Landingpage có ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?

landingpage

Việc sử dụng Landingpage đang ngày càng trở nên phổ biến và rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Theo một báo cáo nghiên cứu, dùng Landing page đúng cách có thể tăng đến 120% tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, sau khi có mặt ở khá nhiều sự kiện tại Việt Nam, đồng thời cũng vào nhiều forums, group Facebook liên quan, đọc những chia sẻ về chủ đề này thì tôi nhận ra: nhiều người chưa thực sự hiểu về Landing page cũng như cách tạo ra nó. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nó!

Landing page là gì? Vì sao sao nên sử dụng landingpage thay vì website

Landing page (hay còn gọi là trang đích) nói đơn giản là 1 trang web đơn, chỉ tập trung nội dung vào 1 trang duy nhất nhằm dẫn dắt và thu hút người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi nhất định. Bằng cách tạo một Landing page cụ thể, bạn có thể điều chỉnh hiệu quả trải nghiệm khách hàng, cung cấp cho họ những thông tin chính xác mà họ cần.

1. Những loại Landingpage thường được sử dụng để tăng tỷ lệ chuyển đổi:

  • Landing page thu thập khách hàng tiềm năng (Lead Page): Landing page có nhiệm vụ kêu gọi khách hàng đăng ký sự kiện, điền form thông tin tư vấn, nhận quà,…
  • Landing page bán hàng (Sales Page): Landing page có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng thực hiện hành vi mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.
  • Landing page trung gian chuyển đổi (Click-through Page): Landing page chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động để chuyển hướng tới trang khác, không sử dụng biểu mẫu đăng kí. Landing page cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dẫn khách hàng về trang giỏ hàng của website chính.

⇒ Tùy vào mục đích marketing cũng như loại hình sản phẩm/ dịch vụ, bạn có thể triển khai các loại Landing page tập trung vào các loại chuyển đổi nhất định theo cách khác nhau.

2. Phân biệt Website và landingpage. Vì sao nên sử dụng landingpage?

Website thường dùng để giới thiệu cho khách hàng biết về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thì Landing page thường được dùng để thúc đẩy và khuyến khích họ đi đến quyết định mua hàng sau khi đã tìm hiểu về sản phẩm. Vì thế, nếu website của bạn chỉ có mục đích cung cấp thông tin sản phẩm mà không có Call to Action kêu gọi khách hàng thì bạn đang bỏ lỡ rất nhiều sự chuyển đổi trên trang.

Landing page là nơi tốt nhất để khuyến khích khách hàng thực hiện sự chuyển đổi đó. Với nội dung thu hút, thông tin đầy đủ về sản phẩm, những ý kiến đánh giá tích cực từ phía khách hàng cùng những ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn của bạn, không còn nghi ngờ gì nữa Landing page chính là cách tốt nhất để chốt sale dành cho bạn.

Những ô màu cam đại diện cho một link/ nút bấm điều hướng ở trên trang. Như bạn có thể thấy, website ở (bên trái) có đến 43 links và Landing page (bên phải) chỉ có 1 link/ nút bấm duy nhất. Việc có ít link điều hướng trên Landing page sẽ giúp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khi lưu lượng truy cập đến từ quảng cáo trả tiền vì việc có ít link sẽ hạn chế việc khách truy cập dẫn link khác nhiều hơn. Đó là lý do tại sao các marketers khi chạy quảng cáo trả phí luôn sử dụng trang Landing page làm trang đích cho lưu lượng truy cập từ quảng cáo của họ.

Làm thế nào để tạo Landingpage chuyển đổi ưng ý?

Bước 1: Xác định loại Landing page bạn sẽ sử dụng dựa vào mục tiêu

  • Landing Page thu thập thông tin khách hàng tiềm năng (Lead Generation Page): nhằm thu thập những thông tin cơ bản của khách hàng tiềm năng (như họ tên, email, số điện thoại,…) làm dữ liệu sử dụng cho các hoạt động marketing sau đó (như telesales, email marketing). Với Lead generation page, bạn sẽ thu thập thông tin khách hàng bằng một biểu mẫu đăng ký, trao đổi với khách hàng bằng một lợi ích như ebook, webinar, hội thảo offline, tư vấn miễn phí, quà tặng, mã giảm giá…
  • Landing Page bán hàng (Sales Page): nhằm thuyết phục khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay trên Landing Page. Trên landing page bán hàng, bạn cần xây dựng nội dung về sản phẩm/ dịch vụ một cách chi tiết bao gồm: lợi ích khách hàng, đặc điểm nổi bật, phản hồi khách hàng, bảng giá, chính sách…, từ đó giúp khách hàng có đầy đủ thông tin và đưa ra quyết định mua hàng.
  • Landing Page trung gian chuyển đổi (Click-Through Page): nhằm dẫn dắt người đọc chuyển hướng tới trang chính. Landing Page trung gian chuyển đổi chỉ sử dụng nút kêu gọi hành động làm chuyển hướng tới trang khác chứ không sử dụng biểu mẫu đăng ký.

Bước 2: Lên dàn ý cho Landing page dựa theo 12 đoạn nội dung tiêu chuẩn cho Landing page:

  • Giới thiệu (Intro)
  • Lợi ích khách hàng
  • Đặc điểm nổi bật
  • Nội dung chi tiết
  • Về chúng tôi (đội ngũ nhân viên)
  • Ý kiến khách hàng
  • Chứng nhận & cam kết
  • Bảng giá
  • FAQ
  • Footer
  • CTA (call-to-action: nút kêu gọi hành động)
  • Form đăng ký

Bước 3: Chọn công cụ tạo landing page và giao diện phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ.

Bước 4: Thiết kế, thêm nội dung cho Landing page bằng các thao tác kéo thả. Một số tính năng được sử dụng nhiều nhất gồm:

  • Tạo form đăng ký trên Landing page với thông tin được đổ về email riêng của bạn hoặc google form riêng.
  • Tạo nút Call to action – nút kêu gọi hành động để khách hàng click và thực hiện hành động bạn mong muốn
  • Gắn mã theo dõi Facebook pixel và Google Analytics

Vì sao Landingpage quan trọng trong kinh doanh

1. Tập trung sự chú ý của người đọc vào một nội dung cụ thể nhất định

Khi truy cập vào website, bạn sẽ thấy có rất nhiều nội dung và chủ đề điều hướng, phân tán sự chú ý khiến bạn không thể tập trung vào một thông tin nhất định. Hầu hết khách hàng rất thiếu kiên nhẫn. Nếu họ không tìm thấy thông tin đúng với tiêu đề/ nội dung được quảng cáo, họ sẽ tự động rời đi ngay sau đó. Tuy nhiên, với Landing page khi người đọc click vào quảng cáo và dẫn về trang đích thì nội dung sẽ chỉ tập trung vào chủ đề cụ thể đảm bảo khách truy cập nhận được đúng thông tin mà họ đang cần.

2. Giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng hơn

Nếu như doanh nghiệp của bạn có rất nhiều sản phẩm cần giới thiệu đến khách hàng thì Landing page là lựa chọn hoàn hảo giúp bạn giới thiệu chi tiết từng sản phẩm đến với người dùng. Mỗi một Landing page có thể tập trung về một sản phẩm giúp người đọc tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

3. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Nếu như website có rất nhiều link điều hướng gây phân tâm cho người đọc thì Landing page chỉ với một mục tiêu cụ thể là kêu gọi khách hàng thực hiện hành động (CTA – Call to Action). Khi click vào một trang Landing page, bạn chỉ có thể thực hiện hai hành động: một là chuyển đổi hai là rời đi. Chuyển đổi là việc khách hàng thực hiện hành động mục tiêu mà Landing page muốn hướng tới như cung cấp thông tin, email, SĐT hay mua hàng trực tiếp ngay trên trang,….Chính điều này giúp tỷ lệ chuyển đổi mua hàng trên Landing page cao hơn so với các hình thức quảng cáo thông thường khác.

4. Tăng lượng truy cập vào website

Với nội dung hấp dẫn và thu hút sẽ khiến Landing page giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn. Khi khách hàng bị thu hút bởi một sản phẩm nào đó, họ sẽ muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về sản phẩm đó hay những sản phẩm khác liên quan tại website. Nhờ vậy, website sẽ thu hút thêm một lượng lớn người truy cập giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu sản phẩm của bạn.

5. Khi chạy quảng cáo

Chạy quảng cáo đến 1 trang chung chung, ít thông tin, không tập trung được hành động của visitors, bạn sẽ rất lãng phí tiền. Thay vì vậy, hãy chuẩn bị 1 landing page thật rõ ràng & mang tính thuyết phục cao, bạn sẽ có kết quả tốt hơn nhiều.

Lưu ý landing page chỉ phát huy tác dụng tốt khi người truy cập là những người quan tâm đến lĩnh vực/mặt hàng bạn đang quảng bá, vì vậy bạn cần học thêm các kỹ năng chạy quảng cáo, tạo mẫu quảng cáo chuẩn (Nội dung landingpage phải chính xác tương ứng tiêu đề quảng cáo)

Vậy những trường hợp nào nên dùng Landingpage?

1. Khi ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.

Bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào bạn cũng nên làm landing page, ví dụ điển hình bạn có thể vào trang của Apple, với mỗi sản phẩm họ luôn làm 1 landing page riêng (Mục đích của họ là giới thiệu tính năng sản phẩm)

Các landing page bán hàng/giới thiệu dịch vụ dạng salepage dài cũng phát huy tác dụng rất tốt. Càng đầy đủ, chi tiết, không dư thừa, tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng thì landing page càng có tỉ lệ chuyển đổi cao.

Nếu bạn là 1 doanh nghiệp lớn có nhiều khách hàng quan tâm, ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ chưa ra mắt, bạn cũng nên làm landing page giới thiệu sẵn về sản phẩm /dịch vụ.

Ở những landing page này, bạn có thể thu thập thông tin khách hàng muốn nhận thông báo khi sản phẩm ra mắt, đặt hàng trước hoặc vào danh sách chờ.

2. Khi tặng thứ gì đó free

Nếu bạn muốn tặng ebook, hướng dẫn, khóa học, voucher, mã giảm giá,…cho khách hàng để thu thập thông tin người dùng (lấy leads), tốt hơn hết bạn nên xây dựng landing page ngắn, có thể làm 2-3 cái và thực hiện chiến dịch A/B testing xem landing nào mang lại hiệu quả tốt nhất.

Đây là 1 công đoạn không thể thiếu trong 1 phễu bán hàng (sale funnel), chúng ta xây dựng mối quan hệ với khách hàng trước sau đó mới quảng bá sản phẩm sau.

3. Khi bạn chuẩn bị tổ chức sự kiện

Dù là sự kiện online (Livestream, webinar) hay sự kiện offline (hội thảo, workshop, offline,…) bạn đều nên tạo 1 landing page đơn giản để thu hút lượt đăng ký.

Trên landing page dạng này thường rất đơn giản và ngắn gọn, có 5 thông tin sau đây là đủ:

  • Vì sao sự kiện diễn ra ?
  • Ai nên tham gia sự kiện
  • Diễn giả
  • Nội dung chính
  • Thời gian địa điểm.

Các tìm kiếm liên quan đến landingpage

  • landing page free
  • landing page bình nguyễn
  • landing page builder
  • landing page novaon
  • landing page wordpress
  • landing page đăng nhập
  • landing page template
  • landing page mỹ phẩm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *