Tìm hiểu hệ điều hành Ubuntu là gì?
Hệ điều hành Ubuntu (phiên âm: uːˈbuːntuː) là hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ “ubuntu” trong tiếng Zulu, có nghĩa là “tình người”. Triết lý của ubuntu: “Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh” – một khía cạnh tích cực của cộng đồng.
Mục đích của hệ điều hành Ubuntu là cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng thường, tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007.
Hệ điều hành Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth).
Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kỹ thuật. Bằng việc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.
Các bản phân phối chính thức của hệ điều hành Ubuntu
- Kubuntu là bản phân phối Ubuntu để sử dụng môi trường làm việc KDE.
- Lubuntu là phiên bản gọn nhẹ nhất sử dụng LXDE, được khuyên dùng cho các máy tính cũ, cấu hình thấp.
- Xubuntu là bản phân phối với giao diện mặc định Xfce.
- Myth ubuntu là bản phân phối dành cho hệ thống kênh truyền hình MythTV, thích hợp cho giải trí tại gia đình.
- Ubuntu Studio là nền tảng chuyên phục vụ chỉnh sửa video và âm thanh chuyên nghiệp, chất lượng cao. Nền tảng này bao gồm nhiều phần mềm chỉnh sửa đa phương tiện.
Tại sao bạn nên sử dụng hệ điều hành Ubuntu
1. Hệ điều hành Ubuntu hoàn toàn miễn phí
Với đặc trưng là một mã nguồn mở nên Ubuntu hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể thoải mái tải về, sử dụng và chia sẻ mà không phải trả bất cứ chi phí nào. Không những thế, bạn có thể nghiên cứu cách chúng hoạt động, dựa vào đó để phát triển và phân phối chúng.
2. Đáp ứng nhu cầu của đa số người dùng
- Hệ điều hành Ubuntu dành cho máy tính để bàn: Hệ điều hành máy tính để bàn Ubuntu nguồn mở hỗ trợ hàng triệu PC và máy tính xách tay trên khắp thế giới.
- Cung cấp đủ chương trình cần thiết cho văn phòng: Tích hợp đa dạng các chương trình, phần mềm soạn thảo, nhận/gửi thư, phần mềm máy chủ web và lập trình, Ubuntu thuyết phục “dân văn phòng” khi có thể sử dụng được trên máy xách tay và máy chủ.
- Hỗ trợ và quản lý: Ubuntu Advantage là gói hỗ trợ chuyên nghiệp từ các chuyên gia của Canonical. Bạn sẽ được hỗ trợ 24/7 bởi các kỹ sư có kinh nghiệm trực tiếp về các vấn đề và khó khăn của bạn. Gói hỗ trợ này bao gồm Landscape, là một công cụ quản lý hệ thống Ubuntu, giúp theo dõi, quản lý, vá và tuân thủ báo cáo trên tất cả các máy tính để bàn Ubuntu.
3. Hệ điều hành Ubuntu hoàn toàn không có virus
Không hề có 1 con virus hay phần mềm gây hại gì có thể chạy trên hệ điều hành Ubuntu. Bạn hoàn toàn an toàn khi sử dụng Ubuntu. Không antivirus, không lo lắng, Ubuntu thực sự là lựa chọn đúng đắn cho những người đặt bảo mật lên trên hết.
4. Mọi phần mềm được cập nhật tự động
Được cập nhật tự động 6 tháng 1 lần, hệ điều hành Ubuntu mang đến cho bạn cơ hội sử dụng những chương trình mới nhất với những tính năng ưu việt nhất.
5. Ubuntu bảo vệ dữ liệu quý giá của bạn
Hệ điều hành Ubuntu được thiết kế để bảo mật. Bạn có thể tải các bản cập nhật về bảo mật ít nhất 18 tháng trên máy bàn và máy chủ.
6. Đa ngôn ngữ
Với tính chất “Ubuntu” (tình người) kết hợp với mã nguồn mở trên toàn thế giới, Ubuntu hướng tới người dùng phổ thông nên được bản địa hóa ngôn ngữ với từng địa phương (có cả tiếng Việt).
Những bất tiện khi sử dụng hệ điều hành ubuntu
1. Khó làm quen và sử dụng
Đối với hệ điều hành ubuntu bạn cần khoảng từ 4-6 tuần để thích nghi và nắm được cách sử dụng. Vì là hệ điều hành mã nguồn mở, bạn phải nhớ tương đối nhiều câu lệnh, điều này khó khăn hơn khi bạn đã quen với những click chuột trên windows.
2. Một số phần mềm không được hỗ trợ
- Microsoft office: Bộ Libre office trên ubuntu rất khó thao tác, mặc dù bạn có thể cài Kingsoft nhưng bộ công cụ vẫn không được phong phú như Microsoft office.
- Phần mềm chụp ảnh, quay video màn hình: Việc lấy evidence cực kỳ quan trọng trong quá trình test nhưng những phần mềm trên ubuntu rất hạn chế. Nếu như trên windows chúng ta có thể sử dụng snagit như 1 công cụ tích cực thì trên ubuntu lại không thể cài đặt. Nếu bạn đang dùng hệ điều hành Ubuntu để test thì có thể dùng thử shutter.
- IE: Nếu bạn sử dụng ubuntu và khách hàng có yêu cầu test trên IE với nhiều version thì đây quả thực là 1 bài toán khó. Việc cài đặt IE trên ubuntu tương đối phức tạp và cần hỗ trợ của đội infra (trong trường hợp của mình thì đội infra cũng bó tay không thể cài IE trên ubuntu)
- Ngoài ra 1 số ứng dụng như skype, webcam, những trình nghe nhac, xem phim, đồ họa đều rất hạn chế.
3. Hệ điều hành ubuntu ít phổ biến
Số người dùng ubuntu chỉ hơn 1% trên tổng số người dùng máy tính. Vì vậy sử dụng ubuntu để làm môi trường test quả không phải là sự lựa chọn sáng suốt. Đôi khi sản phẩm của bạn chạy tốt trên môi trường test (ubuntu) nhưng thực tế lại gặp rất nhiều lỗi trên môi trường sử dụng của đa phần người dùng ( trên windows, mac OS) mà nguyên nhân là do khác biệt về hệ điều hành.
4. Khó khăn trong việc cài đặt, nâng cấp và quản lí các ứng dụng
Mặc dù hiện nay trên hệ điều hành Ubuntu có chương trình hỗ trợ giúp dễ dàng hơn trong việc cài đặt và nâng cấp phần mềm, tuy nhiên đa số các phần mềm đều phải cài đặt bằng câu lệnh command rất khó nhớ và khó khăn đối với người mới bắt đầu sử dụng.
Hệ điều hành ubuntu (Linux), Mac và Windows: Cái nào đáng sử dụng hơn?
Nếu bạn đang cân nhắc để thay đổi hoặc mua một chiếc laptop mới, thì việc xem xét lựa chọn hệ điều hành nào là điều không thể bỏ qua. Với 3 hệ điều hành phổ biến hiện nay là Mac, Windows và Linux, đâu là lựa chọn thích hợp?
1. Windows – Hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay
Nền tảng hệ điều hành này được ra mắt năm 1985 bởi Microsoft. Đã có nhiều phiên bản thông dụng như Windows XP, Windows 7, Windows 8 và Windows 10 hiện nay.
Ngoài ra, các phiên bản khác Window 98, Windows 2000, Windows Vista, Windows Sever,… đã góp phần tạo nên một Windows thống lĩnh thị phần desktop, trở thành hệ điều hành thông dụng với người dùng trên toàn thế giới.
Với định hướng thiên về các tác vụ giải trí, làm việc văn phòng với kho ứng dụng đồ sộ và khả năng thích nghi cao với nhiều dòng máy tính trên thị trường, Windows giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn khi mua máy tính và sử dụng hệ điều hành này.
Ưu điểm:
- Được nhiều nhà sản xuất phần cứng ưa chuộng: Hầu hết các nhà sản xuất máy tính hiện nay đều lựa chọn trang bị cho sản phẩm của mình hệ điều hành Windows, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều lựa chọn thương hiệu hơn khi mua máy tính, chẳng hạn như Asus, Acer, HP, Dell,…
- Kho ứng dụng phong phú: Windows được trang bị kho ứng dụng phong phú phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong môi trường văn phòng, giải trí, có thể dễ dàng giả lập các ứng dụng trên Android hoặc iOS.
- Đa dạng mức giá để lựa chọn: Dù bạn muốn mua những chiếc laptop giá rẻ hay những dòng cao cấp thì đều có thể trải nghiệm hệ điều hành Windows. Hệ điều hành này phủ kín mọi phân khúc giá, cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn.
Nhược điểm:
- Vấn đề vi phạm bản quyền: Hiện nay số lượng hoặc tỷ lệ người sử dụng Windows “lậu” rất cao, đặc biệt ở Việt Nam. Điều này dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng như mất dữ liệu, thông tin cá nhân, ảnh hưởng hiệu suất làm việc của thiết bị,…
- Vấn đề bảo mật: Do được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới nên Windows là mục tiêu ưu tiên của nhiều “hacker” nổi tiếng, phần lớn các phần mềm có chứa virus đều được sinh ra dành cho Windows.
- Hỗ trợ nâng cấp chưa thực sự tối ưu: Microsoft thường tung ra các bản cập nhật bổ sung, đi kèm với đó là những yêu cầu về phần cứng. Nếu cấu hình laptop không đủ mạnh, thiết bị đó sẽ không thể cập nhật bản nâng cấp mới này.
2. Hệ điều hành MacOS độc quyền của Apple
MacOS thường được gọi vui là “Hệ điều hành không phải ai muốn sử dụng cũng được”. Điều này phản ánh giá cả khá “chát” của các thiết bị sử dụng MacOS so với máy tính sử dụng Windows.
Hệ điều hành này được ra mắt vào năm 1984, tính đến nay đã trải qua khá nhiều bản nâng cấp với tên gọi gắn với các con vật họ nhà mèo: Cheetah, Puma, Jaguar, Panther, Tiger, Leopard, Snow Leopard, Lion,…
Là một thành phần trong hệ sinh thái khép kín của Apple nên MacOS có khả năng tối ưu rất tốt với các thiết bị từ nhà Táo, cho khả năng vận hành mượt mà và ổn định.
Ưu điểm:
- Độ ổn định, bảo mật cao: Apple hạn chế cấp quyền cho bên thứ ba can thiệp vào hệ điều hành của họ, do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề bảo mật cũng như các tác nhân làm chậm hệ thống, đảm bảo trải nghiệm trơn tru nhất.
- Tương thích với hệ sinh thái của Apple: Apple xây dựng một hệ sinh thái mà ở đó, người dùng có thể kết nối các thiết bị với nhau một cách dễ dàng. Người dùng Apple có thể sử dụng các ứng dụng iPhone, iPad ngay trên chiếc MacBook của họ.
Nhược điểm:
- Kho ứng dụng không phong phú: Dưới hệ sinh thái khép kín, Apple kiểm soát rất chặt chẽ các ứng dụng trước khi đưa lên cửa hàng ứng dụng, dẫn đến kho ứng dụng khá “hẻo” cho cộng đồng người dùng MacOS.
- Giá thành cao, khó tiếp cận: “Giá đắt” dường như đã trở thành nét đặc trưng cho các sản phẩm của Apple nên sẽ khó khăn cho người dùng hơn để có thể sở hữu một chiếc MacBook. Ngoài ra, các nhà sản xuất khác cũng không chọn MacOS làm hệ điều hành chạy trên thiết bị của họ.
3. Linux – Hệ điều hành mã nguồn mở dành cho lập trình viên
Nếu Windows nổi bật ở sự dễ sử dụng, cân bằng về mọi mặt, MacOS nổi trội ở sự khó tính thì hệ điều hành Ubuntu Linux lại là một hệ điều hành có thể thay đổi và sửa chữa bởi bất kỳ ai.
Lần đầu tiên ra mắt bởi người cha đẻ Linus Torvalds vào năm 1991 sau 3 năm trời làm việc liên tục – mọi thứ bắt đầu khi ông còn là sinh viên đại học Helsinki. Linux với môi trường làm việc mở, hệ điều hành này đã có các phiên bản tiếp theo được phát triển bởi các cộng đồng người dùng.
Đây là một hệ điều hành phát hành miễn phí cho người dùng và bất kỳ ai đều có thể sửa chữa hoặc thay đổi.
Hiện nay, có rất nhiều nhánh của HĐH này được phát triển nổi tiếng trên thế giới như: Ubuntu, Fedora, Linux Mint,… từ các công ty hoặc từ cộng đồng cùng nhau chia sẻ phát triển, nhưng phổ biến nhất là Ubuntu.
Ưu điểm:
- Bản quyền: Nếu bạn là một người có nguyên tắc và chú trọng đến vấn đề bản quyền thì đây là lựa chọn thích hợp. Hệ điều hành Ubuntu Linux được phát triển miễn phí cho người sử dụng và dựa trên nền tảng mã nguồn mở.
- Sử dụng ứng dụng miễn phí: Bạn vẫn có thể làm việc văn phòng qua ứng dụng OpenOffice và LibreOffice chuyên nghiệp như trên Microsoft Office trên Windows mà không phải mất tiền cho phí bản quyền và nhiều ứng dụng khác.
- Linux linh hoạt và bạn có nhiều lựa chọn: Để phù hợp với mục đích sử dụng bạn có nhiều phiên bản miễn phí được chia sẻ miễn phí từ cộng đồng sử dụng hệ điều hành Ubuntu Linux chính vì nó có thể sửa chữa bởi bất kỳ ai. Ví dụ các phiên bản: Ubuntu sử dụng tương tự Windows, Lubuntu thường dùng máy tính cũ, có cấu hình không cao.
- Độ bảo mật cao: Cộng đồng người dùng hệ điều hành Ubuntu Linux rất tập trung vào việc sửa lỗ hổng để đảm bảo tính an toàn khiến virus gần như không thể hoạt động trên nền tảng HĐH này. Chính vì thế, đây sẽ là một lựa chọn hệ điều hành lí tưởng cho người dùng chuộng tính năng bảo mật.
- Hoạt động mượt trên laptop giá rẻ: Nếu bạn đang sở hữu chiếc máy tính có cấu hình yếu thì cũng đừng lo ngại, vì sự đa dạng của cộng đồng người dùng hệ điều hành này nên sẽ không thiếu các phiên bản dành cho máy tính đời cũ hoặc cấu hình yếu.
Nhược điểm:
- Kho ứng dụng ít: Mặc dù có các phiên bản giả lập và phần mềm hỗ trợ chạy trên Linux nhưng vì đây là hệ điều hành dành cho lập trình viên, điều này sẽ gây khó khăn cho một số người dùng mới vì bạn phải tìm những bài viết hướng dẫn mỗi khi muốn chạy một ứng dụng nào đó.
- Hỗ trợ Drivers còn hạn chế: Một số nhà sản xuất không phát triển drivers hỗ trợ chạy trên nền tảng Linux, do đó, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm.
- Khó làm quen: Nếu bạn đã quen thuộc với Windows thì sẽ mất một thời gian để quen thuộc với giao diện và cách sử dụng hệ điều hành Linux.
Tóm lại, dưới đây là một vài lời khuyên có thể giúp ích cho bạn.
Nếu bạn có laptop cũ và bạn muốn cập nhật miễn phí lên hệ điều hành hoàn toàn hiện đại, hãy dùng hệ điều hành Ubuntu Linux.
Nếu bạn muốn có thể chọn bất kỳ cấu hình, phần cứng nào bạn muốn mà không bị giới hạn, hãy chọn Windows.
Nếu bạn muốn chơi games, học tập hay sử dụng phần mềm văn phòng, hãy sử dụng Windows.
Nếu bạn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp hãy thử MacOS.
Các tìm kiếm liên quan đến hệ điều hành ubuntu
- hệ điều hành ubuntu 2019
- so sánh hệ điều hành ubuntu và windows
- so sánh hệ điều hành ubuntu và windows 10
- hệ điều hành ubuntu 2018
- hệ điều hành ubuntu là phần mềm mã nguồn mở
- chuyển từ hệ điều hành ubuntu sang windows
- hệ điều hành linux
- hệ điều hành ubuntu server