Bạn để ý trên mỗi trình duyệt mà bạn truy cập vào sẽ thấy ở một số trang tự động thêm tiền tố HTTP hoặc HTTPS vào đằng sau địa chỉ URL của website đó. Bạn đang còn băn khoăn nó là gì và tại sao lại phải có thì cùng đọc bài viết ở dưới để tìm ra câu trả lời của mình. Http là gì? Https là gì? Và chúng có sự khác biệt với nhau như thế nào ?
Tìm hiểu khái niệm http là gì?
1. Http là gì?
Http là gì? Http là viết tắt của từ HyperText Transfer Protocol trong tiếng Anh. Đây là một giao thức được sử dụng trong www dùng để truyền tải dữ liệu giữa Web server đến các trình duyệt Web và ngược lại. Giao thức này thường sử dụng cổng 80 hay còn gọi là port 80 là chủ yếu.
Cụ thể như sau:
Khi bạn gõ vào 1 địa chỉ vào trình duyệt Web, lúc này trình duyệt Web sẽ gửi 1 yêu cầu qua giao thức Http đến Web server. Web server và sẽ nhận yêu cầu này và trả lại kết quả cho trình duyệt Web.
Nếu bình thường thì thấy đầy đủ giao diện trang web dưới dạng HTML. Đây là dạng được Web server xử lý và trả về cho người truy cập. Còn gọi là Http 200 tức là thành công.
Còn nếu bạn truy cập mà thấy lỗi 404 hay http 404 tức là lỗi không tồn tại địa chỉ bạn đang truy cập.
2. Khi dùng trình duyệt truy cập Web bạn sẽ thường gặp các thông báo lỗi
- Lỗi 401: lỗi này bạn truy cập vào nơi yêu cầu xác thực. Nhưng bạn không vượt qua được sẽ có lỗi này.
- Lỗi 404: lỗi không tìm thấy địa chỉ web.
- Lỗi 500: nếu bạn nhìn thấy những lỗi có số từng 500 trở đi thì những lỗi này thường do Web server bị lỗi mà gây ra. Nếu bạn truy cập 1 trang web mà thấy lỗi này thì có nghĩa web của họ đang có vấn đề. Chứ không phải do trình duyệt bạn bị lỗi đâu.
3. Giao thức HTTPS là gì?
HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn. Thực chất, đây chính là giao thức HTTP nhưng tích hợp thêm Chứng chỉ bảo mật SSL nhằm mã hóa các thông điệp giao tiếp để tăng tính bảo mật. Có thể hiểu, HTTPS là phiên bản HTTP an toàn, bảo mật hơn.
HTTPS hoạt động tương tự như HTTP, tuy nhiên được bổ sung thêm chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer – tầng ổ bảo mật) hoặc TLS (Transport Layer Security – bảo mật tầng truyền tải). Hiện tại, đây là các tiêu chuẩn bảo mật hàng đầu cho hàng triệu website trên toàn thế giới.
Cả SSL và TLS đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure -hạ tầng khóa công khai) không đối xứng. Hệ thống này sử dụng hai “khóa” để mã hóa thông tin liên lạc, “khóa công khai” (public key) và “khóa riêng” (private key). Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng và ngược lại. Các tiêu chuẩn này đảm bảo các nội dung sẽ được mã hóa trước khi truyền đi, và giải mã khi nhận. Điều này khiến hacker dù có chen ngang lấy được thông tin cũng không thể “hiểu” được thông tin đó.
Các lỗi thường gặp khi duyệt Web (lỗi HTTP) và cách khắc phục http là gì
1. HTTP 404: Not Found
Lỗi 404 Not Found hiện ra bên trong cửa sổ trình duyệt Internet trong quá trình bạn lướt web. Thông báo lỗi 404 Not Found thường được thiết kế riêng trong từng trang web, mỗi trang sẽ có hình thức thông báo riêng cho lỗi này. Tuy nhiên, thường gặp nhất sẽ là những thông báo có nội dung như sau: “404 Error”, “Page cannot be displayed”, “Internet Explorer cannot display the webpage”, “404: Not Found”, “The page cannot be found”,…
Nguyên nhân:
Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi trang web bạn truy cập không thể tìm thấy trên server. Có thể máy chủ web không chứa trang web này hoặc các giá trị của DNS (dịch vụ phân giải tên miền) bị lỗi hoặc địa chỉ của trang web này đã bị hỏng.
Cách khắc phục:
- Nhấp chuột vào nút Refresh/Reload trên cửa sổ trình duyệt hay gõ lại địa chỉ URL trên thanh địa chỉ để load lại trang web (có thể khắc phục được lỗi).
- Kiểm tra địa chỉ URL: đôi khi có khả năng lỗi 404 Not Found xuất hiện vì địa chỉ URL bị gõ sai hay đường link bạn nhấp chuột vào dẫn đến một địa chỉ sai. Kiểm tra lại thật kỹ để đảm bảo rằng không có sai sót nào trong đường dẫn.
- Lùi lại một mức địa chỉ URL cho đến khi bạn thấy “cái gì đó”. Chẳng hạn, nếu địa chỉ của website: xuất hiện lỗi 404 Not Found, hãy bỏ /c để truy cập, nếu vẫn xuất hiện lỗi thì tiếp tục lùi một mức địa chỉ URL nữa. Việc này giúp bạn tìm kiếm hay ít nhất giúp bạn xác nhận địa chỉ trên còn tồn tại hay không.
- Truy cập trang web , điền địa chỉ trang web xuất hiện lỗi 404 Not Found vào công cụ tìm kiếm này và nó sẽ cho bạn biết nguyên nhân của lỗi (website còn tồn tại hay do máy tính, đường truyền hay do một lý do nào đó).
2. HTTP 500 Internet Server Error
Tương tự như lỗi 404: Not Found , lỗi 500 Internal Server Error hiện ra trong cửa sổ trình duyệt và thông báo “HTTP 500 Internal Server Error” cũng được thiết kế bởi từng website. Tuy nhiên, những nội dung thông báo chính vẫn chứa đựng những thông tin sau: “500 Internal Server Error”, “HTTP Error 500 – Internal Server Error”, “500 Error”,…http là gì
Nguyên nhân:
Lỗi 500 Internal Server Error báo hiệu có gì đó sai sót ở server của website hoặc server không thể xác định vấn đề chính xác là gì.
Cách khắc phục:
500 Internal Server Error là lỗi ở phía server, không phải tại máy tính hay đường truyền của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể làm như sau:
- Nhấp chuột vào nút Refresh/Reload trên cửa sổ trình duyệt hay gõ lại địa chỉ URL (bởi vì lỗi 500 Internet Server Error thường mang tính chất tạm thời, nên tiến hành load trang lại nhiều lần có thể khắc phục được).
- Nếu bạn không thể đợi (hoặc không được), bạn có thể liên hệ với quản trị của trang web đó để họ khắc phục.
3. HTTP 403 Forbidden
Nguyên nhân:
Thỉnh thoảng, bạn có thể thấy thông điệp HTTP 403 Forbidden, điều này có nghĩa là thông tin hoặc luồng dữ liệu được gửi bởi trình duyệt của máy trạm nhưng máy chủ web từ chối cho truy cập vì một vài lý do nào đó.
Cách khắc phục:
- Lý do phổ biến nhất cho lỗi này là nhập sai địa chỉ URL. Hãy kiểm tra kỹ lại địa chỉ URL và chắc chắn là bạn đã nhập đúng.
- Nếu bạn chắc trang web bạn nhập là đúng, thì lỗi 403 Forbidden có thể là do sự nhầm lẫn. Bạn có thể liên lạc với bạn quản trị trang web đó để biết nguyên nhân chính xác.
- Một nguyên nhân nữa là bạn đang cố gắng truy cập vào một trang web mà quyền truy cập bị giới hạn (chỉ dành cho những ai có thẩm quyền). Trong trường hợp này, không còn cách nào khác là bạn phải truy cập vào một trang web khác.
4. HTTP 504 Gateway Time-out
Nguyên nhân:
Lỗi này do máy chủ gặp lỗi khi nhận gói tin phản hồi từ máy chủ xử lý luồng dữ liệu trong một thời gian nhất định (timeout). Dấu hiệu này cho thấy, máy chủ xử lý luồng dữ liệu đang không hoạt động hoặc có thể bị hỏng.
Cách khắc phục:
Để giải quyết vấn đề này thì tại máy trạm chỉ có thể Refresh hoặc ghé thăm trang web vào dịp khác.
Phân biệt giao thức HTTP và HTTPS khác nhau như thế nào? http là gì
Hai giao thức HTTP và HTTPS có khá nhiều điểm khác nhau, từ tên gọi đến cách thức hoạt động, tốc độ truy cập,…
1. Về tên gọi
HTTPS là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure và tương tự như vậy, từ viết tắt của HTTP là Hypertext Transfer Protocol. Sự khác nhau ngay cả trong tên gọi này không phải chỉ để phân biệt, nó thực sự nói với chúng ta rằng, giao thức HTTPS an toàn hơn khá nhiều so với HTTP, loại giao thức không có “Secure”.
Với cuộc sống hiện nay, khi việc bảo mật thông tin riêng tư được đẩy lên hàng đầu, xu hướng sử dụng HTTPS đã và đang được đẩy lên cao trào hơn bao giờ hết
2. Về nguyên lý hoạt động
HTTP hoạt động trên mô hình Client – Server, với giao thức này, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ sự hồi đáp từ nó. Để có thể trao đổi thông tin với nhau, máy chủ và máy khách phải thực hiện một giao thức thống nhất đó là HTTP. Giao thức HTTP chỉ có tác dụng trong quá trình truyền thông tin giữa hai phía và không có bất kỳ tác dụng nào trong việc bảo mật thông tin trong quá trình truyền đi.
HTTPS cũng hoạt động tương tự HTTP nhưng có bổ dung thêm các giao thức bảo mật như SSL hoặc TLS, giúp thông tin trong quá trình truyền đi được mã hóa và bảo mật an toàn, đảm bảo rằng không có ai khác ngoài máy khách và máy chủ có thể để lộ thông tin, dữ liệu ra ngoài. HTTPS hoạt động kể cả khi bạn sử dụng thiết bị truy cập công cộng.
3. Về cổng kết nối
Cổng kết nối hay Port là nơi mà máy khách nhận được thông tin từ máy chủ gửi đến. Mỗi một Port có số hiệu và chức năng riêng biệt. Cụ thể:
Giao thức truyền tải thông tin tại HTTP sử dụng Port 80
Trong khi đó, giao thức truyền tải thông tin tại HTTPS lại sử dụng Port 443
4. Về tốc độ truy cập http là gì
Trước đây, HTTPS thường ít được sử dụng do thời gian truy cập chậm hơn khá nhiều so với HTTP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi cấu hình máy cũng như tốc độ truy cập mạng tăng lên đáng kể thì con số này được rút ngắn xuống gần như bằng không.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách phân biệt giao thức HTTP và HTTPS. Và hiển nhiên, HTTPS an toàn hơn so với HTTP rất nhiều trong việc mã hóa dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân, đó cũng là lý do vì sao giao thức này đang ngày càng được tin dùng.
Tại sao nên sử dụng HTTPS thay vì HTTP cho website?
Trước đây, HTTPS thường được sử dụng cho các website tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử để bảo mật thông tin thanh toán online. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, HTTPS đã trở thành tiêu chuẩn bảo mật tối thiểu mà tất cả các website doanh nghiệp cần phải đáp ứng.
Vì những lý do sau đây:
1. HTTPS bảo mật thông tin người dùng
Giao thức HTTPS sử dụng phương thức mã hóa (encryption) để đảm bảo các thông điệp trao đổi giữa máy khách và máy chủ không bị kẻ thứ ba (hackers) đọc được.
Nếu truy cập một website không được cài đặt giao thức HTTPS, người dùng sẽ đối diện với nguy cơ bị tấn công sniffing. Hacker có thể “chen ngang” vào kết nối giữa máy khách và máy chủ, đánh cắp các dữ liệu mà người dùng gửi đi (password, thông tin thẻ tín dụng, văn bản email,…) và các thông tin sẵn có từ website. Thậm chí, mọi thao tác của người dùng trên website đều có thể bị quan sát, ghi lại mà họ không hề hay biết.
Với giao thức HTTPS, người dùng và máy chủ hoàn toàn có thể tin tưởng rằng các thông điệp chuyển giao qua luôn trong trạng thái nguyên vẹn, không qua bất kì chỉnh sửa, sai lệch nào so với dữ liệu đầu vào.
2. Tránh lừa đảo bằng website giả mạo
Trên thực tế, bất kì server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để lấy thông tin từ người dùng, lừa đảo dưới hình thức Phishing. Với giao thức HTTPS, trước khi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được mã hóa để tiếp tục trao đổi, trình duyệt trên máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ, đảm bảo rằng rằng người dùng đang giao tiếp với đúng đối tượng mà họ muốn. Chứng chỉ SSL/TSL của HTTPS sẽ giúp xác minh đó là website chính thức của doanh nghiệp chứ không phải là website giả mạo.
3. Giao thức HTTPS tăng uy tín website đối với người dùng
Một số trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, hay Apple Safari đều có những cảnh báo người dùng về những website “không bảo mật” sử dụng HTTP. Động thái này giúp bảo vệ thông tin của người dùng khi lướt web, bao gồm thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng và dữ liệu nhạy cảm khác.
4. Cảnh báo HTTP không bảo mật http là gì
Người dùng là linh hồn của một website. Vì vậy, bảo vệ người dùng chính là bảo vệ website của bạn. Nếu người dùng không tin tưởng, không an tâm khi sử dụng website, khả năng cao là bạn sẽ mất dần đi lượng user sẵn có của mình. Sử dụng HTTPS với chứng chỉ SSL/TLS được xác thực bảo mật là một lời cam kết về uy tín đối với họ.
5. Làm SEO rất nên sử dụng HTTPS
Kể từ 2014, Google đã thông báo sẽ đẩy xếp hạng tìm kiếm cho các website sử dụng giao thức HTTPS, nhằm khuyến khích các website chuyển đổi sang HTTPS. Điều này cũng có nghĩa các website chưa chuyển đổi sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh so với các website HTTPS.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang triển khai SEO thông qua kênh tìm kiếm Google thì HTTPS là một yếu tố tối quan trọng đối với website của bạn.
6. HTTPS chậm hơn HTTP, nhưng không đáng kể http là gì
Nhược điểm duy nhất của HTTPS so với HTTP là sử dụng HTTPS khiến tốc độ giao tiếp (duyệt web, tải trang đích) giữa Client và Server chậm hơn HTTP. Tuy nhiên nhờ công nghệ phát triển, sự khác biệt đã đạt tới giới hạn tiệm cận bằng 0.
Qua phân tích các ưu điểm và nhược điểm của HTTPS, có thể thấy rằng giao thức HTTPS vượt trội hơn hẳn so với HTTP về nhiều mặt, đồng thời còn làm tăng uy tín doanh nghiệp. Đó là lý do tất cả các website đều nên sử dụng HTTPS.
Có nên sử dụng HTTPS cho website của bạn?
Trước đây, HTTPS thường được sử dụng cho các website tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử để bảo mật thông tin thanh toán online. Tuy nhiên trong thời điểm hiện tại, HTTPS đã trở thành tiêu chuẩn bảo mật tối thiểu mà tất cả các website doanh nghiệp cần phải đáp ứng. Vì những lý do sau đây:
HTTPS bảo mật thông tin người dùng
Giao thức HTTPS sử dụng phương thức mã hóa (encryption) để đảm bảo các thông điệp trao đổi giữa máy khách và máy chủ không bị kẻ thứ ba (hackers) đọc được.
Nếu truy cập một website không được cài đặt giao thức HTTPS, người dùng sẽ đối diện với nguy cơ bị tấn công sniffing. Hacker có thể “chen ngang” vào kết nối giữa máy khách và máy chủ, đánh cắp các dữ liệu mà người dùng gửi đi (password, thông tin thẻ tín dụng, văn bản email,…) và các thông tin sẵn có từ website. Thậm chí, mọi thao tác của người dùng trên website đều có thể bị quan sát, ghi lại mà họ không hề hay biết.
Với giao thức HTTPS, người dùng và máy chủ hoàn toàn có thể tin tưởng rằng các thông điệp chuyển giao qua luôn trong trạng thái nguyên vẹn, không qua bất kì chỉnh sửa, sai lệch nào so với dữ liệu đầu vào.
Tránh lừa đảo bằng website giả mạo
Trên thực tế, bất kì server nào cũng có thể giả dạng là server của bạn để lấy thông tin từ người dùng, lừa đảo dưới hình thức Phishing. Với giao thức HTTPS, trước khi dữ liệu giữa máy khách và máy chủ được mã hóa để tiếp tục trao đổi, trình duyệt trên máy khách sẽ yêu cầu kiểm tra chứng chỉ SSL từ máy chủ, đảm bảo rằng rằng người dùng đang giao tiếp với đúng đối tượng mà họ muốn. Chứng chỉ SSL/TSL của HTTPS sẽ giúp xác minh đó là website chính thức của doanh nghiệp chứ không phải là website giả mạo.
Giao thức HTTPS tăng uy tín website đối với người dùng
Một số trình duyệt web phổ biến như Google Chrome, Mozilla Firefox, Microsoft Edge, hay Apple Safari đều có những cảnh báo người dùng về những website “không bảo mật” sử dụng HTTP. Động thái này giúp bảo vệ thông tin của người dùng khi lướt web, bao gồm thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng và dữ liệu nhạy cảm khác.
Người dùng là linh hồn của một website. Vì vậy, bảo vệ người dùng chính là bảo vệ website của bạn. Nếu người dùng không tin tưởng, không an tâm khi sử dụng website, khả năng cao là bạn sẽ mất dần đi lượng user sẵn có của mình. Sử dụng HTTPS với chứng chỉ SSL/TLS được xác thực bảo mật là một lời cam kết về uy tín đối với họ.
Làm SEO rất nên sử dụng HTTPS
Kể từ 2014, Google đã thông báo sẽ đẩy xếp hạng tìm kiếm cho các website sử dụng giao thức HTTPS, nhằm khuyến khích các website chuyển đổi sang HTTPS. Điều này cũng có nghĩa các website chưa chuyển đổi sẽ bị giảm lợi thế cạnh tranh so với các website HTTPS.
Vì vậy, nếu doanh nghiệp của bạn đang triển khai SEO thông qua kênh tìm kiếm Google thì HTTPS là một yếu tố tối quan trọng đối với website của bạn.
HTTPS chậm hơn HTTP, nhưng không đáng kể
Nhược điểm duy nhất của HTTPS so với HTTP là sử dụng HTTPS khiến tốc độ giao tiếp (duyệt web, tải trang đích) giữa Client và Server chậm hơn HTTP. Tuy nhiên nhờ công nghệ phát triển, sự khác biệt đã đạt tới giới hạn tiệm cận bằng 0.
Qua phân tích các ưu điểm và nhược điểm của HTTPS, có thể thấy rằng giao thức HTTPS vượt trội hơn hẳn so với HTTP về nhiều mặt, đồng thời còn làm tăng uy tín doanh nghiệp. Đó là lý do tất cả các website đều nên sử dụng HTTPS.
Liên hệ với SEMTEK để tháo nút thắt cho website của bạn bằng giải pháp về Marketing!
SEMTEK Co,.LTD
🏡 Địa chỉ: 2N Cư Xá Phú Lâm D, Phường 10, Quận 6, TP.HCM
📧 Email: info@semtek.com.vn
☎️ Hotline: (+84)098.300.9285
Các tìm kiếm liên quan:
- http là gì tin học 10
- http là gì wiki
- https là gì
- http wiki
- tổng quan về giao thức http
- port sử dụng là gì
- ftp là gì
Nội dung liên quan:
- Định nghĩa time onsite là gì? Cách tăng chỉ số này cho website
- PHP là gì? Vai trò và mục đích của việc sử dụng phần mềm lập trình php
- Mail Server là gì? Thông tin cơ bản cần biết khi sử dụng dịch vụ
I was studying some of your content on this website and I think this web site is really instructive! Keep on putting up.
wonderful publish, very informative. I’m wondering why the opposite experts of this sector do not notice this. You must proceed your writing. I am sure, you’ve a huge readers’ base already!
An interesting dialogue is value comment. I think that it is best to write more on this matter, it may not be a taboo topic but typically people are not sufficient to talk on such topics. To the next. Cheers
Hey, I think your website might be having browser compatibility issues. When I look at your blog site in Ie, it looks fine but when opening in Internet Explorer, it has some overlapping. I just wanted to give you a quick heads up! Other then that, great blog!
Thanks a bunch for sharing this with all of us you really know what you are talking approximately! Bookmarked. Please also discuss with my site =). We may have a hyperlink change arrangement among us!
Bağlıca Diyetisyen ile hemen iletişime geçin.
I’d always want to be update on new blog posts on this site, bookmarked! .
Tải xuống video và nhạc dễ dàng bằng SaveFrom.Net – trình tải video
trực tuyến hàng đầu!
Very interesting details you have observed, regards for posting. “The unspoken word never does harm.” by Kossuth.
Just wanna remark that you have a very nice internet site, I love the pattern it actually stands out.
bulgaristan eğitim danışmanlığı alanında uzman ekiplerle sizlere hizmet vermektedir.
This is the correct weblog for anybody who needs to seek out out about this topic. You understand a lot its virtually exhausting to argue with you (not that I really would want…HaHa). You definitely put a brand new spin on a subject thats been written about for years. Nice stuff, simply nice!
I believe this website has some really superb information for everyone : D.