truyền tải thư điện tử trên trang web đơn giản và hiệu quả.

Giao thức smtp hoạt động thế nào?

Khi có một email cần được gửi đi, hệ thống SMTP sẽ tự động dựa vào tên địa chỉ email đó và chuyển thông báo tới máy chủ SMTP. Khi SMTP server nhận được tín hiệu, nó sẽ trao đổi giữa máy chủ SMTP và máy chủ DNS để tìm ra tên miền gốc tại Hostname trong máy chủ SMTP.

Sau đó, máy chủ thực hiện kiểm tra sự trùng khớp trong thông tin người dùng và thông tin email. Nếu trùng khớp, doanh nghiệp sẽ nhận hay gửi dữ liệu có dung lượng lớn thông qua email và nhận các thư điện tử bằng phần mềm.

Đặc biệt, khi máy chủ SMTP và máy chủ DNS không thể trao đổi với nhau, những tín hiệu gián đoạn này sẽ được gửi tới một server trung gian và sẽ truyền tiếp qua nhiều máy chủ khác nhau khác cho tới khi server gốc nhận được.

1. Hệ thống e-mail có mấy phần

Một hệ thống e-mail bao gồm ba thành phần chính, đó là: User Agents, Mail Server và giao thức SMTP, trong đó:

  • User Agents cho phép người dùng đọc, trả lời, chuyển tiếp, lưu và soạn thông điệp mail. User Agents có thể là những phần mềm gửi mail như
  • Microsoft’s Outlook, Apple Mail… và chúng đều sử dụng giao diện GUI
  • Mail Server là thành phần cốt lỗi trong hệ thống email. Khi được sử dụng, User Agents sẽ gửi thông điệp (nội dung email) đến mail server và đặt nó trong hàng đợi (message queue), khi được gửi tới mail server của người nhận, nó sẽ được lưu tại mailbox.

Giao thức SMTP đảm nhiệm việc truyền tải thông điệp qua lại giữa 2 mail server (mail server của người gửi ⇔ người nhận). Giao thức này sẽ thiết lập kết nối TCP trên cổng 25.

CHÚ Ý:

  • SMTP không sử dụng các mail server trung gian để gửi thư, mà chỉ sử dụng một kết nối TCP trực tiếp giữa hai mail server
  • SMTP không phụ thuộc khoảng cách địa lý giữa 2 mail server
giao thức smtp
giao thức smtp

2. Tác dụng của SMTP

Vào đầu những năm 80, giao thức SMTP bắt đầu được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, lúc này, hệ thống SMTP còn khá đơn giản và chỉ là ứng dụng trong hệ thống UUCP (hệ thống sao chép dữ liệu của máy Unix sang máy Unix khác) giúp trao đổi thư điện tử đơn giản và nhanh hơn so với các thiết bị khác ở thời điểm đó.

Nhưng tới nay, SMTP đã là một giao thức độc lập và hoạt động vô cùng hiệu quả nếu thiết bị gửi hoặc nhận email được kết nối Internet liên tục.

SMTP được xem là khái niệm hoàn hảo nhất và gần giống nhất với email. Tất cả những công việc của SMTP đều cần thông qua và liên quan chặt chẽ tới email. Ngoài ra, giao thức SMTP bao gồm 25 cổng giao thức hệ thống TCP giúp truyền tải thư điện tử trên trang web đơn giản và hiệu quả.

SMTP, POP3, IMAP là gì?

  • SMTP là giao thức tiêu chuẩn để gửi email. Nó thiết lập kênh kết nối giữa mail client và mail server, và thiết lập kênh liên lạc giữa mail server gửi và mail server nhận. Email sẽ được đẩy từ mail client lên mail server và từ mail server nó sẽ được server này gửi đi đến mail server nhận
  • POP3 (Post Office Protocol version 3) được sử dụng để kết nối tới server email và tải email xuống máy tính cá nhân thông qua một ứng dụng email như Outlook, Thunderbird, Windows Mail, Mac Mail,…
  • IMAP (Internet Message Access Protocol) được dùng để kéo emails về emails client, tuy nhiên khác biệt với POP3 là nó chỉ kéo email headers về, nội dung email vẫn còn trên server. Đây là kênh liên lạc 2 chiều, thay đổi trên mail client sẽ được chuyển lên server. Sau này, giao thức này trở nên phổ biến nhờ nhà cung cấp mail lớn nhất thế giới, Gmail, khuyên dùng thay vì POP3.

Cách mà 3 giao thức này làm việc

  1. Sau khi tạo email và nhấn ‘gửi’, ứng dụng email của bạn (ví dụ: Gmail, Thunderbird, Outlook, v.v.) sẽ sử dụng SMTP để gửi thư từ ứng dụng email của bạn đến email server.
  2. Tiếp theo, máy chủ email sẽ sử dụng SMTP để truyền thông điệp đến email server nhận của người nhận.
  3. Sau khi nhận thành công quá trình truyền SMTP (được biểu thị bằng mã phản hồi 250 OK), ứng dụng email khách của người nhận sẽ tìm nạp thư bằng IMAP hoặc POP3 và đặt nó vào hộp thư đến để người nhận truy cập.
giao thức smtp
giao thức smtp

Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!

SEMTEK Co,.LTD

🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285

Các tìm kiếm liên quan:

  • giao thức pop3
  • smtp mail
  • smtp port
  • smtp gmail là gì
  • smtp là gì? port cho smtp?
  • pop3 port
  • giao thức pop3 sử dụng cổng dịch vụ số
  • trong quá trình truyền thông điệp thư điện tử với giao thức smtp thông điệp cần phải ở dạng
  • Điều hướng trang

Nội dung liên quan:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *